Tra cứu sức khỏe http://tracuusuckhoe.com Một trang web mới sử dụng WordPress Mon, 30 May 2022 03:48:36 +0000 vi hourly 1 Phụ nữ bị nội tiết tố kém nên ăn gì để cải thiện? http://tracuusuckhoe.com/noi-tiet-to-kem-nen-an-gi-1012/ http://tracuusuckhoe.com/noi-tiet-to-kem-nen-an-gi-1012/#respond Mon, 20 Apr 2020 02:00:57 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1012 Để khắc phục tình trạng nội tiết tố kém, chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng trước khi tìm đến các loại thuốc Tây Y nhiều tác dụng phụ, sao bạn không thử thay đổi chế độ ăn uống của mình?

Phụ nữ bị nội tiết tố kém nên ăn gì để cải thiện?

noi-tiet-to-kem-an-gi-de-cai-thien

Bơ là loại trái cây quen thuộc và nó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn bạn nghĩ.

Các chất dinh dưỡng có trong “siêu thực phẩm” này giúp kiểm soát nồng độ hormone estrogen và progesterone, hai hormone nữ có liên quan đến chu kì kinh nguyệt và nhiều hoạt động khác trong cơ thể. Giúp chu kì trở nên ổn định hơn, nồng độ hormone nữ cân bằng hơn. Ngoài ra, beta-sitosterol trong trái bơ gũng giúp cân bằng hormone cortisol, là một hormone gây căng thẳng.

Hạt lanh

Hạt lanh cũng mang lại nhiều lợi ích cho hormone của bạn. Đây là nguồn bổ sung đáng kể một loại phytoestrogen có tên là lignans. Lignans có cả tác dụng estrogen và kháng estrogen. Tức là nó sẽ giúp bổ sung nếu cơ thể bạn đang thiếu estrogen và đào thải đi nếu cơ thể bạn đang dư thừa.

Hạt lanh cũng là nguồn cung cấp tuyệt vời các loại axit béo omega-3, chất xơ và chất chống oxy hóa. Đây đều là những chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

noi-tiet-to-kem-an-hat-lanh

Hạt lanh cũng mang lại nhiều lợi ích cho hormone của bạn (Ảnh minh họa)

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh cũng có thể hoạt động để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bạn.

Loại rau họ cải này chứa các hợp chất phytoestogen có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa estrogen có lợi, loại bỏ estrogen xấu (xenoestrogen) ra khỏi cơ thể.

Ngoài súp lơ xanh, các loại rau họ cải khác cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự, như: cải bắp, cải xoăn, cải tí hon (cải brussel), cải chíp,…

Lựu

Theo một nghiên cứu từ Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, loại trái cây này chứa đầy chất các chống oxy hóa, nó giúp ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen dư thừa trong cơ thể.

Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy rằng, quả lựu có khả năng ngăn ngừa các loại ung thư vú đáp ứng với estrogen. Bởi trong lựu có một hợp chất tự nhiên, có khả năng ức chế enzyme trong cơ thể phụ nữ chuyển đổi estrone thành estradiol, một loại estrogen mạnh có thể đóng vai trò trong nguồn gốc của bệnh ung thư phụ thuộc hormone.

qua-luu-cai-thien-noi-tiet-to

Quả lựu chứa đầy chất các chống oxy hóa, nó giúp ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen dư thừa trong cơ thể (Ảnh minh họa)

Cá hồi

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ nên ăn các loại cá béo (như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá cam,…) ít nhất 2 lần mỗi tuần.

Các loại cá béo là nguồn cung cấp chất béo tốt omega-3 tuyệt vời. Loại chất béo này cho phép giao tiếp giữa các tế bào và nội tiết tố được cải thiện tốt hơn. Từ đó làm tăng hoạt động của các nội tiết tố trong cơ thể, bao gồm cả nội tiết tố nữ.

Ngoài ra, một khẩu phần khoảng 100 gram cá béo hai lần mỗi tuần còn giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh, hạn chế mắc các bệnh về tim mạch.

Rau màu xanh đậm

Các loại rau màu xanh đậm là những thực phẩm tuyệt vời giúp cải thiện tình trạng nội tiết tố kém. Bởi chúng chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, giúp cân bằng estrogen, ngăn ngừa viêm và giảm mức độ căng thẳng cho cơ thể.

Một số loại rau như cải xoăn, rau chân vịt, rau xanh collard cũng là nguồn bổ sung chất sắt rất tốt. Thiếu sắt có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, trí nhớ kém và làm các triệu chứng nội tiết tố kém trở nên tệ hơn.

Vì thế, hãy luôn luôn kết hợp rau xanh vào chế độ ăn hằng ngày của bạn.

noi-tiet-to-kem-an-rau

Các loại rau màu xanh đậm là những thực phẩm tuyệt vời giúp cải thiện tình trạng nội tiết tố kém (Ảnh minh họa)

Đậu nành

Chúng ta đều biết rằng, đậu nành có chứa isoflavones – một loại phytoestrogen có ảnh hưởng tích cực đến mức độ estrogen trong cơ thể, đặc biệt là trong thời kì mãn kinh. Ngoài ra, theo Mayo Clinic, đậu nành cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở một số người.

Củ nghệ

Giống như đậu nành, hoạt chất tumeric, curcumin có trong đậu nành có thể bắt chước hoạt động của estrogen. Giúp bổ sung nồng độ estrogen thiếu hụt.

Ngoài ra, curcumin trong củ nghệ còn được biết đến như một phương thuốc tuyệt vời để chống viêm. Một nghiên cứu năm 2009 thậm chí còn phát hiện ra rằng nghệ có khả năng giảm đau như ibuprofen ở những người bị viêm khớp.

noi-tiet-to-kem-nen-an-nghe

Hoạt chất tumeric, curcumin có trong đậu nành có thể bắt chước hoạt động của estrogen (Ảnh minh họa)

Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô rất giàu chất dinh dưỡng, ngon và dễ thưởng thức.

Chúng là một nguồn cung cấp dồi dào các phytoestrogen khác nhau, giúp cân bằng nồng độ nội tiết tố nữ trong cơ thể. Hơn nữa, trái cây sấy khô còn chứa đầy chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác rất tốt cho cơ thể.

Chà là, mận khô và quả mơ khô là một vài trong số những nguồn thực phẩm khô có hàm lượng phytoestrogen cao nhất.

Hạt vừng

Hạt vừng chứa nhiều chất xơ và là loại thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Chúng thường được thêm vào các món ăn để tăng hương vị. Đây cũng là loại thực phẩm khá giàu phytoestrogen và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, tiêu thụ 50 gram bột hạt mè mỗi ngày trong 5 tuần không chỉ làm tăng hoạt động của estrogen mà còn cải thiện cholesterol trong máu.

Tỏi

Tỏi không chỉ nổi tiếng vì các thuộc tính ẩm thực, mà còn nổi tiếng vi các đặc tính tốt cho sức khỏe. Tỏi rất giàu phytoestrogen và có thể giúp giảm mất xương liên quan đến thiếu hụt estrogen ở phụ nữ mãn kinh.

Phytoestrogen có nguy hiểm không?

Phytoestrogen là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong thực vật và thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Khi được nạp vào cơ thể, chúng có tác dụng giống estrogen nội sinh do cơ thể sản xuất. Trong hầu hết các trường hợp, tiêu thụ các loại thực phẩm giàu phytoestrogen không mang lại bất kỳ rủi ro sức khỏe tiềm ẩn nào.

Tuy nhiên điều quan trọng bạn cần nhớ là hãy ăn uống cân bằng giữa các nhóm thực phẩm với nhau. Đây là điều kiện tiên quyết để có một sức khỏe tốt.

Nguồn bài viết:

]]>
http://tracuusuckhoe.com/noi-tiet-to-kem-nen-an-gi-1012/feed/ 0
Cảnh báo: 14 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ http://tracuusuckhoe.com/dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-nu-1007/ http://tracuusuckhoe.com/dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-nu-1007/#respond Fri, 17 Apr 2020 02:00:36 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1007 Mất cân bằng nội tiết tố nữ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, đến sự trao đổi chất, sức khỏe tim mạch, sức khỏe xương, cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì thế, hãy chú ý tới 13 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ thường gặp dưới đây để phát hiện sớm và đi khám kịp thời.

14 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ

dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-to-nu

Chu kì kinh nguyệt rối loạn

Chu kì kinh của bạn cho bạn biết rất nhiều điều về sức khỏe của bản thân, bao gồm cả sức khỏe của hệ thống nội tiết và hormone. Bởi chu kì kinh kinh nguyệt của nữ giới được điều hòa bởi sự tương tác phức tạp của các hormone giới tính như, như: estrogen, progesterone, luteinizing,…

Nếu bạn có một chu kì kinh rối loạn, lúc dài lúc ngắn, lúc nặng lúc nhẹ, thậm chí là không hành kinh… thì khả năng lớn hệ thống nội tiết tố nữ của bạn đã bị mất cân bằng.

Rối loạn giấc ngủ

Estrogen cũng thúc đẩy một giấc ngủ chất lượng ở nữ giới. Nó điều chỉnh sản xuất serotonin và các chất hóa học thần kinh khác có lợi cho giấc ngủ, nhằm giúp: ngủ ngon hơn, ít thức giấc vào giữa đêm hơn, đi vào giấc ngủ dễ dàng,…

Vì thế, nếu bạn đang gặp các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, rất có thể hệ thống nội tiết tố nữ của bạn đang bị mất cân bằng.

chu-ki-kinh-roi-loan

Bếu bạn đang gặp các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, rất có thể hệ thống nội tiết tố nữ của bạn đang bị mất cân bằng (Ảnh minh họa)

Tinh thần suy sụp, chán nản

Như đã nói, estrogen giúp cơ thể sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp tăng cường tâm trạng, mang lại cảm giác hạnh phúc. Khi estrogen mất cân bằng, lượng serotonin cũng rối loạn theo và làm ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn, khiến bạn cảm thấy suy sụp, chán nản, không thể ngăn chặn cảm giác buồn bã ập tới. Theo thời gian, tình trạng này kéo dài còn có thể dẫn tới trầm cảm.

Ham muốn tình dục thấp

Có nhiều lý do khác nhau khiến bạn suy giảm ham muốn tình dục, và nội tiết tố kém là một trong số đó.

Estrogen, progesterone và testosterone là những hormone đã được chứng minh có mối quan hệ tích cực với sự gia tăng ham muốn tình dục ở nữ giới. Nó giúp âm đạo được mở rộng, tiết đủ dịch, tăng mức phấn khích của phái nữ với nam giới,…

Vậy nên, nếu bạn có ham muốn tình dục thấp, khó đạt cực khoái, đau đớn khi quan hệ,… thì rất có thể bạn đang bị mất cân bằng nội tiết tố nữ.

suy-giam-ham-muon-tinh-duc

Có nhiều lý do khác nhau khiến bạn suy giảm ham muốn tình dục, và nội tiết tố kém là một trong số đó (Ảnh minh họa)

Quan hệ vợ chồng đột nhiên trở nên đau đớn

Khi estrogen của bạn suy giảm, nó gây ra chứng khô âm đạo và làm thành âm đạo mỏng đi. Tất cả những điều này khiến việc quan hệ vợ chồng trở nên đau đớn, khó khăn, thậm chí giống như “cực hình”.

Nếu đột nhiên gặp hiện tượng này, bạn nên kiểm tra mức độ hormone của mình càng sớm càng tốt.

Mắt bị khô

Âm đạo không phải là bộ phận duy nhất có thể bị khô do thiếu estrogen. Estrogen cũng liên quan đến cả việc lượng nước mắt mà cơ thể bạn có thể tạo ra. Vì vậy, nếu bạn có mức estrogen thấp, bạn có thể thấy mắt mình cũng bị khô theo.

Bị rụng tóc

Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe mái tóc. Phụ nữ bị thiếu hụt estrogen dễ phải đối mặt với tình trạng tóc gãy rụng nhiều, tóc hư tổn khô xơ, dễ đứt gãy và tóc thiếu sức sống.

Xem thêm: Dầu gội giảm rụng tóc hiệu quả

Bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm

Bạn có thể đã nghe về các triệu chứng này ở thời kỳ mãn kinh. Nhưng thực tế, chúng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào, khi mà nội tiết tố của bạn rối loạn. Ngay cả khi bạn mới 30 tuổi.

Nóng bừng và đổ mồ hôi đêm xảy ra là do vùng dưới đồi bị rối loạn do nồng độ estrogen thấp. Vùng dưới đồi là phần não kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Khi bạn không có đủ estrogen, nó bị rối loạn và phát tín hiệu cho rằng cơ thể đang rất nóng. Bộ não nhận được tín hiệu này lập tức làm cơ thể đổ mồ hôi để tỏa nhiệt.

nong-bung

Nóng bừng và đổ mồ hôi đêm xảy ra là do vùng dưới đồi bị rối loạn do nồng độ estrogen thấp (Ảnh minh họa)

Bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều hơn bình thường

Một số phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn những người khác. Nguyên nhân có thể là do nội tiết tố nữ rối loạn. Khi nồng độ các hormone nữ mất cân bằng, nó gây ra những thay đổi tại đường tiết niệu và âm đạo, như: làm niêm mạc niệu đạo mỏng đi, âm đạo khô, teo,… Tất cả những điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây ra các bệnh đường tiết niệu tái đi đi tái lại.

Đau đầu thường xuyên

Những biến động trong hệ thống nội tiết tố nữ có liên quan tới các cơn đau đầu ở nữ giới. Estrogen và các nội tiết tố nữ khác có khả năng kiểm soát các hóa chất ảnh hưởng đến cảm giác đau trong não. Khi nồng độ hormone mất cân bằng, các hóa chất này cũng rối loạn theo và trở nên nhạy cảm hơn, dẫn tới các cơn đau đầu thường xuyên ở nữ giới.

Trí nhớ không tốt

Estrogen thấp được chứng minh là có liên quan đến bệnh Alzheimer và các chứng mất trí nhớ khác. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng phát hiện ra rằng, nếu bạn có nồng độ estrogen cao, bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ.

Khi nội tiết tố của phụ nữ hoạt động bình thường, nồng độ estrogen sẽ điều chỉnh nồng độ cortisol và các chất dẫn truyền thần kinh liên lạc khác trong não. Khi nội tiết tố mất cân bằng, nó không thể kiểm soát cortisol đúng cách nữa và gây ra các vấn đề về trí nhớ.

Vì thế, nếu thấy trí nhớ mình không tốt, thường xuyên quên các vấn đề nhỏ nhặt, không thể ghi nhớ những điều mới, suy nghĩ không rõ ràng… thì rất có thể nội tiết của bạn đang mất cân bằng.

tri-nho-kem

Nếu thấy trí nhớ mình không tốt thì rất có thể nội tiết của bạn đang mất cân bằng (Ảnh minh họa)

Xơ nang tuyến vú

Xơ nang tuyến vú hay còn gọi là u xơ nang tuyến vú, là tình trạng mô vú hình thành các nang xơ (bao chứa dịch) có dạng bướu phẳng, cứng và di động. Những nang xơ này khiến vú dày lên, căng và có thể đau khi chạm vào. Nang xơ có thể lan ra khắp vú, ở một khu vực, hay xuất hiện một hoặc nhiều bướu.

Nguyên nhân của xơ nang tuyến vú là do mất cân bằng nội tiết tố nữ gây ra.

Bàn tay và bàn chân luôn lạnh

Khi bạn bị mất cân bằng nội tiết tố, lượng máu trong cơ thể sẽ lưu thông kém đi và chỉ ưu tiên cấp máu đến những cơ quan quan trọng. Kết quả của vấn đề này là tay và chân của bạn luôn lạnh. Đặc biệt là vào mùa đông, dù có đi tất thì tay và chân của bạn cũng vẫn rất lạnh.

Gặp khó khăn khi mang thai

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi mang thai thì rất có thể bạn đang bị mất cân bằng nội tiết tố nữ.

Nếu bạn không có đủ estrogen trong cơ thể để, niêm mạc tử cung có thể phát triển không đầy đủ, trứng không rụng, môi trường để thai nhi phát triển không tốt,… dẫn tới việc khó đậu thai. Ngoài ra, estrogen cũng chịu trách nhiệm một phần trong việc tạo ra trứng khỏe mạnh. Khi nồng độ estrogen bị biến động, chất lượng trứng có thể giảm và dẫn đến các vấn đề về sinh sản.

Bạn nên làm gì nếu gặp các triệu chứng này?

Nếu bạn gặp các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố, bạn nên lên kế hoạch để đi khám sớm nhất có thể. Bởi, mất cân bằng nội tiết có thể không gây nguy hiểm ngay lập tức, nhưng chắc chắn về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng đến cơ thể bạn ở nhiều mức độ khác nhau. Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán tình trạng của bạn, tìm ra nguyên nhân của vấn đề, từ đó đưa ra phác đồ điều trị đúng với bạn.

Lưu ý: Bạn tuyệt đối không nên tự mua các loại viên uống cân bằng nội tiết tố nữ về để sử dụng. Bởi đây là nhóm thuốc có độ phức tạp cao, việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra những tác hại khôn lường.

]]>
http://tracuusuckhoe.com/dau-hieu-mat-can-bang-noi-tiet-nu-1007/feed/ 0
Suy giảm nội tiết tố nữ estrogen – Không thể coi thường! http://tracuusuckhoe.com/suy-giam-noi-tiet-to-nu-1010/ http://tracuusuckhoe.com/suy-giam-noi-tiet-to-nu-1010/#respond Wed, 08 Apr 2020 02:00:53 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1010 Estrogen là một trong những hormone quan trọng nhất với người phụ nữ. Nếu hormone này suy giảm, một loạt các vấn đề về sức khỏe và sinh lý có thể xảy ra.

Tại sao mức độ estrogen của bạn quan trọng?

Estrogen là một tập hợp các hormone, gồm Estradiol, Estrone và Estriol. Trong đó, Estradiol được cơ thể sản sinh ra với số lượng nhiều nhất đồng thời cũng có tác dụng sinh học mạnh nhất.

Ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời, phụ nữ lại có nồng độ estrogen khác nhau. Thậm chí, mức estrogen còn có thể thay đổi trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, về cơ bản, mức estrogen bình thường ở một phụ nữ trưởng thành là từ 23 – 261 pg/mL hay 84 -1325 pmol/L

Ở nồng độ ổn định bình thường, estrogen có những vai trò lớn trong việc duy trì sức khỏe người phụ nữ:

  • Giúp hình thành nên các đặc điểm phái tính của nữ giới: ít lông; giọng nói cao, trong trẻo; mọc lông mu, lông nách; hông nở; eo nhỏ;…
  • Chịu trách nhiệm cho sự phát triển tình dục của các cô gái khi đến tuổi dậy thì;
  • Kiểm soát sự phát triển của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt và khi bắt đầu mang thai;
  • Giúp ngực phát triển đầy đủ để chuẩn bị cho quá trình sinh nở;
  • Bảo vệ hệ thống cơ xương, tim mạch;
  • Duy trì ham muốn tình dục;
  • Khiến làn da săn chắc, trắng hồng;
  • .v.v.

Khi estrogen suy giảm nồng độ, nó không thể duy trì đầy đủ các chức năng cần có. Vì thế, việc duy trì mức độ estrogen ổn định trong cơ thể là việc làm cực kì cần thiết.

suy-giam-estrogen

Khi estrogen suy giảm nồng độ, nó không thể duy trì đầy đủ các chức năng cần có (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng suy giảm estrogen

Các triệu chứng phổ biến khi suy giảm estrogen là:

Triệu chứng sinh lý:

  • Âm đạo khô
  • Suy giảm ham muốn
  • Quan hệ đau đớn
  • Khó đạt khoái cảm

Triệu chứng đau:

  • Đau ngực
  • Nhức đầu, đau nửa đầu
  • Đau các khớp
  • Đau rát miệng

Triệu chứng tâm thần:

  • Mệt mỏi
  • Suy giảm trí nhớ
  • Khó tập trung
  • Lo lắng, trầm cảm
  • Cáu gắt

Triệu chứng vận mạch:

  • Bốc hỏa
  • Đổ mồ hôi

Triệu chứng khác:

  • Rụng tóc, tóc dễ gãy (xem thêm: Rụng tóc nhiều là bị bệnh gì?)
  • Móng tay giòn hơn
  • Da khô sạm, tàn nhang, đồi mồi, xuất hiện nếp nhăn
  • Tiểu són
  • Đầy hơi
  • Dị ứng
  • Xương dễ gãy hơn hoặc loãng xương
  • Chu kì kinh nguyệt không đều
  • Huyết áp cao
  • Nhịp tim nhanh
suy-giam-noi-tiet-to-nu-co-nguy-hiem-khong

Nếu bị suy giảm nội tiết tố, phụ nữ có thể gặp phải một loạt các triệu chứng trên toàn hệ thống cơ thể, từ nhẹ tới nặng, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây suy giảm estrogen

Nguyên nhân không do bệnh lý

  • Tập thể dục quá mức (thường gặp ở những vận động viên chuyên nghiệp)
  • Gặp chứng rối loạn ăn uống
  • Phụ nữ trên 40 bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh

Nguyên nhân bệnh lý

  • Do các bệnh lý ở buồng trứng – tử cung, như: suy buồng trứng sớm, hội chứng buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng… (estrogen được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng. Vì vậy, bất cứ điều gì ảnh hưởng đến buồng trứng sẽ đều ảnh hưởng tới nồng độ estrogen)
  • Suy giảm hoạt động ở tuyến yên
  • Bị hội chứng tớc-nơ
  • Bị bệnh thận mãn tính
  • Gia đình có tiền sử về các bệnh nội tiết tố
  • Thực hiện các phẫu thuật ở tử cung – buồng trứng (như phẫu thuật cắt buồng trứng, cắt tử cung,…)
  • .v.v.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây suy giảm estrogen (Ảnh minh họa)

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây suy giảm estrogen (Ảnh minh họa)

Cách khắc phục tại nhà

Ăn các loại thực phẩm giàu phytoestrogen

Phytoestrogen hoạt động như một chất thay thế estrogen trong cơ thể và xuất hiện tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Tiêu biểu có thể kể tới là:

  • Các loại đậu: đậu nành, đậu Hà Lan, đậu pinto và đậu lima
  • Trái cây: quả nam việt quất, mận, quả mơ
  • Thảo mộc: oregano, cây xô thơm, cam thảo
  • Các loại ngũ cốc
  • Hạt lanh
  • Rau: bông cải xanh và súp lơ

Xem thêm:

Thể thao đều đặn

Tập thể dục quá mức có thể làm giảm nồng độ estrogen. Nhưng luyện tập vừa phải, phù hợp với sức khỏe bản thân sẽ làm tăng sức khỏe tổng thể, đồng thời giúp hệ thống nội tiết hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, nó còn có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ và tăng tuổi thọ.

Vì thế, bạn nên lựa chọn cho mình một bộ môn phù hợp và luyện tập đều đặn. Nếu quá bận rộn, bạn có thể chỉ cần vận động khoảng 30 phút mỗi ngày.

tang-nong-do-estrogen

Luyện tập phù hợp làm tăng sức khỏe tổng thể, đồng thời giúp hệ thống nội tiết hoạt động tốt hơn (Ảnh minh họa)

Bỏ thuốc

Hút thuốc có thể có tác động tiêu cực đến hệ thống nội tiết, hạn chế khả năng sản xuất estrogen của cơ thể. Đặc biệt, với phụ nữ, hút thuốc còn làm tăng nguy cơ vô sinh và gây mãn kinh sớm.

Giảm tiêu thụ đường

Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm mất cân bằng hormone trong cơ thể. Vì thế, bạn nên giảm tiêu thụ đường bằng cách:

  • Hạn chế ăn các loại đồ ngọt;
  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt;
  • Không uống nhiều các loại nước ngọt, nước có ga.

Uống cà phê

Theo một số nghiên cứu, phụ nữ uống 2 tách cà phê (200 mg caffeine) mỗi ngày có mức estrogen cao hơn so với phụ nữ không uống. Nhưng bạn cũng nên biết rằng, mặc dù caffeine có thể làm tăng nồng độ estrogen, nhưng nó không làm tăng khả năng sinh sản. Và nếu bạn đang cố gắng tăng estrogen để rụng trứng, cà phê sẽ không giúp ích cho vấn đề này.

Lưu ý: Bạn nên uống cà phê và các loại đồ uống chứa caffein trong chừng mực. Bạn không nên tiêu thụ hơn 400mg caffeine mỗi ngày.

tang-estrogen-tu-nhien

Phụ nữ uống 2 tách cà phê (200 mg caffeine) mỗi ngày có mức estrogen cao hơn so với phụ nữ không uống (Ảnh minh họa)

Uống trà

Một số loại trà thảo dược được chứng minh có thể làm tăng nồng độ estrogen hoặc giúp làm giảm các triệu chứng suy giảm estrogen. Đó là:

  • Trà đen và xanh. Hai loại trà này có chứa phytoestrogen.
  • Trà dong-quai (Angelica sinensis). Được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, loại thảo dược này có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Không sử dụng loại trà này nếu bạn đang uống thuốc làm loãng máu, như warfarin.
  • Cỏ ba lá đỏ. Chứa isoflavone, có thể giúp giảm các triệu chứng mãn kinh hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt.

Sử dụng TPCN

Để tăng cường estrogen một cách tự nhiên. Bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh.

Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh là sản phẩm được phát triển từ đề tài nghiên cứu về Sâm Tố nữ của PGS.TS.Nguyễn Thượng Dong – nguyên viện trưởng Viện Dược liệu. Sản phẩm có chứa phytoestrogen từ củ Sâm tố nữ, chiết xuất theo quy trình chiết xuất của Viện hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, tối ưu hàm lượng hoạt chất của của Sâm tố nữ cao nhất và tinh túy nhất.

Phytoestrogen trong củ Sâm Tố Nữ được chứng minh là giúp bổ sung nội tiết tố nữ an toàn và hiệu quả gấp 10.000 lần so với mầm đậu nành. Hơn thế nữa, các thành phần trong Sâm Nhung Tố Nữ đều được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chuẩn sạch theo tiêu chuẩn GACP của Tổ chức Y tế Thế giới.

Để tìm hiểu về sản phẩm, bạn có thể xem: TẠI ĐÂY

mk-sam-to-nu-box-555x370

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu các biện pháp tự nhiên không giúp làm giảm các triệu chứng estrogen thấp, bạn nên đến bác sĩ.  Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh và thảo luận với bạn về các phương pháp điều trị tốt hơn.

Kết luận

Estrogen là hormone giới tính quan trọng với phụ nữ. Khi estrogen suy giảm, nó có thể gây ra một loạt

Thực phẩm chức năng, vitamin và khoáng chất, và bổ sung thảo dược là những cách tự nhiên để tăng cường estrogen trong cơ thể.

Nếu các phương pháp tự nhiên không đủ để tăng mức estrogen của bạn, hãy đến bác sĩ để thảo luận về các lựa chọn điều trị khác, chẳng hạn như liệu pháp thay thế hormone.

Nguồn bài viết:

]]>
http://tracuusuckhoe.com/suy-giam-noi-tiet-to-nu-1010/feed/ 0
Tìm hiểu về 7 loại nội tiết tố nữ chính http://tracuusuckhoe.com/cac-loai-noi-tiet-to-nu-991/ http://tracuusuckhoe.com/cac-loai-noi-tiet-to-nu-991/#respond Thu, 26 Mar 2020 02:00:12 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=991 Nữ giới có 7 loại nội tiết tố chính liên quan chặt chẽ đến việc sinh sản, dậy thì, chu kì kinh nguyệt, mang thai và nhiều hơn thế nữa. Trong bài viết này chúng ta cùng thảo luận về các loại hormone giới tính nữ này và vai trò của chúng trong cơ thể.

Nội tiết tố nữ là gì?

noi-tiet-to-nu-la-gi1

Nội tiết tố hay hormone là các chất hóa học trong cơ thể, chúng được giải phóng vào máu sau khi sản xuất và di chuyển đến các mô hoặc cơ quan để giúp các bộ phận này thực hiện đúng chức năng. Có nhiều loại hormone khác nhau, mỗi loại lại ảnh hưởng đến một tiến trình trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Tăng trưởng và phát triển;
  • Trao đổi chất;
  • Chức năng tình dục;
  • Sinh sản;
  • Điều hòa tâm trạng;
  • .v.v.

Nội tiết tố nữ hay hormone nữ, hormone nội tiết nữ, hormone giới tính nữ,… là những nội tiết tố được sản xuất chủ yếu hoặc chỉ sản xuất ở nữ giới. Các hormone giới tính nữ này thúc đẩy sự phát triển, sinh sản, sinh lý và có những ảnh hưởng lớn đến suốt cuộc đời người phụ nữ.

7 loại nội tiết tố nữ cơ bản

Trong cơ thể nữ giới có rất nhiều loại hormone nội tiết, chúng cùng nhau hoạt động một cách nhịp nhàng và cân bằng để cơ thể phát triển đúng hướng. Dưới đây là 7 loại hormone nữ tiêu biểu và quan trọng:

Estrogen

nhung-dieu-can-biet-ve-noi-tiet-to-nu-02

Estrogen là nội tiết tố nữ quen thuộc nhất. Đây là tên gọi chung của một nhóm các nội tiết tố khác nhau, gồm:

  • Estradiol (E2) hoạt động ở tuổi dậy thì và trong những năm sinh sản;
  • Estriol (E3) được sản xuất trong thai kỳ;
  • Estrone (E1) là estrogen sau mãn kinh.

Ở phụ nữ, estrogen được sản xuất chủ yếu bởi buồng trứng, một số ít ở tuyến thượng thận và tế bào mỡ. Estrogen tham gia vào rất nhiều quá trình phát triển, sinh lý, sắc đẹp của người phụ nữ, tiêu biểu là:

  • Tác dụng lên cơ quan sinh dục nữ, giúp cơ thể nữ giới trưởng thành về mặt tình dục: làm niêm mạc tử cung dày lên trước khi rụng trứng; gây ra những biến đổi có chu kì của cổ tử cung, của âm đạo; tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào tử cung; giúp nhau thai phát triển;…
  • Tác dụng lên tuyến vú: làm các ống dẫn tuyến vú phát triển giúp vú to lên trong giai đoạn dậy thì; làm quầng vú sậm màu hơn;…
  • Tác dụng lên phái tính thứ phát của người phụ nữ: tạo hình dáng người phụ nữ: vai nhỏ, hông to, mỡ đóng ở vú và mông; thanh quản giữ nguyên kích thước để giọng nói trong trẻo; tóc phát triển nhưng cơ thể ít lông;…
  • Các tác dụng khác: duy trì ham muốn tình dục; bảo vệ sức khỏe xương, tim mạch; duy trì vẻ đẹp làn da;…

☛ Tìm hiểu thêm: Nội tiết tố Estrogen có vai trò gì với sức khỏe phụ nữ

Progesterone

noi-tiet-to-nu-progesterone

Progesterone là một loại hormone buồng trứng khác .

Estrogen và progesterone là hai hormone quyết định chu kỳ kinh nguyệt. Trong khi estrogen chuẩn bị cho đầu chu kỳ kinh, thì progesterone đạt đỉnh vào nửa sau của chu kỳ. Nó làm dày niêm mạc tử cung trong trường hợp trứng được thụ tinh để chuẩn bị cho trứng về làm tổ. Sau khi trứng đã làm tổ, progesterone giúp hình thành nhau thai, cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu trứng không về làm tổ, mức progesterone sẽ giảm xuống để chuẩn bị cho chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Testosterone

Testosterone là một hormone nam giới những nó cũng được sản xuất ở nữ giới. Ở nữ giới, testosterone đóng góp vào việc điều chỉnh ham muốn tình dục.

Nếu quá nhiều testosterone trong cơ thể, phụ nữ có thể bị hội chứng chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Phụ nữ mắc PCOS thường gặp khó khăn trong việc thụ thai và khiến họ phát triển các đặc điểm nam tính, như: giọng nói trầm, tóc thưa hoặc rụng, mụn trứng cá,…

Chorionic Gonadotropin (HcG)

noi-tiet-to-nu-hcg

Chỉ có phụ nữ mang thai mới có hormone HcG. Hormone này được sản xuất bởi các mô sẽ trở thành nhau thai. Khi phụ nữ mang thai, mức sẽ HcG tăng dần cho đến tuần thứ 8 tới 10 của thai kì, sau đó giảm dần.

Chức năng của hormone HcG là:

  • Thúc đẩy sản xuất progesterone hoàng thể;
  • Hình thành mạch máu của tử cung;
  • Giúp tử cung phát triển sao cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi;
  • Thúc đẩy tăng trưởng và khác biệt của các cơ quan ở thai nhi;
  • Tăng trưởng và phát triển dây rốn;
  • Các thụ thể hCG ở đồi thị não, vùng dưới đồi và thân não có thể gây buồn nôn và nôn khi mang thai;
  • .v.v.

Hormone kích thích nang trứng (FSH)

Ở phụ nữ, FSH chịu trách nhiệm cho việc rụng trứng hàng tháng. Đây là một trong những hormone cần thiết cho sự phát triển của tuổi dậy thì và điều khiển chức năng buồng trứng ở phụ nữ.

Vào đầu chu kỳ kinh nguyệt, tuyến yên tiết ra FSH để kích thích các nang trứng, giúp trứng phát triển và chuẩn bị cho quá trình phóng thích.

Phụ nữ nếu thiếu hormone kích thích nang trứng sẽ dẫn đến sự phát triển không hoàn chỉnh ở tuổi dậy thì và chức năng buồng trứng kém (suy buồng trứng). Còn nếu thừa FSH, có thể dẫn tới hội chứng quá kích buồng trứng.

Những phụ nữ có lượng hormone luteinizing cao có thể bị vô sinh, bởi vì hormone ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh sản.

Hormone luteinizing (LH)

noi-tiet-to-nu-LH

Hormone luteinizing cũng được sản xuất bởi tuyến yên. Hormone này giúp kích hoạt sự rụng trứng hay chính là phóng thích trứng đã trưởng thành. Nếu thụ tinh xảy ra, hormone luteinizing sẽ kích thích hoàng thể, sản sinh progesterone để duy trì thai kỳ.

Dehydroepiandrosterone Sulfate (DHEA)

Hormone DHEA được sản xuất bởi tuyến thượng thận, tuyến sinh dục và não. Đây là một trong những steroid phổ biến nhất ở người.

DHEA có rất nhiều vai trò với phụ nữ, có thể kể tới là:

  • Đây là một estrogen yếu nhưng cũng có thể được chuyển hóa thành estrogen mạnh (estradiol) trong một số mô như âm đạo;
  • Qua quá trình trao đổi chất, nó biến đổi thành androstenedione rồi tiếp tục chuyển thành testosterone, từ đó giúp tăng cường khả năng tình dục và giảm triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ;
  • Bảo vệ tế bào thần kinh khỏi độc tố và ngăn ngừa tế bào chết sau khi bị thương như đột quỵ;
  • Điều chỉnh tâm trạng;
  • Tác động tích cực lên khả năng ghi nhớ, tập trung;
  • .v.v.

Dấu hiệu mất cân bằng hormone nữ

Các triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết tố phụ thuộc vào tuyến và nội tiết tố bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các dấu hiệu phổ biến thường thấy là:

  • Tăng cân hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Đổ mồ hôi nhiều không phải do hoạt động;
  • Khó ngủ;
  • Nhạy cảm với nóng và lạnh;
  • Da khô ráp, sạm màu, đồi mồi, tàn nhang;
  • Huyết áp không ổn định;
  • Thay đổi nhịp tim;
  • Xương giòn, yếu, dễ gãy;
  • Hay cáu kỉnh hoặc lo lắng, buồn rầu;
  • Mệt mỏi kéo dài dù đã ngủ đủ giấc;
  • Đau đầu;
  • Suy giảm ham muốn tình dục;
  • Tóc thưa, mỏng, dễ gãy rụng;
  • Khô âm đạo;
  • Giọng nói trầm;
  • Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm;
  • Chu kì kinh không đều;
  • Vô kinh hoặc kinh thưa;
  • .v.v.

Nên làm gì?

Nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết tố có thể là do bạn đang ở những giai đoạn tự nhiên của cuộc đời, như: dậy thì, mang thai, sinh con, tiền mãn kinh, mãn kinh. Nhưng cũng có thể do các điều kiện y tế như: bị hội chứng PCOS, bị suy buồng trứng sớm, phơi nhiễm môi trường độc hại, nhiễm xenoestrogen,…

Vì thế, nếu gặp các triệu chứng trên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị sớm, đúng.

☛ Tìm hiểu thêm: Rối loạn nội tiết ở nữ giới: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Kết luận

Có rất nhiều nội tiết tố nữ khác nhau, mỗi loại lại có những vai trò riêng song tất cả đều hiệp đồng với nhau để nhằm duy trì sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý cho nữ giới. Vì thế, nếu gặp bất kì triệu chứng rối loạn nội tiết tố nào, chị em nên quan tâm và đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

]]>
http://tracuusuckhoe.com/cac-loai-noi-tiet-to-nu-991/feed/ 0
Nội tiết tố Estrogen có vai trò gì với sức khỏe phụ nữ http://tracuusuckhoe.com/noi-tiet-to-nu-estrogen-963/ http://tracuusuckhoe.com/noi-tiet-to-nu-estrogen-963/#respond Wed, 18 Mar 2020 02:00:38 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=963 Bạn có biết, trong suốt cuộc đời một người phụ nữ, estrogen đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển sinh lý, sắc đẹp và sức khỏe của riêng phái đẹp. Vậy hormone này là gì, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Estrogen là gì?

estrogen-co-phai-cu-thieu

Estrogen là một nhóm các hormone khác nhau, gồm:

  • Estradiol: Còn được gọi là E2, nó xuất hiện ở phụ nữ giữa tuổi dậy thì và thời kỳ mãn kinh.
  • Estrone: Còn được gọi là E1. Trong những năm phụ nữ thuộc độ tuổi sinh nở, nó có nồng độ cao thứ hai sau E2. Khi phụ nữ mãn kinh, nồng độ hormone này sẽ giảm dần.
  • Estriol: Còn được gọi là E3. Là estrogen khi mang thai, nó được sản xuất để hỗ trợ nhau thai và sự phát triển của thai nhi.

Trong 3 dạng này, E2 được cơ thể sản sinh ra với số lượng nhiều nhất đồng thời cũng có tác dụng sinh học mạnh nhất. Tác dụng của E2 cao gấp 12 lần so với estron và cao gấp 80 lần so với estriol. Do đó estradiol là thành phần chính tạo nên tác dụng của estrogen. Estriol có tác dụng sinh học yếu nhất., nó là dạng chuyển hoá của estradiol và estrone.

Estrogen được tạo ra hầu hết ở buồng trứng, một lượng nhỏ ở tuyến thượng thận và tế bào mỡ. Phụ nữ thường có hàm lượng nồng độ Estrogen dao động trong khoảng 50 pg/ml – 400 pg/ml.

Ngoài việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, estrogen còn ảnh hưởng đến đường sinh sản, đường tiết niệu, tim và mạch máu, xương, vú, da, tóc, màng nhầy, cơ xương chậu và não. Các đặc điểm tình dục thứ cấp, chẳng hạn như lông mu và lông nách. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của estrogen với phái nữ ở phần tiếp theo.

Vai trò của nội tiết tố nữ estrogen

Dưới đây là những vai trò chính của estrogen đối với sức khỏe phái nữ.

Tác dụng lên cơ quan sinh dục nữ

Estrogen giúp các thành phần của cơ quan sinh dục nữ phát triển, gồm:

  • Làm tăng lượng máu tới tử cung, giúp tử cung phát triển bình thường và hoạt động tốt;
  • Làm nội mạc tử cung dày lên, các tuyến trong nội mạc tăng trưởng và phát triển;
  • Tạo ra những biến đổi có chu kì của cổ tử cung, âm đạo, từ đó hình thành nên chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ;
  • Tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng tồn tại, di chuyển và xâm nhập được vào tử cung. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ tinh và mang thai;
  • Hỗ trợ sự phát triển của nang trứng và làm tăng nhu động của vòi trứng để dễ dàng đón lấy trứng đã thụ tinh và đưa vào trong tử cung.
estrogen-la-gi

Estrogen giúp các thành phần của cơ quan sinh dục nữ phát triển (Ảnh minh họa)

Tác dụng lên tuyến vú

Chức năng của tuyến vú cũng được điều hòa bởi hormone estrogen.

Bước tuổi dậy thì, nồng độ estrogen tăng sẽ kích thích sự phát triển của mô tuyến vú ở phụ nữ, đồng thời làm vú tăng kích thước thông qua sự tích tụ của mô mỡ. Estrogen cũng làm quầng vú sậm màu hơn trong giai đoạn này. Song song với đó, progesterone (một loại homrone khác) thì kích thích sự phát triển của hệ thống ống dẫn trong vú.

Khi mang thai, các hormone sẽ tăng cường sự phát triển hơn nữa của tuyến vú, kích thích sản xuất sữa trong mô tuyến và đẩy sữa ra khỏi tuyến.

Chính vì vai trò này mà estrogen còn được gọi là hormone tăng trưởng của tuyến vú.

Tác dụng lên phái tính thứ phát của người phụ nữ

Phái tính thứ phát của phụ nữ chính là những đặc điểm xuất hiện ở tuổi dậy thì của phái nữ. Estrogen tác dụng để tạo nên những phái tính này, có thể kể tới là:

  • Phát triển kích thước của tuyến vú.
  • Tạo nên hình dáng người phụ nữ: vai nhỏ, hông to, tăng tích mỡ ở ngực và mông.
  • Thanh quản vẫn giữ tỷ lệ như lúc chưa dậy thì, giọng nói tần số cao;
  • Tóc mọc nhanh, lông tay chân ít hơn nam giới;
  • Mọc lông mu, lông nách.
vai-tro-cua-estrogen-voi-nguc

Estrogen tác dụng để tạo nên những phái tính thứ phát ở phụ nữ (Ảnh minh họa)

Duy trì ham muốn và khả năng tình dục

Estrogen ảnh hưởng lớn đến ham muốn tình dục. Khi cơ thể có đủ nồng độ estrogen, âm đạo sẽ được bôi trơn và mở rộng, giúp phụ nữ dễ dàng đạt khoái cảm và duy trì ham muốn.

Do sự dao động của nội tiết tố, nữ giới thường ở đỉnh điểm của ham muốn tình dục ngay trước khi rụng trứng. Đây cũng là lúc mà nồng độ estrogen tăng cao.

Bảo vệ xương

Estrogen giúp cơ thể hình thành hệ thống xương và giúp xương chắc khỏe. Bởi estrogen kết hợp cùng với vitamin D, canxi và các kích thích tố khác để tạo nên chu trình phá vỡ – tái tạo xương một cách hiệu quả.

Bước vào tuổi mãn kinh khi nồng độ estrogen bắt đầu suy giảm, quá trình tái tạo xương sẽ chậm lại trong khi quá trình phá hủy vẫn diễn ra như trước, điều này khiến phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao bị mất mật độ xương và dẫn tới loãng xương, xương dễ gãy. Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao gấp 4 lần so với nam giới, theo Phòng khám Cleveland.

estrogen-lam-xuong-chac-khoe

Estrogen giúp cơ thể hình thành hệ thống xương và giúp xương chắc khỏe (Ảnh minh họa)

Ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần

Estrogen được cho là đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của phụ nữ.

Khi nồng độ estrogen giảm đột ngộ trong máu và thời gian kéo dài, tâm trạng của nữ giới bị ảnh hưởng đáng kể: dễ cáu gắt, hay giận dỗi, tâm trạng thay đổi thất thường, lúc buồn, lúc vui,.v.v. Thậm chí còn có thể dẫn tới trầm cảm.

Điều này được nhận thấy rõ rệt trong sau khi phụ nữ sinh con, gần mãn kinh và sau mãn kinh.

Duy trì vẻ đẹp làn da

Trong nhiều năm nghiên cứu, người ta đã nhận ra rằng estrogen rất quan trọng trong việc duy trì làn da của con người. Chúng cải thiện chất lượng collagen dưới da, tăng độ dày của da và cải thiện việc cung cấp máu cho da.

Số lượng thụ thể estrogen khác nhau ở mỗi phần da trên cơ thể. Mức độ thụ thể cao nhất được tìm thấy trên da mặt, da đùi và da vú.

Một số nhà nghiên cứu hy vọng họ có thể sử dụng thông tin này để tạo ra các loại thuốc trị nám an toàn. Cơ chế hoạt động của thuốc sẽ là kích hoạt phản ứng làm sạm da ở estrogen, mà không kích hoạt các thay đổi khác trong cơ thể.

estrogen-va-da

Estrogen rất quan trọng trong việc duy trì làn da của con người (Ảnh minh họa)

Bảo vệ tim mạch

Bình thường, estrogen giúp cho mạch máu của bạn khỏe mạnh, giảm viêm, kiểm soát mức cholesterol. Từ đó, giúp bảo vệ tim mạch.

Khi cơ thể thiếu hụt estrogen, nguy cơ mắc bệnh tim và xơ vữa động mạch sẽ tăng lên. Đặc biệt, trong thời kỳ mãn kinh, khi tác dụng bảo vệ của estrogen không còn nữa, phụ nữ sẽ rất dễ mắc bệnh tim. Trên thực tế, các biến chứng của bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ mãn kinh.

Nồng độ estrogen có mãi cân bằng không?

Câu trả lời là KHÔNG.

Nồng độ estrogen sẽ thay đổi trong suốt cuộc đời của chúng ta, nó có thể tăng lên hay giảm xuống, khiến các homrone khác thay đổi theo, dẫn tới một tình trạng gọi là rối loạn nội tiết tố nữ. Sự thay đổi này diễn ra từ lúc còn trẻ đến tận khi về già, nó có thể gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu từ bên trong đến bên ngoài, cùng với đó là nguy cơ của hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của phái đẹp.

Nguyên nhân gây thay đổi nội tiết tố nữ có thể là do:

  • Bước vào các giai đoạn tự nhiên của cuộc đời: tuổi dậy thì, mang thai, sinh con, mãn kinh.
  • Mắc một số bệnh làm ảnh hưởng tới hệ thống nội tiết: U buồng trứng, mắc các bệnh về gan, cắt tử cung,…
  • Hóa trị liệu
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học
  • Ngủ không đủ giấc
  • Nhiễm xenoestrogen
  • .v.v.
thay-doi-noi-tiet-to-nu-1

Các hormone trong cơ thể được giữ ở mức độ phù hợp và tác động qua lại lẫn nhau, chỉ cần một trong các hormone thay đổi sẽ làm mất trạng thái cân bằng hormone của cơ thể (Ảnh minh họa)

Nên làm gì để cân bằng Estrogen?

Tuổi dậy thì (9-18 tuổi) 

Giai đoạn này buồng trứng mới bắt đầu hoạt động nên chưa có sự ổn định, dẫn tới hormone thường xuyên rối loạn, với biểu hiện dễ thấy nhất là chu kì kinh nguyệt không đều, rong kinh, thưa kinh. Vì thế bạn nên biết rằng, gần như tất cả những bất thường với chu kì kinh ở giai đoạn này đều là bình thường.

Để nội tiết tố nữ cân bằng trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và khoa học. Một số gợi ý của chúng tôi là:

  • Ăn các loại thực phẩm lành mạnh, nhiều rau và trái cây tươi. Đảm bảo ăn cân bằng, đa dạng giữa các nhóm thức ăn;
  • Uống đủ nước mỗi ngày;
  • Tránh xa các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chiên đi chiên lại;
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên. Đây chính là một trong những phương pháp tuyệt vời giúp cân bằng các kích thích tố trong cơ thể.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, bởi căng thẳng mệt mỏi chính là “kẻ thù” khiến nội tiết tố rối loạn.

Các loại thuốc giúp cân bằng nội tiết tuổi dậy thì luôn có sẵn, nhưng bạn đừng lạm dụng các loại thuốc này, bởi chúng tiềm ẩn những tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Hơn thế nữa, để sử dụng thuốc, bạn cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ.

can-bang-estrogen

Giiai đoạn này, bạn nên bắt đầu xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và khoa học (Ảnh minh họa)

Tuổi trưởng thành (18 – 35 tuổi)

Giai đoạn này là giai đoạn có rất nhiều thay đổi trong cuộc đời một cô gái, đây là lúc bạn nhận ra các vấn đề mới với nội tiết tố hoặc tiếp nối những rối loạn của tuổi dậy thì.

Để giải quyết tình trạng rối loạn nội tiết trong giai đoạn này, bạn vẫn cần chú ý nhiều tới chế độ ăn uống cũng như lối sống giống giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hơn tới việc tiêu thụ caffeine hay rượu, bởi chúng có thể làm suy giảm các vi chất dinh dưỡng, khiến tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Lưu ý rằng, nếu bạn gặp phải những triệu chứng bất thường trong giai đoạn này (như rong kinh kéo dài, không có chu kì kinh nguyệt, có các triệu chứng tiền kinh nguyệt nặng, khó thụ thai…), kèm theo những ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể.

Mang thai 

Việc rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt estrogen, thiếu hụt progesterone khi mang thai là vấn đề rất bình thường. Nó gây ra một loạt những rắc rối như: sưng phù, tăng cân,…

Để hạn chế vấn đề này, chúng tôi đưa ra một số lời khuyên tham khảo như sau:

  • Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống trước khi thụ thai khoảng 3 tháng, tốt nhất là 1 năm trước đó;
  • Có kế hoạch bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ;
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress;
  • Khám sức khỏe đầy đủ để phát hiện sớm các vấn đề, trong đó có rối loạn nội tiết.

Lưu ý rằng, rối loạn nội tiết khi mang thai là vấn đề khó dự đoán bằng các triệu chứng thông thường, vì thế bạn tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Việc mang thai và sử dụng thuốc cân bằng nội tiết là việc hết sức nguy hiểm, nếu sử dụng sai, không đúng, hậu quả để rất khó lường, ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

can-bang-estrogen-khi-mang-thai

Việc rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt estrogen, thiếu hụt progesterone khi mang thai là vấn đề rất bình thường (Ảnh minh họa)

Sau khi sinh nở

Nhiều phụ nữ hiểu và chuẩn bị rất tốt trước những thay đổi của cơ thể sau sinh. Nhưng, nhiều phụ nữ lại không hiểu được những điều này.

Sau sinh, sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ có rất nhiều thay đổi, chẳng hạn như: mệt mỏi, trầm cảm, rụng tóc, mụn trứng cá, tăng cân, da xuất hiện tàn nhang, đồi mồi,… Bản chất của tất cả những vấn đề này chính là do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ trước, trong và sau sinh. Đây là những vấn đề hết sức bình thường. Các triệu chứng đa phần sẽ giảm dần sau khoảng 6-8 tuần, một số triệu chứng thì vẫn sẽ tồn tại cho đến khi trẻ được cai sữa.

Để giảm nhẹ triệu chứng rối loạn nội tiết trong giai đoạn này, bạn nên:

  • Thời kì cho con bú, chỉ nên điều trị bằng các phương pháp tự nhiên (như ăn uống hay thay đổi lối sống), nếu các triệu chứng ảnh hưởng quá nặng nề tới chất lượng cuộc sống, bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
  • Sau khi trẻ cai sữa, bạn đã có thể sử dụng một số sản phẩm tự nhiên giúp cân bằng nội tiết. Nếu các triệu chứng nặng và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, bạn nên đi khám để được tư vấn sử dụng thuốc.

Giai đoạn tiền mãn kinh (35-45 tuổi)

Đây là giai đoạn mà không người phụ nào có thể tránh khỏi.

Với nhiều phụ nữ, họ không cảm thấy các triệu chứng mãn kinh ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của họ. Họ vẫn khỏe mạnh, da không có nhiều thay đổi, tình dục và tinh thần vẫn tốt. Nhưng nhiều phụ nữ lại gặp những rắc rối lớn, họ suy giảm ham muốn, khô âm đạo, nếp nhăn xuất hiện trên da, tóc hay bị rụng, tóc khô cứng. Nguyên nhân của tất cả những vấn đề này chính là do sự dao động biến thiên, lên xuống thất thường của estrogen trong giai đoạn này.

Giai đoạn này rất khó để đo chính xác nồng độ nội tiết tố. Vì thế, ngoài việc phải chú ý chế độ ăn uống và tập luyện thể thao, bạn cũng nên chủ động tìm hiểu và sử dụng thêm một số phẩm giúp bổ sung, cân bằng nội tiết, chẳng hạn như Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh.

Sâm Nhung Tố Nữ là sản phẩm được cố vấn bởi PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong (nguyên viện trưởng Viện Dược liệu). Thay vì sử dụng isoflavone trong đậu nành, Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh dùng phytoestrogen chuẩn hóa chiết xuất từ củ Sâm Tố Nữ, giúp bổ sung nội tiết an toàn hơn và mạnh hơn isoflavone trong đậu nành gấp cả ngàn lần. Ngoài ra, đây còn là sản phẩm duy nhất có chứa thành phần chiết xuất Nữ Lang, giúp giải quyết tốt nhất tình trạng mất ngủ, lo lắng, bồn chồn ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

can-bang-estrogen-khi-man-kinh

Giai đoạn này ngoài việc phải chú ý chế độ ăn uống và tập luyện thể thao, bạn cũng nên chủ động tìm hiểu và sử dụng thêm một số phẩm giúp bổ sung, cân bằng nội tiết (Ảnh minh họa)

Giai đoạn mãn kinh, sau mãn kinh (45 tuổi ++)

Sau tiền mãn kinh thì mãn kinh là giai đoạn tương đối suôn sẻ, bởi bạn đã không còn rụng trứng nữa và hormone đã cân bằng trở lại.

Tuy nhiên, do nồng độ nội tiết đã suy giảm hơn rất nhiều so với thời còn trẻ, bạn sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh như: loãng xương, tim mạch, xơ vữa động mạch, trầm cảm,…

Vì thế, để nâng cao chất lượng cuộc sống ở giai đoạn này, bạn vẫn cần duy trì chế độ tập luyện và tìm hiểu về chế độ ăn uống phù hợp với lứa tuổi. Cùng với đó, bạn vẫn nên tiếp tục dùng thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là thời điểm bạn cần quan tâm hơn tới hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, bởi chúng có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi tác.

Kết luận

Estrogen là hormone có liên quan đến mọi khía cạnh của phụ nữ, từ sức khỏe cho tới sinh lý và sắc đẹp. Vì thế, hãy chủ động tìm hiểu và quan tâm tới cân bằng hormone trong mỗi giai đoạn cuộc đời, điều này sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

Nguồn bài viết: estrogen.vn

]]>
http://tracuusuckhoe.com/noi-tiet-to-nu-estrogen-963/feed/ 0