Tra cứu sức khỏe http://tracuusuckhoe.com Một trang web mới sử dụng WordPress Fri, 01 Jun 2018 04:04:58 +0000 vi hourly 1 Betaphenin http://tracuusuckhoe.com/thuoc/betaphenin/ Thu, 26 Apr 2018 07:25:52 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?post_type=thuoc&p=314

betaphenin

Betaphenin

SĐK: VNA-4851-02

Dạng bào chế: Viên nén

Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 15 viên nén

Nhóm thuốc: Thuốc chống dị ứng và dùng trong những truờng hợp quá mẫn

Thành phần: Betamethasone, Dexchlorpheniramine maleate

DƯỢC LỰC HỌC:

  • Betamethasone là một dẫn xuất tổng hợp của prednisolone.
  • Betamethasone có tính kháng viêm mạnh, kháng dị ứng và chống viêm khớp, thường được dùng trong điều trị rối loạn có đáp ứng corticode.
  • Bản thân là một glucocorticode nên Betamethasone có tác dụng chuyển hóa sâu rộng và khác nhau, ngoài ra còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân kích thích.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

  • Hấp thu: Betamethasone dễ hấp thụ qua đường tiêu hóa hoặc bôi tại chỗ. Khi bôi lên da, có thể có một lượng đủ hấp thụ cho toàn thân (đặc biệt là bôi vào vết thương hở hoặc băng kín). Dạng Betamethasone tan trong nước được dùng để tiêm vào tĩnh mạch, dạng tan trong lipid được dùng tiêm vào cơ bắp.
  • Phân bố: Thuốc phân bố vào các mô cơ trong cơ thể. Trong quá trình tuần hoàn, Betamethasone liên kết rộng rãi với các protein huyết tương mà chủ yếu là globulin.
  • Chuyển hóa: Betamethasone chuyển hóa chậm, chủ yếu chuyển hóa ở gan, một phần nhỏ ở thận và bài xuất vào nước tiểu.
  • Thải loại: Thuốc được thải loại chủ yếu qua đường nước tiểu.

TÁC DỤNG:

Betamethasone có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và chống thấp khớp. Khi dùng Betamethasone ở liều cao có tác dụng ức chế miễn dịch.

CHỈ ĐỊNH:

Betaphenin chỉ định dùng cho một số bệnh như: nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, viêm lá lách do dị ứng, hen phế quản mãn, viêm kết mạc dị ứng, chàm, viêm da do tiếp xúc.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

  •  Nhiễm nấm toàn thân
  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Đề phòng với bệnh nhân loét đại tràng, loét dạ dày, suy thận, tăng huyết áp, viêm ruột thừa, loãng xương hoặc nhược cơ. Những người  lái xe hoặc vận hành máy móc.

TÁC DỤNG PHỤ:

  • Biếng ăn, có thể nhức đầu, khô miệng, suy yếu, lo âu, ợ chua, đa niệu, viêm da , vã mồ hôi, khó tiểu, song thị.
  • Ngầy ngật, chóng mặt, buồn nôn.

CÁCH DÙNG – LIỀU LƯỢNG:

  • Người lớn và trẻ trên 15 tuổi: 1 – 2 viên/ lần, 3 – 4 lần/ngày.
  • Trẻ  từ 8 – 14 tuổi: uống nửa viên hoặc 1 viên/ lần, 3 – 4 lần/ngày
  • Trẻ em từ 3 – 7 tuổi: ¼ viên đến ½ viên/lần, ngày uống 2 – 3 lần.
]]>