Tra cứu sức khỏe http://tracuusuckhoe.com Một trang web mới sử dụng WordPress Thu, 07 Jun 2018 03:21:30 +0000 vi hourly 1 Cách chữa bệnh đau nửa đầu http://tracuusuckhoe.com/cach-chua-benh-dau-nua-dau-469/ http://tracuusuckhoe.com/cach-chua-benh-dau-nua-dau-469/#respond Thu, 31 May 2018 09:22:26 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=469 Đau nửa đầu là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: bệnh đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu não, bệnh teo não, giảm trí nhớ… Vì vậy việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để bảo vệ sức khỏe là điều rất cần thiết. Vậy cách chữa bệnh đau nửa đầu nào giúp điều trị bệnh hiệu quả?

Cach-chua-benh-dau-nua-dau

Cách chữa bệnh đau nửa đầu

Để kiểm soát và ngăn ngừa những cơn đau do chứng đau nửa đầu gây ra không phải là điều dễ dàng. Trên thực tế, mỗi người bệnh tùy vào mức độ mắc bệnh, mức độ đau và thể trạng khác nhau để lựa chọn cách điều trị khác nhau. Hãy cùng tham khảo một số cách chữa bệnh đau nửa đầu dưới đây nhé.

1.Cách chữa bệnh đau nửa đầu bằng phương pháp dân gian

  • Phương pháp châm cứu: Theo các trung tâm vật lí trị liệu, các huyệt đạo, dây thần kinh là các “nút thắt” của các bệnh đau nhức ở người. Vì vậy, việc châm cứu (hoặc có thể kết hợp với xung điện) tác động vào các “nút thắt” này chính là cách “mở nút thắt” đơn giản mà rất hiệu quả và không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là cần điều trị trong thời gian dài, hiệu quả không nhận thấy rõ rệt ngay tức khắc nên dễ gây tâm lí chán nản với người bệnh.
  • Phương pháp chườm đá lạnh: Đây là cách được nhiều người lựa chọn vì có tác dụng khá nhanh với hầu hết mọi cơn đau đớn bao gồm cả đau nửa đầu. Đây là phương pháp giảm đau tức thời và dễ thực hiện, tuy nhiên nó không mang lại hiệu quả lâu dài.
  • Phương pháp massage: Các động tác massage nhẹ nhàng tác động trực tiếp vào các vùng đau sẽ giúp làm giãn cơ, mạch máu lưu thông tốt hơn, hạn chế hệ thần kinh bị tê liệt, giúp hỗ trợ điều trị giảm đau nửa đầu.

2.Cách chữa bệnh đau nửa đầu bằng bài thuốc Đông y:

Bài thuốc 1: Đàm đã ông phương

Thành phần:

  • Xuyên ô, Cam thảo: Mỗi vị 15g
  • Bạch chỉ: 30g

Cách bào chế: Chia 3 vị thuốc thành 2 phần bằng nhau. Một phần để sống và 1 phần đem sao vàng, tán bột mịn, trộn đều với nhau. Sau đó chia thành 10 túi nhỏ bằng nhau.

Cách dùng: Pha thuốc đã bào chế với nước sắc lá trà và bạc hà để uống. Ngày uống 2 túi/ 2 lần/ ngày. Không uống quá 4 túi trong 1 ngày tránh dùng quá liều thuốc. Sau khi hết cơn đau vẫn duy trì uống thuốc tiếp trong 1 tuần để bệnh hạn chế tái phát. (Với phần thuốc sống còn lại làm tương tự sau khi đã dùng hết thuốc).

Bài thuốc 2: Huyết phủ trục ứ thang

Cach-chua-benh-dau-nua-dau-1

Đào nhân (hạnh nhân) có tác dụng điều trị bệnh đau nửa đầu

Thành phần:

  • Đào nhân: 12g
  • Ngưu tất: 10g
  • Hồng hoa, Sinh địa, Đương quy: mỗi vị 9g
  • Sài hồ, Cam thảo: 3g
  • Xích thược, Chỉ xác: mỗi vị 6g
  • Cát cánh, xuyên khung: mỗi vị 4,5g

Cách dùng: Trộn đều các vị và cho vào ấm sắc. Cho 3 bát con nước sắc còn 1 bát để uống. Ngày sắc uống 3 lần. 1 thang uống trong 1,5 – 2 ngày thì thay thuốc mới (thận trọng khi dùng cho phụ nữ có lượng kinh nguyệt nhiều). Lưu ý: khi đun sôi thì vặn lửa nhỏ liu diu để thuốc sắc có chất lượng tốt nhất.

Bài thuốc 3: Xuyên khung định thống ẩm

Thành phần:

  • Xuyên khung, bạch khấu bán hạ : mỗi vị 6
  • Cúc hoa, Câu đằng: mỗi vị 12g
  • Ích trí nhân, , Xích thược, xuyên ngưu tất: mỗi vị 10g

Cách dùng: tương tự với bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang . Lưu ý với người hư yếu xuyên khung không nên dùng liều cao.

Bài thuốc 4: Xuyên khung trà điều tán

Thành phần:

  • Lá bạc hà khô: 240g
  • Lá kinh giới khô (bỏ cành), xuyên khung: 120g
  • Phòng phong (bỏ cuống): 45g
  • Khương hoạt, Bạch chỉ, Cam thảo chích: mỗi vị 60g
  • Hương phụ (đã sao): 250g

Cách bào chế và cách dùng: Tất cả mang tán bột mịn, trộn đều vào đóng gói 6g/gói. Uống với nước trà sau bữa ăn, ngày uống 2 lần.

Bài thuốc 5: Thiên ma câu đằng ẩm

Cach-chua-benh-dau-nua-dau-2

Thiên ma là vị thuốc trị đau nửa đầu được dùng nhiều trong Đông y

Thành phần:

  • Thiên ma, Đỗ trọng, Hoàng cầm, Sơn chi, Tang ký sinh, Ích mẫu thảo, Chu phục linh, Dạ giao đằng: mỗi vị 9g
  • Câu đằng (cho vào sau), xuyên ngưu tất: mỗi vị 12g
  • Thạch quyết minh sống (sắc trước): 18g

Cách dùng: Dùng sắc như bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang. Mỗi ngày dùng một thang.

3.Cách chữa bệnh đau nửa đầu bằng bài thuốc Tây y:

Với cách điều trị bằng phương pháp Tây y, người bệnh cần được thăm khám bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị và uống thuốc chuẩn xác.

Lối sống và thói quen sinh hoạt tốt cho người bệnh đau nửa đầu

  • Sinh hoạt hàng ngày thoải mái, giờ giấc ăn, ngủ, nghỉ hợp lí. Tránh tuyệt đối việc căng thẳng đầu óc, áp lực công việc hoặc stress kéo dài tránh gây ảnh hưởng nặng nề não bộ và bệnh đau nửa đầu có cơ hội xuất hiện.
  • Các bữa ăn hợp lí, đồ ăn tránh thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ và chất béo trans – fast
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Yoga là lời khuyên tích cực và mang lại hiệu quả rất tốt cho người bệnh

Xem thêm: Triệu chứng và nguyên nhân bệnh đau nửa đầu

]]>
http://tracuusuckhoe.com/cach-chua-benh-dau-nua-dau-469/feed/ 0
Triệu chứng, nguyên nhân bệnh đau nửa đầu http://tracuusuckhoe.com/trieu-chung-nguyen-nhan-benh-dau-nua-dau-470/ http://tracuusuckhoe.com/trieu-chung-nguyen-nhan-benh-dau-nua-dau-470/#respond Thu, 31 May 2018 09:03:39 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=470 Đau nửa đầu là căn bệnh rất nguy hiểm có thể xảy đến với bất cứ ai đặc biệt là người trung tuổi và phụ nữ. Tổ chức Y tế thế giới (WTO) đã công bố liệt bệnh đau nửa đầu vào danh sách 20 căn bệnh nguy hiểm có năng gây tổn thương nặng nề nhất đối với người bệnh. Dưới đây là triệu chứng và nguyên nhân bệnh đau nửa đầu bạn cần biết giúp phát hiện cũng như phòng tránh bệnh kịp thời.

trieu-chung-nguyen-nhan-benh-dau-nua-dau

Triệu chứng bệnh đau nửa đầu có dễ nhận biết?

Bệnh đau nửa đầu là gì?

Bệnh đau nửa đầu (còn có tên y học là Migraine) được hiểu  là những cơn đau hình thành hình thành và tập trung ở một bên nửa đầu (có thể là nửa bên trái, nửa bên phải, nửa đằng sau) và có kèm theo những triệu chứng đau nhức, khó chịu khác diễn ra theo những chu kì lặp lại từ khoảng 3 – 72 tiếng. Mỗi chu kì, cơn đau có thể chia thành các đợt nhỏ kéo dài từ 15 – 60 phút/đợt sau đó thuyên giảm. Về lâu dài, bệnh có xu hướng phát triển thành mãn tính và rất khó điều trị dứt điểm.

Bệnh thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn. Các nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ nữ giới có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu cao gấp 3 lần so với nam giới.

Những triệu chứng bệnh đau nửa đầu

Khi người bệnh ở giai đoạn khởi phát cấp tính, bệnh còn nhẹ, diễn ra trong thời gian và chu kì ngắn rồi tự khỏi nên người bệnh thường chủ quan không để ý. Chỉ đến khi bệnh phát triển nặng hơn, các cơn đau dày và dồn dập hơn thì người bệnh mới cảm nhận sự khác thường. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh đau nửa đầu dễ nhận biết:

  • Một nửa đầu (có thể là nửa bên trái, phải hoặc nửa phía sau) bị đau dữ dội, các cơn đau nhức dồn dập, giật theo từng hơi thở, có thể đau sâu bên trong não và đau ngoài da khiến người bệnh không thể làm việc vì những cơn đau đớn.
  • Thị lực suy giảm đột ngột, không thể nhìn rõ những vật ở xa, trường hợp nặng có thể không nhìn rõ cả những vật trước mắt.
  • Có cảm giác choáng váng bất thường, nếu người bệnh đang đứng thì theo phản xạ có thể phải ngồi xụp xuống ghế hoặc cần tìm ngay một vị trí bám để tránh bị ngã.
  • Cảm giác hoa mắt, chóng mặt, ù tai xuất hiện. Mắt bị cảm giác chói, đau nặng nề khi vô tình nhìn vào ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc bóng đèn.
  • Tiếp theo là có cảm giác buồn nôn, trường hợp nặng có thể nôn ói do khó chịu. Cơ thể phản ứng nhạy cảm với tất cả các loại mùi: mùi nước hoa, mùi lạ, mùi văn phòng, mùi dầu gió, mùi đồ ăn… và những âm thanh hoặc tiếng nói to cũng có thể khiến người bệnh giật mình và tăng cảm giác đau đớn.
  • Cơ thể mệt mỏi không còn sức lực, mắt chỉ muốn nhắm nghiền và ở một nơi yên tĩnh không ai làm phiền để cơn đau đầu có thể dịu bớt.

Nguyên nhân bệnh đau nửa đầu là gì?

Serotonin là một hoạt chất dẫn truyền thần kinh của hệ thần kinh trung ương. Serotonin nắm giữ nhiệm vụ duy trì và ổn định cảm xúc, tinh thần của con người có nghĩa là mọi tính cách, cảm nhận, giấc ngủ, sự co giãn mạch máu, tiếu hóa, cả nhu cầu hành vi tình dục đều chịu sự ảnh hưởng của hoạt chất này.

Nhưng khi nồng độ Serotonin trong máu đột ngột tăng cao đồng thời bị phân hủy ồ ạt trong máu sẽ làm các thành mạch phải giãn nở bất ngờ, làm tác động trực tiếp vào các thụ thể đau ở trong và ngoài sọ, sinh ra cảm giác đau nửa đầu.

Vì vậy, những yếu tố tác động làm thay đổi nồng độ Serotonin trong máu chính là những nguyên nhân gây ra chứng bệnh đau nửa đầu. Có 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân gây đau nửa đầu thứ phát và nguyên nhân gây đau nửa đầu nguyên phát.

Nhóm nguyên nhân gây đau nửa đầu thứ phát

Đau nửa đầu thứ phát được hiểu đơn giản là dấu hiệu thông báo cơ thể người bệnh có thể xảy ra những căn bệnh nguy hiểm. Từ triệu chứng đau nửa đầu, người bệnh đi khám và phát hiện điều trị bệnh kịp thời. Một số căn bệnh gây chứng đau nửa đầu thứ phát phải kể đến như: Viêm não, viêm màng não, lao màng não, u não, xuất huyết não, chấn thương sọ não, huyết khối tĩnh mạch não, dị dạng mạch máu não bẩm sinh, đột quỵ, gai đốt sống cổ, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm …

Nhóm nguyên nhân đau nửa đầu nguyên phát

Yếu tố tâm lí, các trạng thái cảm xúc.

trieu-chung-nguyen-nhan-benh-dau-nua-dau-1

Stress, yếu tố tâm lí là nguyên nhân chính gây nên Migraine

Sự suy nghĩ triền miên vào ban đêm, các cú sốc tinh thần, căng thẳng kéo dài, lo lắng, stress, áp lực công việc, sự mất ngủ, thiếu ngủ liên tục … là nguyên nhân đè nặng vào tâm lí và kích thích sản sinh Serotonin nhanh chóng gây nên các cơn đau. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng đau nửa đầu mà ai cũng dễ mắc phải.

Sự thay đổi hormone cơ thể.

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ. Thời kì mang thai, trước và sau chu kì kinh nguyệt, thời kì tiền mãn kinh, do phải sử dụng các thuốc làm thay đổi hormone cơ thể là các thời điểm thuận lợi cho chứng đau nửa đầu xuất hiện và phát tác.

Yếu tố môi trường.

Môi trường sống, môi trường làm việc, các yếu tố âm thanh, ánh sáng mạnh, sự thay đổi nhệt độ và áp suất, các mùi lạ… cũng là yếu tố tích cực làm khởi động hội chứng đau nửa đầu khởi phát và sau là đau nửa đầu mãn tính. Điều này cũng lí giải vì sao những người làm việc trong môi trường: các khu công nghiệp, các nhà máy, mỏ quặng, các salon tóc, cửa hàng sơn, quán bar, vũ trường… có khả năng mắc chứng đau nửa đầu cao.

Do thực phẩm, đồ ăn thức uống hàng ngày.

Các thực phẩm có chứa nhiều chất béo trans – fat, thức ăn chứa nhiều cholesteron, đồ uống có cồn như: bơ, pho mát, đồ thức ăn sẵn, đồ nước, đồ chiên xào quá nhiều dầu mỡ, xúc xích, chocolate, mì chính, rượu  bia và các “thực phẩm bẩn” … là các nguồn cơn khiến nồng độ Serotonin trong máu tăng cao làm chứng đau nửa đầu xuất hiện.

 Do uống một số loại thuốc có tác dụng phụ gây đau nửa đầu.

Thuốc chữa bệnh có tác dụng phụ là điều khó tránh khỏi. Nhưng khi người bệnh sử dụng thuốc có tác dụng phụ đau nửa đầu trong thời gian dài sẽ có nguy cơ gây gây bệnh đau nửa đầu cao hơn mức bình thường. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khí sử dụng thuốc.

Xem thêm: Cách chữa trị bệnh đau nửa đầu

]]>
http://tracuusuckhoe.com/trieu-chung-nguyen-nhan-benh-dau-nua-dau-470/feed/ 0