Tra cứu sức khỏe http://tracuusuckhoe.com Một trang web mới sử dụng WordPress Mon, 14 May 2018 01:58:52 +0000 vi hourly 1 Nguyên nhân, cách điều trị bệnh chàm http://tracuusuckhoe.com/nguyen-nhan-dieu-tri-benh-cham-392/ http://tracuusuckhoe.com/nguyen-nhan-dieu-tri-benh-cham-392/#respond Mon, 14 May 2018 01:57:45 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=392 Mùa hè là mùa thường xảy ra nhiều bệnh ngoài da như: nấm da, hắc lào, mẩn ngứa, viêm da… Và bệnh chàm (eczema) cũng là một trong những bệnh dễ xảy ra khi thời tiết nắng nóng, oi bức. Vậy nguyên nhân của bệnh chàm từ đâu và cách điều trị bệnh chàm nào là hiệu quả ?

trieu-chung-benh-cham-eczema

Hình ảnh bệnh chàm (Eczema)

Bệnh chàm (eczema)

Bệnh chàm là một bệnh viêm da chiếm tới 1/4 trong tổng số người mắc bệnh về da ở Việt Nam (số liệu theo thống kê của Bệnh viện da liễu Trung ương năm 2017). Những người mắc bệnh chàm rất khốn khổ vì đây là một căn bệnh dai dẳng, có tỉ lệ tái phát cao sau khi chữa khỏi. Bệnh để lâu ngày sẽ chuyển sang dạng mãn tính và rất khó điều trị. Ở mức độ nặng nhất, Eczema gây chàm hóa da, ngứa ngáy, gây ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mĩ, cuộc sống và hoạt động của người bệnh.

Nguyên nhân bệnh chàm từ đâu?

Mặc dù được liệt vào danh sách những bệnh da liễu dễ xảy ra, nhưng cho tới nay ngành Y học vẫn chưa có công bố chính thức về các nguyên nhân gây ra bệnh chàm. Tuy nhiên, gần đây có nhiều chuyên gia nhận định cơ địa và dị ứng nguyên là 2 yếu tố được nhận định có liên quan tới nguyên nhân bệnh chàm.

1.Yếu tố cơ địa

Yếu tố cơ địa tự phát là một nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm. Cơ địa tự phát là cơ thể người bệnh có thể có những thay đổi yếu tố bên trong hoặc do bản thân thừa hưởng các gen lặn từ bố mẹ có tiền sử bệnh chàm, hen xuyễn, do tính chất gia đình từ các đời trước đều có người bị mắc Eczema, hen xuyễn. Một số tác nhân kích thích làm cơ thể thay đổi bên trong như bị bệnh viêm xoang, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, xơ gan, các bệnh về thận…

2.Dị ứng nguyên

Các dị ứng nguyên cũng là yếu tố gây ra bệnh chàm mà đặc biệt là dạng chàm tiếp xúc.

  • Các vi khuẩn, vi sinh có cơ chế dị ứng: vi khuẩn, vi nấm, siêu vi
  • Các yếu tố vật lí như: các tổn thương như: cọ sát, gãi… do môi trường, ánh sáng, độ ẩm, không khí…
  • Một số hóa chất gây dị ứng: penicillin, streptomycin, sunfamid, chlorocit, thủy ngân, thuốc tê, lưu huỳnh…
  • Hóa chất độc hại ở môi trường làm việc như: thuốc nhuộm, phân hóa học, sơn xe, dầu mỡ, than đá,  xi măng, thuốc sau, axit, kiềm…
  • Thức ăn tanh, đồ hải sản: đặc biệt là tôn, cua, nhộng
  • Các loại quần áo, đồ dùng, giày dép cao su, phấn sáp, thuốc nhuộm tóc

Các dị ứng nguyên trên không chỉ dễ gây bệnh chàm ở người mà còn có thể làm tăng mức độ eczema ở người đang bị bệnh làm bệnh trầm trọng hơn. Các yếu tố trên ảnh hưởng đến từng đối tượng người bệnh

Cách điều trị bệnh chàm

Eczema là thể bệnh rất khó chữa dứt điểm, dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi nên khi bệnh đã trở nên nặng và thành mãn tính thì việc chữa trị rất khó khăn. Chưa kể tới việc có một số dạng của eczema hiện tại, phương pháp Tây y chưa có thuốc điều trị dứt điểm mà chỉ có các loại thuốc giúp kìm hãm sự phát triển của nó như: viêm da cơ địa, chàm đồng tiền.Tuy nhiên, trong những trường hợp khác nhau, tùy vào từng loại da, từng cơ địa của người bệnh khác nhau mà eczema có thể tái lại hoặc không tái lại.

Vì vậy khi nghi ngờ hoặc biết bị mắc bệnh chàm, người bệnh nên thăm khám da liễu để xác định đúng thể bệnh, từ đó có cách điều trị phù hợp đúng thuốc khi bệnh còn nhẹ để sớm đẩy lùi căn bệnh tai quái này.

Điều trị bệnh chàm bằng thuốc Tây y:

Thuốc Tây y khi dùng, người bệnh sẽ cảm nhận nhan về hiệu quả, tác dụng như giảm ngứa rõ rệt, cơ thể ngủ ngon, vết thương nhanh nặn. Tuy nhiên nhược điểm là bệnh khó điều trị dứt điểm tận gốc, rất dễ quay trở lại sau khi ngừng sử dụng thuốc. Một số trường hợp bệnh nhân có tình trạng tái phát và mức độ lan nhanh hơn so với ban đầu. Có thể sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống hoặc kết hợp cả 2 loại để điều trị bệnh.

Thuốc bôi: Tùy theo từng giai đoạn bệnh mà các có các loại thuốc bôi ngoài da phù hợp như:

  • Giai đoạn cấp tính: Tẩm liệu tại chỗ bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% Jarish, dùng một trong các loại dung dịch màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết như: Nitrat bạc 0,25% -2%, Eosin, Milian,
  • Giai đoạn bán cấp tính: Dùng dạng kem bôi Corticoide, kem kháng sinh, hồ Brocq…
  • Giai đoạn mãn tính: dùng các dạng mỡ bôi corticoide, hắc ín, ichtyol, mỡ salycylic.

Thuốc uống: Khi bệnh chuyển sang dạng mãn tính, lây lan khắp cơ thể thì cần dùng thuốc uống để kìm hãm, ngăn chặn sự bội nhiễm của chúng. Một số dạng thuốc uống có thể dùng như:

nguyen-nhan-cach-dieu-tri-benh-cham-eczema-1

Điều trị bệnh chàm bằng thuốc tây y

  • Kháng histamin: allerry, chlopheniramin, peritol, dimedrol, trexyl, , astelong, hismanal, histalong.
  • Thuốc an thần: diazepam, seduxen.
  • Bổ sung vitamin C, B2, B6, D, A

Điều trị bệnh chàm bằng thuốc Đông y:

Ngoài phương pháp Tây y, người bệnh có thể lựa chọn giải pháp dùng thuốc Đông y để điều trị bệnh. So với phương pháp Tây y, thuốc Đông y tuy có hiệu quả chậm nhưng nếu người bệnh có thể trạng phù hợp hoặc bênh chớm nhẹ thì vẫn có hi vọng điều trị khỏi.

Để điều trị bệnh chàm bằng thuốc Đông y, bạn nên có sự thăm khám trực tiếp của thầy thuốc để được cắt thuốc uống và thuốc bôi phù hợp.

Một số cách phòng ngừa và làm giảm nhẹ bệnh chàm

  • Dùng băng ẩm để che và bảo vệ vùng da bị bệnh;
  • uống thuốc kháng histamin để giảm ngứa và khó chịu;
  • Điều trị bằng một số loại kem hoặc thuốc mỡ trên da (theo chỉ định của bác sĩ da liễu)
  • Dùng cortisone (thuốc mỡ, tiêm hoặc uống thuốc) điều trị các đợt bùng phát nghiêm trọng. (Lưu ý trước khi dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa).
  • Áp dụng liệu pháp tia cực tím cho triệu chứng ngứa trầm trọng;

Xem thêm: Triệu chứng của bệnh chàm (Eczema).

]]>
http://tracuusuckhoe.com/nguyen-nhan-dieu-tri-benh-cham-392/feed/ 0
Bệnh chàm (Eczema) – Triệu chứng bệnh chàm http://tracuusuckhoe.com/benh-cham-eczema-trieu-chung-nguyen-nhan-390/ http://tracuusuckhoe.com/benh-cham-eczema-trieu-chung-nguyen-nhan-390/#respond Sat, 12 May 2018 02:14:07 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=390 Bệnh chàm (eczema) là một bệnh ngoài da khá phổ biến ở Việt Nam và cả trên thế giới. Bệnh tuy không gây hại nhiều tới sức khỏe nhưng lại là một căn bệnh dai dẳng, khó chữa, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lí, vẻ đẹp thẩm mĩ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cách nhận biết triệu chứng bệnh chàm (eczema) như thế nào?

nguyen-nhan-cach-dieu-tri-benh-cham-eczema

Bệnh chàm ở giai đoạn bội nhiễm

Bệnh chàm (eczema)

Bệnh chàm hay còn có tên y học là bệnh eczema, là một bệnh da phổ biến có thể gặp trên bất kì ai không phân biệt độ tuổi, giới tính. Khi nhắc tới “viêm da” và “chàm” làm người ta nhớ ngay tới bệnh viêm da hay gặp. Tuy nhiên, tất cả các loại bệnh chàm đều do viêm da nhưng không phải viêm da nào cũng là bệnh chàm.

Eczema có 7 dạng điển hình là: Viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, tổ đỉa, chàm đồng tiền (Chàm đồng xu), viêm da tiết chất nhờn, viêm da ứ đọng.

Biểu hiện, triệu chứng bệnh chàm

Dưới đây là 2 triểu chứng bệnh chàm điển hình luôn song song với nhau:

1.Thương tổn mụn nước trên da

Nổi mụn nước trên da là biểu hiện đầu tiên và dễ nhận biết nhất của bệnh chàm và nó thường biến chuyển nặng dần theo 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn thời gian kéo dài khác nhau từ một vài ngày cho tới một vài tuần:

Giai đoạn 1: đỏ tấy : có cảm giác nóng rát, ngứa, có thể phù đỏ hoặc mần đỏ cả một vùng da, thường là những vùng da nhạy cảm như: mi mắt, bao quy đầu. Trên bề mặt có những hạt nhỏ màu trắng nhìn giống như mụn nước li ti.

Giai đoạn 2: nổi mụn nước: Các hạt nhỏ màu trắng phát triển thành các mụn nước trên nền da đỏ và có chứa dịch màu trong. Kích cỡ nhỏ như đầu bút bi, đầu đinh ghim, những nốt to có thể bằng các bọng nước. Các mụn nước mọc dày sát nhau, tạo thành từng mảng dày đặc, chi chít.

Giai đoạn 3: giai đoạn bị bội nhiễm: Ở giai đoạn này, các mụn nước bị vỡ ra có thể do tác động người gãi, do hoạt động hoặc mụn căng mọng và tự vỡ. Khi này, các dịch nước vàng chảy ra, dính vào các vùng da bên cạnh, dính vào quần áo hoặc vào móng tay người bệnh đưa đến các vùng da lành nên có thể gây ra bội nhiễm nghiêm trọng.
Giai đoạn 4: da nhẵn: chất dịch vàng chảy ra và đọng lại trên bề mặt da tạo thành các lớp vảy dày. Theo thời gian, lớp vảy khô và bong chóc, lớp da mới có thể thành sẹo thâm hoặc sẹo trắng tùy vào cơ địa từng người. (giai đoạn này ngắn)

Giai đoạn 5: da liken hóa: lớp da mới tự rạn nứt, bong vảy thành các mảng dày hoặc mụn cám, hoặc da có thể dày lên, tăng các sắc tố đen (da liken hóa). Sau một thời gian dài lớp da này ko mọc lại mụn nước thì có thể gọi là ngưng tái phát (khỏi tạm thời), nếu tái lại trong thời gian ngắn chứng tỏ bệnh đang tái lại.

2. Ngứa

Mức độ ngứa của eczema là ngứa liên tục không kể ngày đêm và đi kèm theo suốt 5 giai đoạn phát triển của bệnh. Triệu chứng ngứa liên tục và dữ dội làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe và giấc ngủ của bệnh nhân.

Thường khi bị ngứa, bệnh nhân có xu hướng gãi liên tục và sẽ có cảm giác càng gãi càng thích. Tuy nhiên, đây lại là điều nên tránh tuyệt đối của các bệnh ngoài da. Vì khi gãi, histamin và các vi nấm gây bệnh sẽ theo móng tay di chuyển đến các vùng da lành và ủ bệnh. Điều này giải thích vì sao sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 3 – 6 tháng (lúc này da đang bình thường hoặc triệu chứng nhẹ ko đáng kể) thì bệnh bùng phát, da bị bội nhiễm nhanh và khó ngăn chặn.

3 hình thể lâm sàng của bệnh chàm.

trieu-chung-benh-cham-eczema-1

Lớp da chàm mãn tính bị liken hóa (da chàm hóa)

1.Theo tiến triển của bệnh:

  • Chàm cấp tính: bề mặt da đỏ, xưng phù nhẹ và chảy nhiều nước
  • Chàm bán cấp tính: Da đỏ nhẹ, ít phù nề và hết chảy nước
  • Chàm mãn tính: là do biến chứng của chàm cấp tính tái đi tái lại nhiều lần gây nên. Biểu hiện da đỏ và có chảy nước (không thường xuyên), da dày, bìu lên, các nếp nhăn sâu xuống gây ra tình trạng da liken hóa.
  • Chàm bội nhiễm: do các mụn nước vỡ và dịch vàng từ mụn lây lan sang vùng da lành bằng nhiều trung gian như: quần, áo, móng tay…
  • Chàm hóa: Vùng da bị xù xì, khô cứng, có màu thâm đen, vẫn có thể bị ngứa làm mất thẩm mĩ.

2.Theo tính chất của thương tổn:

  • Chảm đỏ: Bề mặt da sẫm đỏ, nổi mẩn hơn so với lớp da bình thường, có một vài mụn nước nhỏ li ti nổi ở trên, có dịch màu trong hoặc màu vàng.
  • Chàm có sẩn: Các sẩn tập trung thành từng đám lớn, đỏ và nổi cao hơn so với da thường.
  • Chàm bọng nước: khu trú (mụn nước) có đường kính hơn 1mm sẽ là chàm bọng nước, thường xuất hiện ở bàn chân, tay hoặc lòng bàn chân, tay.

3.Theo căn nguyên:

  • Chàm thể tạng: thường do yếu tố di truyền từ các đời trước trong gia đình đã bị mắc bệnh. Bệnh này chiếm khoảng 1% dân số người lớn và chiếm tới 2 – 3 % ở trẻ em.
  • Chàm tiếp xúc: thường gây ra bởi môi trường tiếp xúc, các chất dị ứng hoặc gây kích ứng với da, hoặc do tiếp xúc trực tiếp da lành với da bị bệnh. Biểu hiện là bị ngứa ở thượng bì và bì, khởi đầu là các mụn nước (khu trú). Chàm tiếp xúc chiếm 20% trong số các dạng chàm và hiện nay đang có nguy cơ tăng lên.
  • Chàm vi trùng: do các vi khuẩn, vi nấm, sang chấn từ bên ngoài gây nên như mụn nước vỡ, vết côn trùng cắn.
  • Chàm tổ đỉa: là dạng chàm mãn tính, dễ tái nhiều lần, biểu hiện có các mụn nước sâu, ngứa nổi nên tại lòng bàn tay, bàn chân. Chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh này.
  • Chàm da mỡ (chàm tiết bã): Thường gặp ở người da dầu nhiều, da nhờn tại một số bộ phận tiết nhiều bã nhờn như: da đầu da mặt, lưng, ngực, tay… Bệnh thường gặp ở nam giới và chiếm khoảng 2,5% dân số.

Xem thêm: Nguyên nhân, cách điều trị bệnh chàm

]]>
http://tracuusuckhoe.com/benh-cham-eczema-trieu-chung-nguyen-nhan-390/feed/ 0