Tra cứu sức khỏe http://tracuusuckhoe.com Một trang web mới sử dụng WordPress Fri, 01 Jun 2018 04:04:40 +0000 vi hourly 1 Amoxicilin 250mg http://tracuusuckhoe.com/thuoc/amoxicilin-250mg/ Fri, 01 Jun 2018 04:04:04 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?post_type=thuoc&p=443 Amoxicilin 250mg

Amoxicilin 250mg

SĐK: VNB-0440-03

Dạng bào chế: Viên nang

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm

Thành phần: Amoxicilline

Hàm lượng: 250mg

DƯỢC LỰC HỌC:

Amoxicilline là thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc nhóm Aminopenicillin.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

  • Hấp thu: Quá trình hấp thu Amoxicilline không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Amoxicilline hấp thu nhanh, hoàn toàn qua đường tiêu hóa và có tính bền vững trong môi trường axit dịch vị.
  • Phân bố: Amoxicilline  khó phân bố vào dịch não tủy và mô não nhưng lại có khả năng phân bố nhanh vào hầu hết các dịch trong cơ thể và dễ dàng khuếch tán vào màng não bị viêm. Amoxicilline đạt nồng độ đỉnh trong máu khoảng 4 – 5 mcg/ml với liều uống 250mg khoảng 1 – 2 giờ sau khi uống.
  • Thải loại: Amoxicilline thải trừ nguyên dạng qua đường tiểu (khoảng 60 %) trong khoảng 6 – 8 giờ. Với người bị bệnh suy thận), Amoxicilline có thời gian bán thải trong khoảng 7 – 20 giờ. Ở người trưởng thành, thời gian bán thải của Amoxicilline khoảng 1 giờ và kéo dài hơn so với trẻ em và người già.

TÁC DỤNG:

  • Có tác dụng diệt khuẩn, chống trực khuẩn gram âm, có khả năng ức chế  được sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn.
  • Amoxicilline có hoạt tính với phần lớn các vi khuẩn gram dương và gram âm như: E.coli, N.gonorrheae, Diplococcus pneumoniae, liên cầu và tụ cầu không tạo penicilliase, H.influenzae.

CHỈ ĐỊNH:

Dùng điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vị tkhuẩn nhạy cảm với thuốc tại một số vị trí như:

  • Đường hô hấp: Viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, viêm phế quản mãn tính.
  • Đường niệu dục: Viêm thận, nhiễm khuẩn khoa sản, sảy thai, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm nội tâm mạc.
  • Đường tiêu hóa: Sốt thương hàn.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Người bệnh dị ứng hoặc quá mẫn với thành phần penicillin, bệnh nhân bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

TÁC DỤNG PHỤ:

Có thể xảy ra nổi mề đay, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, tăng bạch cầu ưa acid. Hiếm gặp trường hợp sốc phản vệ.

CÁCH DÙNG – LIỆU LƯỢNG:

  • Người lớn và trẻ em trên 40kg: dùng 750mg – 3g/ngày, chia làm nhiều lần uống.
  • Đối tượng dưới 40kg: dùng 20 – 50 mg/kg/ngày, uống chia thành nhiều lần.
]]>
Ampica 250mg http://tracuusuckhoe.com/thuoc/ampica-250mg/ Sat, 26 May 2018 02:09:09 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?post_type=thuoc&p=452 Ampicaps 250mg

Ampicaps 250mg

SĐK: VNB-4632-01

Dạng bào chế: Thuốc bột

Đóng gói: Hộp 30 gói x 3g; Hộp 250 gói (25túi x 10 gói x 3g) thuốc bột

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm

Thành phần: Ampicillin

Hàm lượng: 250mg

DƯỢC LỰC HỌC:

Ampicillin có phổ kháng khuẩn rộng, độc tính thấp, thuộc kháng sinh bán tổng hợp nhóm Penicilline type A.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

  • Hấp thu: Ampicillin hấp thụ nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Nồng độ Ampicillin đạt đỉnh trong huyết tương khi dùng liều 250 mg là khoảng sau 1 giờ đồng hồ.
  • Phân bố:  Với trường hợp viêm màng não mủ, thuốc có thể thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương để tác dụng vì hàng rào máu não đang bị viêm và thay đổi độ thấm. Ampicillin không khuếch tán được qua hàng rào máu não nhưng lại có khả năng phân bố lớn qua nhau thai và tuần hoàn của thai nhi thông qua nước ối
  • Thải loại: Ampicillin thải loại chủ yếu qua ống thận (khoảng 80%) và ống mật.

TÁC DỤNG:

Tác dụng vào quá trình nhân bội của vi khuẩn, làm ức chế sự tổng hợp mucopeptid của màng tế bào vi khuẩn.

Một số phổ kháng khuẩn Ampicillin có hoạt tính:

  • Loài đề kháng: Enterobacter, Klebsiella, Proteus rettgeri, Pseudomonas, Chlamudia, Mycoplasma, Acinetobacter…
  • Loài nhạy cảm: Streptococcus A, Streptococcus mitis, Leptospira, Fusobacterium, Escherichia coli, Bordetrlla, Shigella, Proteus mirabilis…

CHỈ ĐỊNH:

Dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm ở tai, mũi, họng, hô hấp, dạy dày, sinh dục, ruột và sản khoa, trường hợp viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc, lậu, nhiễm trùng huyết, sốt thương hàn.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Dị ứng hoặc quá mẫn với nhóm penicillin

TÁC DỤNG PHỤ:

Rối loạn tiêu hóa, phù Quincke, mệ đay, hiếm gặp sốc phản vệ. Ngưng sử dụng thuốc khi bệnh nhân có biểu hiện tăng bạch cầu ưa acid có hiện tượng nổi ban đỏ.

CÁCH DÙNG – LIỀU LƯỢNG:

  • Người lớn và trẻ trên 10 tuổi: dùng 500mg/lần, ngày uống 2 – 3lần, cách 6 giờ.
  • Trẻ dưới 10 tuổi: 50 -100mg/kg/ngày, uống chia làm nhiều lần. Uống trước bữa ăn 30 phút.
]]>
Ampicilin 500mg http://tracuusuckhoe.com/thuoc/ampicilin-500mg/ Fri, 25 May 2018 07:41:08 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?post_type=thuoc&p=447 Ampicilin-500mg

Ampicilin 500mg

SĐK: VNB-0609-03

Dạng bào chế: Viên nang

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm

Thành phần: Ampicillin

Hàm lượng: 500mg

DƯỢC LỰC HỌC:

Ampicillin có độc tính thấp, phổ kháng khuẩn rộng. Là dạng kháng sinh bán tổng hợp nhóm Penicilline type A.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

  • Hấp thu: Ampicillin hấp thụ nhanh và gần như hoàn toàn  qua đường tiêu hóa. Nồng độ Ampicillin đạt đỉnh trong huyết tương khi dùng liều 500 mg là khoảng sau 2 giờ đồng hồ.
  • Phân bố: Ampicillin không khuếch tán được qua hàng rào máu não. Tuy nhiên, thuốc có khả năng phân bố lớn qua nhau thai và tuần hoàn của thai nhi thông qua nước ối. Với trường hợp viêm màng não mủ, thuốc có thể thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương với tốc chậm để tác dụng vì hàng rào máu não đang bị viêm và thay đổi độ thấm.
  • Thải loại: Ampicillin thải loại chủ yếu qua ống thận và ống mật với tốc độ nhanh.

TÁC DỤNG:

Tác dụng vào quá trình nhân bội của vi khuẩn, làm ức chế sự tổng hợp mucopeptid của màng tế bào vi khuẩn.

Một số phổ kháng khuẩn Ampicillin có hoạt tính:

  • Loài nhạy cảm: Streptococcus A, Streptococcus mitis, Leptospira, Fusobacterium, Escherichia coli, Bordetrlla, Shigella, Proteus mirabilis…
  • Loài đề kháng: Enterobacter, Klebsiella, Proteus rettgeri, Pseudomonas, Chlamudia, Mycoplasma, Acinetobacter…

CHỈ ĐỊNH:

Dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm ở tai, mũi, họng, hô hấp, dạy dày, sinh dục, ruột và sản khoa.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng và các bệnh nhân quá mẫn với nhóm penicillin và cephalosporine.

TÁC DỤNG PHỤ:

Rối loạn tiêu hóa, mệ đay, phù Quincke, hiếm gặp trường hợp tăng bạch cầu ưa acid và sốc phản vệ.

CÁCH DÙNG – LIỀU LƯỢNG:

  • Người lớn và trẻ trên 10 tuổi: dùng 500mg/lần, ngày uống 2 – 3lần, cách 6 giờ.
  • Trẻ dưới 10 tuổi: 50 -100mg/kg/ngày, uống chia làm nhiều lần. Uống trước bữa ăn 30 phút.
]]>
Ampicilin 1g http://tracuusuckhoe.com/thuoc/ampicilin-1g/ Fri, 25 May 2018 07:40:31 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?post_type=thuoc&p=448 Ampicilin 1g

Ampicilin 1g

SĐK: VNB-4804-02

Dạng bào chế: Thuốc bột tiêm

Đóng gói: Hộp 50 lọ x 1g thuốc bột tiêm

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm

Thành phần: Ampicillin

DƯỢC LỰC HỌC:

Ampicillin là dạng kháng sinh bán tổng hợp nhóm Penicilline type A và có độc tính thấp, phổ kháng khuẩn rộng.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

  • Hấp thu: Ampicillin hấp thụ nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Nồng độ Ampicillin đạt đỉnh trong huyết tương khi tiêm bắp liều 500 mg là khoảng sau 1 giờ.
  • Phân bố: Thuốc có khả năng phân bố lớn qua nhau thai và tuần hoàn của thai nhi thông qua nước ối. Ampicillin không khuếch tán được qua hàng rào máu não. Với trường hợp viêm màng não mủ, thuốc có thể thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương để tác dụng vì hàng rào máu não đang bị viêm và thay đổi độ thấm.
  • Thải loại: Ampicillin thải loại chủ yếu qua ống thận và ống mật.

TÁC DỤNG:

Trong lâm sàng thường dùng ở các trường hợp sau:

  • Viêm màng não do trực khuẩn Gram âm.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Viêm đường dẫn mật.
  • Thương hàn.
  •  Viêm phế quản mãn tính đợt cấp tính.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

  • Không dùng với bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với Ampicilline.
  • Nhiễm virus nhóm Herpes nhất là bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.

TÁC DỤNG PHỤ:

  • Nổi mề đay, tăng bạch cầu, phù Quinck, hiếm khi gặp sốc phản vệ.
  • Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
  • Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. Phục hồi sau khi dùng thuốc
  • Viêm thận kẽ cấp tính.
  • Mẩn đỏ ngoài da dạng nốt sần do nguyên nhân dị ứng hay không.
  • Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.

CÁCH DÙNG – LIỀU LƯỢNG:

Dùng 2 – 3 ml nước cất hòa với bột để tiêm.

Với người lớn: 

  • Tiêm bắp: Mỗi lần 0,5 – 1 gam. Tiêm 2 – 4 lần/24 giờ.
  • Tiêm tĩnh mạch: Mỗi lần hoà tan 1 – 2 gam trong 100 ml dịch truyền.
  • Truyền tĩnh mạch trong 1 giờ. Truyền 3 – 4 lần/ngày.

Với Trẻ em: Tuỳ theo trọng lượng cơ thể, từ 50 – 100 mg/kg/ngày.

]]>
Amoxicilin 500mg http://tracuusuckhoe.com/thuoc/amoxicilin-500mg/ Fri, 25 May 2018 07:39:36 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?post_type=thuoc&p=444 Amoxicilin 500mg

Amoxicilin 500mg

SĐK: VNB-0266-02

Dạng bào chế: Viên nang

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm

Thành phần: Amoxicilline

Hàm lượng: 500mg

DƯỢC LỰC HỌC:

Amoxicilline thuộc kháng sinh nhóm Aminopenicillin, có phổ kháng khuẩn rộng.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

  • Hấp thu: Amoxicilline hấp thu nhanh, hoàn toàn qua đường tiêu hóa và có tính bền vững trong môi trường axit dịch vị. Vì  vậy, quá trình hấp thu Amoxicilline không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
  • Phân bố: Amoxicilline có khả năng phân bố nhanh vào hầu hết các dịch trong cơ thể và dễ dàng khuếch tán vào màng não bị viêm. Amoxicilline  khó phân bố vào dịch não tủy và mô não.
  • Amoxicilline đạt nồng độ đỉnh trong máu khoảng  8 – 10 mcg/ml với liều uống 500mg khoảng 1 – 2 giờ sau khi uống.
  • Thải loại: Amoxicilline thải trừ nguyên dạng qua đường tiểu khoảng 60 % trong khoảng 6 – 8 giờ. Với người bị bệnh thận (suy thận), Amoxicilline bán thải trong khoảng 7 – 20 giờ. Ở người trưởng thành, thời gian bán thải của Amoxicilline khoảng 1 giờ và kéo dài hơn so với trẻ em và người già.

TÁC DỤNG:

  • Có tác dụng diệt khuẩn, chống trực khuẩn gram âm, vì khả năng ức chế  được sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn.
  • Amoxicilline có hoạt tính với phần lớn các vi khuẩn gram dương và gram âm như: Diplococcus pneumoniae, E.coli, N.gonorrheae, H.influenzae, liên cầu và tụ cầu không tạo penicilliase.

CHỈ ĐỊNH:

Dùng điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vị tkhuẩn nhạy cảm với thuốc tại một số vị trí như:

  • Đường hô hấp: Viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, viêm phế quản mãn tính.
  • Đường tiêu hóa: Sốt thương hàn
  • Đường niệu dục: Viêm thận, nhiễm khuẩn khoa sản, sảy thai, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm nội tâm mạc.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Người bệnh dị ứng hoặc quá mẫn với thành phần penicillin, bệnh nhân bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

TÁC DỤNG PHỤ:

Có thể xảy ra buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thởm tăng bạch cầu ưa acid. Hiếm gặp trường hợp sốc phản vệ.

CÁCH DÙNG – LIỆU LƯỢNG:

  • Người lớn và trẻ em trên 40kg: dùng 750mg – 3g/ngày, chia làm nhiều lần uống.
  • Đối tượng dưới 40kg: dùng 20 – 50 mg/kg/ngày, uống chia thành nhiều lần.
]]>
Albendazol 400mg http://tracuusuckhoe.com/thuoc/albendazol-400mg-2/ Thu, 24 May 2018 08:14:26 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?post_type=thuoc&p=427 Albendazole-400mg-vien-qua-nui

 Albendazol 400mg

SĐK:  VNA-3710-00

Dạng bào chế: Viên quả núi

Đóng gói: Hộp 1 lọ x 1 viên quả núi

Nhóm thuốc: Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm.

Thành phần: Albendazole

Hàm lượng: 400mg

DƯỢC LỰC HỌC:

Albendazole có tác dụng diệt trứng, ấu trùng và cả giun trưởng thành. Với khả năng ức chế hấp thụ glucose, Albendazole làm giun mất năng lượng và chết trong ruột. Sau đó, xác giun bị nhu động ruột đẩy ra bên ngoài theo đường đại tiện.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

Hấp thu: Albendazole hấp thu hoàn toàn qua đường uống, sinh khả dụng thấp 20 %. Cơ thể tăng khả năng hấp thu Albendazole khi có chất béo.

Đào thải: Thuốc được đào thải chủ yếu qua phân (90 – 95%), một lượng nhỏ thải loại qua nước tiểu.

TÁC DỤNG:

  •  Albendazole bản thân là một dẫn xuất benzimidazol carbamat nên có khả năng tác động hoạt tính rộng trên các loại giun đường ruột như: giun đũa, giun móc, giun kim, giun tóc, giun xoắn, giun lươn và các loại sán dây và ấu trùng sán ở mô, các thể ấu trùng, trứng ở cơ và da.
  • Albendazole khi chuyển hóa sang dạng  Albendazole sulfoxid vẫn có tác dụng và giữ vị trí quan trọng về tác dụng dược lí của thuốc.

CHỈ ĐỊNH:

Dùng cho người bệnh:

  • Nhiễm các loại giun đường ruột: giun đũa, giun móc, giun kim, giun tóc
  • Nhiễm sán dây và giun lươn.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

  • Phụ nữ mang thai (hoặc nghi ngờ có thai) và trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần Albendazole hoặc các thành phần khác của thuốc.
  • Bệnh nhân sơ gan và bệnh nhân có tiền sử nhiễm độc tủy xương.

TÁC DỤNG PHỤ:

Hiếm gặp nhức đầu, rối loạn tiêu hóa.

CÁCH DÙNG – LIỀU LƯỢNG:

  • Nhiễm giun đũa, giun móc, giun tóc: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: uống 400 mg (liều duy nhất).
  • Nhiễm giun kim: Người lớn: uống 400 mg/ngày, lặp lại liều thứ hai sau 7 ngày. Trẻ em trên 2 tuổi: uống liều 400 mg, lặp lại liều thứ hai sau 7 ngày.
  • Nhiễm giun lươn, sán dây: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: uống liều 400 mg một ngày. Uống 3 ngày liên tiếp
]]>
Amikacin 500mg http://tracuusuckhoe.com/thuoc/amikacin-500mg/ Wed, 23 May 2018 09:30:34 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?post_type=thuoc&p=434 images

Amikacin 500mg

SĐK: VNA-3589-05

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm

Đóng gói: Hộp 1 lọ x 2ml, hộp 10 lọ x 2ml dụng dịch tiêm

Nhóm thuốc: Thuốc kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm

Thành phần: Amikacin

Hàm lượng: 500mg

DƯỢC LỰC HỌC:

Amikacin là thuộc kháng sinh nhóm Aminoglycosid

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

  • Hấp thu: Amikacin được đưa vào bằng đường truyền (tiêm), hấp thu nhanh, nồng độ đỉnh đạt được sau khoảng 30 – 60 phút.
  • Phân bố: Thuốc phân bố tốt vào đường niệu, đường mật, tim, xương, phế quản, mô phổi, khoang màng phổi, bao hoạt dịch và các khoảng gian bào. Amikacin xuyên thấm kém hơn ở dịch não tủy nhưng tăng lên đáng kể khi màng não bị viêm.
  • Bài tiết: Thuốc bài tiết qua đường lọc cầu thận là chủ yếu, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận hoặc các bệnh về thận. Cần có theo dõi liên tục để xem phản ứng người bệnh với thuốc.

TÁC DỤNG:

  • Vi khuẩn Gram dương (+): Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy  Amikacin đều nhạy với các tụ cầu sinh và không sinh penicillinase bao gồm cả dòng kháng methicillin in vitro. Một số loại vi khuẩn gram dương (+) ít nhạy với nhóm aminoglycoside: phế cầu, enterococci, liên cầu.
  • Vi khuẩn Gram âm (-): Các vi khuẩn Gram (-)  dưới đây mặc dù có tính đề kháng với nhóm aminoglycoside nhưng các in vitro lại khá nhạy cảm với Amikacin: Acinetobacter sp., Enterobacter sp., Klebsiella sp., Pseudomonas sp.,  Providencia sp., Citrobacter freundii, Serratia sp., Proteus sp. (indole âm tính và dương tính, Escherichia.

CHỈ ĐỊNH:

  • Điều trị trong những trường hợp biến chứng nặng và nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái đi tái lại do các vi khuẩn Gram âm và dương kể trên.
  • Amikacin có tác dụng hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, da và mô mền, xương, khớp và cả hệ thần kinh trung ương (gồm cả viêm màng não); điều trị nhiễm khuẩn huyết (cả nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh), nhiễm khuẩn do nhiễm trùng hậu phẫu và bỏng.
  • Chỉ định điều trị trong thời gian ngắn các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do các chủng nhạy cảm Gram sau đây gây ra:  Klebsiella sp., Escherichia coli, Citrobacter freundii,  Proteus sp., Pseudomonas sp., Enterobacter sp., Acinetobacter sp., Serratia sp,.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Bệnh nhân quá mẫn với Amikacin.

TƯƠNG TÁC THUỐC:

Amikacin có thể gây tổn thương tiền đình. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng với bệnh nhân suy thận. Nên giảm liểu dùng hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với người bị suy thận. Nên theo dõi định kì chức năng gan.

TÁC DỤNG PHỤ:

Độc trên thận, độc trên tai.

CÁCH DÙNG – LIỀU LƯỢNG:

  • Tiêm bắp: Người lớn và trẻ nhỏ có chức năng thận bình thường: tiêm 15mg/kg/ngày/ chia làm nhiều lần. mỗi lần cách khoảng 8 – 12 giờ. Tổng liều lượng trong một ngày ở người lớn không nên vượt quá 1,5g.
  • Tiêm tĩnh mạch: Liều dùng tương tự như tiêm bắp. Lưu ý tiêm tĩnh mạch nên tiêm chậm trong 2 -3 phút để có tác dụng tốt. Đối với truyền tĩnh mạch, cần truyền dung dịch trong khoảng 30 – 60 phút ở người lớn và 1 – 2 giờ đối với trẻ em.
]]>
Amikacin 250mg http://tracuusuckhoe.com/thuoc/amikacin-250mg/ Wed, 23 May 2018 04:14:12 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?post_type=thuoc&p=432 Amikacin 250mg

Amikacin 250mg

SĐK: VNA-3588-05

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm

Đóng gói: Hộp 1 lọ x 2ml, hộp 10 lọ x 2ml dụng dịch tiêm

Nhóm thuốc: Thuốc kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm

Thành phần: Amikacin

Hàm lượng: 250mg

DƯỢC LỰC HỌC:

Amikacin thuộc kháng sinh nhóm Aminoglycosid

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

  • Hấp thu: Amikacin được đưa vào bằng đường truyền (tiêm), hấp thu nhanh, nồng độ đỉnh đạt được sau khoảng 30 – 60 phút.
  • Phân bố: Amikacin có khả năng phân bố tốt vào xương, đường niệu, đường mật, phế quản, mô phổi, khoang màng phổi, bao hoạt dịch, các khoảng gian bào và cả tim. Amikacin xuyên thấm kém vào dịch não tủy nhưng tăng lên đáng kể khi màng não bị viêm.
  • Bài tiết: Thuốc chủ yếu bài tiết qua đường lọc cầu thận, vì vậy cần cẩn trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận hoặc các bệnh về thận.

TÁC DỤNG:

  • Vi khuẩn Gram dương (+): Thực nghiệm cho thấy  Amikacin đều nhạy với các tụ cầu sinh và không sinh penicillinase bao gồm cả dòng kháng methicillin in vitro. Một số vi khuẩn gram dương (+) ít nhạy với nhóm aminoglycoside như: enterococci, liên cầu, phế cầu.
  • Vi khuẩn Gram âm (-): Các vi khuẩn Gram (-)  dưới đây mặc dù có tính đề kháng với nhóm aminoglycoside nhưng các in vitro của chúng nhạy cảm với Amikacin: Klebsiella sp., Pseudomonas sp., Proteus sp. (indole âm tính và dương tính, Escherichia,  Providencia sp., Acinetobacter sp., Enterobacter sp., Citrobacter freundii, Serratia sp,.

CHỈ ĐỊNH:

  • Amikacin có tác dụng hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, da và mô mền, xương, khớp và cả hệ thần kinh trung ương (gồm cả viêm màng não); điều trị nhiễm khuẩn huyết (cả nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh), nhiễm khuẩn do nhiễm trùng hậu phẫu và bỏng.
  • Điều trị trong những trường hợp biến chứng nặng và nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái đi tái lại do các vi khuẩn Gram âm và dương kể trên.
  • Chỉ định làm thuốc điều trị trong thời gian ngắn các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do các chủng nhạy cảm Gram sau đây gây ra: Citrobacter freundii, Serratia sp,. Klebsiella sp., Escherichia coli,  Proteus sp., Pseudomonas sp., Enterobacter sp., Acinetobacter sp.,

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Bệnh nhân quá mẫn với Amikacin.

TƯƠNG TÁC THUỐC:

Amikacin có thể gây tổn thương tiền đình. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng với bệnh nhân suy thận. Nên giảm liểu dùng hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với người bị suy thận. Nên theo dõi định kì chức năng gan.

TÁC DỤNG PHỤ:

Độc trên thận, độc trên tai.

CÁCH DÙNG – LIỀU LƯỢNG:

  • Tiêm bắp: Người lớn và trẻ nhỏ có chức năng thận bình thường: tiêm 15mg/kg/ngày/ chia làm nhiều lần. mỗi lần cách khoảng 8 – 12 giờ. Tổng liều lượng trong một ngày ở người lớn không nên vượt quá 1,5g.
  • Tiêm tĩnh mạch: Liều dùng tương tự như tiêm bắp. Tuy nhiên, tiêm tĩnh mạch nên tiêm chậm trong 2 -3 phút để có tác dụng tốt. Đối với truyền tĩnh mạch, nên truyền dung dịch trong khoảng 30 – 60 phút ở người lớn và 1 – 2 giờ đối với trẻ em.
]]>
Albendazol 400mg http://tracuusuckhoe.com/thuoc/albendazol-400mg/ Wed, 23 May 2018 03:56:54 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?post_type=thuoc&p=422 Albendazol 400mg

Albendazol 400mg

SĐK:  VNA-3396-00

Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 1 viên nén bao phim

Nhóm thuốc: Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm.

Thành phần: Albendazole

Hàm lượng: 400mg

DƯỢC LỰC HỌC:

Albendazole có tác dụng diệt trứng, ấu trùng và cả giun trưởng thành. Với khả năng ức chế hấp thụ glucose, Albendazole làm giun  mất năng lượng và chết. Xác giun bị nhu động ruột đẩy ra bên ngoài.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

Albendazole hấp thu hoàn toàn qua đường uống, sinh khả dụng thấp 20 %. Ăn chất béo trước khi uống thuốc giúp làm tăng hấp thu của thuốc.

Đào thải: Thuốc được đào thải chủ yếu qua phân (90 – 95%), một phần nhỏ thải loại qua nước tiểu.

TÁC DỤNG:

Bản thân là một dẫn xuất benzimidazol carbamat nên  Albendazole tác động hoạt tính rộng trên các loại giun đường ruột như: giun đũa, giun móc, giun kim, giun tóc, giun xoắn, giun lươn và các loại sán dây và ấu trùng sán ở mô, các thể ấu trùng, trứng ở cơ và da.

Albendazole khi chuyển hóa sang dạng  Albendazole sulfoxid vẫn còn tác dụng và giữ vị trí quan trọng về tác dụng dược lí của thuốc.

CHỈ ĐỊNH:

  • Bệnh nhân nhiễm các loại giun đường ruột: giun đũa, giun móc, giun kim, giun tóc
  • Nhiễm sán dây và giun lươn.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Không sử dụng thuốc cho:

  • Phụ nữ mang thai (hoặc nghi ngờ có thai) và trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Bệnh nhân sơ gan
  • Bệnh nhân có tiền sử nhiễm độc tủy xương
  • Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần Albendazole hoặc các thành phần khác của thuốc.

TÁC DỤNG PHỤ:

Hiếm gặp nhức đầu, rối loạn tiêu hóa.

CÁCH DÙNG – LIỀU LƯỢNG:

Trường hợp bị nhiễm giun đũa, giun móc, giun tóc:

  • Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: uống 400 mg (liều duy nhất).

Trường hợp nhiễm giun lươn, sán dây:

  • Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: uống liều 400 mg một ngày. Uống 3 ngày liên tiếp

Trường hợp nhiễm giun kim:

  • Người lớn: uống 400 mg/ngày, lặp lại liều thứ hai sau 7 ngày.
  • Trẻ em trên 2 tuổi: uống liều 400 mg, lặp lại liều thứ hai sau 7 ngày.

 

]]>
Acyclovir 200mg http://tracuusuckhoe.com/thuoc/acyclovir-200mg/ Tue, 22 May 2018 03:30:20 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?post_type=thuoc&p=417 acyclovir 200mg

Acyclovir 200mg

SĐK: VNB-0925-03

Dạng bào chế: Viên nén

Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nén

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm.

Thành phần: Acyclovir

Hàm lượng: 200mg

DƯỢC LỰC HỌC:

Acyclovir bản chất là một purine nucleoside tổng hợp , tác động ức chế in vitro và in vivo chống lại viruss gây bệnh herpes ở người.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

  • Với thuốc dạng viên nén, Acyclovir chỉ được hấp thụ một phần ở ruột. Nồng độ tối đa (Cmax) trong huyết tương với trạng thái ổn định ở liểu dùng 200mg đạt 3,1 micromole (0,7mcg/ml) và đạt nồng độ tối thiểu (Cmin) 1,8 micromole (0,4 mcg/ml) sau 4 giờ. Các nồng độ Cmax tương ứng với các liều 400mg và 800mg dùng sau 4 giờ là 5,3 micromole (1,2mcg/ml) và 8 micromole (1,8 mcg/ml). Nồng độ Cmin tương ứng là 2,7 micromole (0,6mcg/ml) và 4 micromole (0,9 mcg/ml)
  • Với thuốc dạng tiêm: ở người lớn,  thời gian bán hủy cuối cùng trong huyết tương của Acyclovir  là khoảng 2,9 giờ. Thuốc được đào thải phần lớn ở thận dưới dạng không đổi.
  • Ở trẻ em trên 1 tuổi, nồng độ tối đa và tối thiểu trong huyết tương của Acyclovir cũng được tìm thấy khi sử dụng liều 250mg/m2 thay thế liều 5mg/kg và liều 500mg/m2 được dùng thay thế cho liều 10mg/kg.
  • Ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi được điều trị với các liều 10mg/kg qua đường tiêm trong vòng 1 giờ mỗi  giờ, nồng độ tối đa trong huyết tương tìm được là 61,2 micromole (13,8 mcg/ml) và tối thiểu là 10,1 micromole (2,3 mcg/ml). Thời gian bán hủy cuối cùng là 3,9 giờ.
  • Ở người già, độ thanh thải của cơ thể giảm xuống theo mức độ tuổi tác.
  • Với bệnh nhân suy thận, thời gian bán hủy cuối cùng trong huyết tương là 19,5 giờ.
  • Tác động lên khả năng sinh sản: ở vitro chuột và chó có các tác động ngoài ý có phục hồi trên sự sinh tinh bào liên kết với độc tính toàn phần khi sử dụng thuốc quá liều. Còn ở loài người, chưa thấy ảnh hưởng nào của Acyclovir lên phụ nữ, đồng thời cũng chưa có tác dụng xác định nào lên số lượng, hình thái và sự vận động tinh trùng ở nam giới.
  • Gây quái thai: Acyclovir trong những xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp nhận không gây độc tính trên thai nhi. Thuốc không gây quái thai ở vitro thỏ, chuột nhắt và chuột lớn.

TÁC DỤNG:

  • Acyclovir có tác dụng chọn lọc trên tế bào nhiễm virus herpes.
  • Trên virus Herpes simplex type1 (HSV – 1) Acyclovir có tác dụng mạnh nhất và giảm dần ở virus Varicella zoster, virus Herpes simplex type2 (HSV – 2), có tác dụng yếu đối với Cytomegalovirus (CMV)
  • Acyclovir được dùng nhiều trong  điều trị viêm não thể nặng do virus HSV – 1, có khả năng làm giảm tử vong từ 70 % xuống còn 20 %. Ở thể viêm não – màng não nhẹ hơn do HSV – 2 gây ra Acyclovir cũng có thể điều trị tốt và phòng ngừa nhiều biến chứng.

CHỈ ĐỊNH:

Bệnh nhân nhiễm herpes simplex, suy giảm miễn dịch, dùng trong trường hơp phòng ngừa tái nhiễm Herpes sinh dục và các dạng nặng.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Bệnh nhân quá mẫn cảm với Acyclovir, phụ nữ mang thai và cho con bú, người mắc bệnh suy thận nặng hoặc vô niệu.

TÁC DỤNG PHỤ:

  • Có thể xảy ra mẩn ngứa, da nổi ban đỏ, buồn nôn , tiêu chảy, đau bụng và tình trạng sẽ chấm dứt sau khi ngừng thuốc.
  • Một số phản ứng thần kinh có phục hồi như: chóng mặt, buồn nôn, trình trạng ảo giác và buồn ngủ.
  • Lưu ý: Với dạng kem, không bôi vào mắt, miệng, âm đạo và thận trọng khi bôi tại vùng kín hoặc hậu môn.

CÁCH DÙNG – LIỀU LƯỢNG:

  • Người lớn bị nhiễm Herpes simplex: dùng 200 mg x 5 lần/ngày x 5 ngày.
  • Phòng ngừa tái nhiễm Herpes sinh dục & các dạng nặng 200 mg x 4 lần/ngày, hoặc 200 mg x 3 lần/ngày hoặc 200 mg x 2 lần/ngày.
  • Bị zona: 800 mg x 5 lần/ngày.
  • Suy giảm miễn dịch dạng nhẹ:  200 mg x 4 lần/ngày
  • Suy giảm miễn dịch nặng:  400 mg x 4 lần/ngày.
  • Phòng ngừa tái nhiễm Zona 400 mg x 4 lần/ngày.
  • Trẻ > 2 tuổi dùng liều người lớn, trẻ < 2 tuổi nửa liều người lớn.
  • Đối với bệnh nhân suy thận cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ.
]]>