Nhiều cha mẹ lo lắng khi bé yêu uống sắt gặp phải tình trạng táo bón. Tại sao khi uống sắt trẻ lại bị táo bón? Cách cải thiện như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Mục lục
Tham khảo thêm : Nguyên nhân khiến trẻ thiếu sắt
Vì sao trẻ uống sắt bị táo bón?
Sắt được biết đến là vi chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Thiếu sắt khiến trẻ mệt mỏi, da xanh xao, ăn uống kém, kém tập trung, dễ ốm vặt… Có nhiều cách bổ sung sắt cho trẻ, một trong những cách được sử dụng khá phổ biến là cho trẻ uống sắt. Tuy nhiên, không ít mẹ than phiền trẻ uống sắt rất hay bị táo bón. Nguyên nhân gây ra táo bón do:
Cơ thể hấp thu sắt kém
Bình thường sắt vốn là khoáng chất khó hấp thu, khi cơ thể bé hấp thu sắt kém khiến lượng sắt dư thừa đẩy ra ngoài qua đường phân, nước tiểu. Điều này vô tình làm tăng nguy cơ mắc táo bón.
Lựa chọn sắt khó hấp thu
Mẹ lựa chọn các loại sắt khó hấp thu khiến bé dễ mắc táo bón. Thông thường, sắt vô cơ thường khó hấp thu hơn sắt hữu cơ. Dạng viên khó hấp thu hơn so với dạng nước. Vì vậy, để đảm bảo hấp thu tốt mẹ nên chọn sắt nước hữu cơ cho bé.
Cho trẻ uống sắt không đúng cách
Trẻ bị táo bón do uống sắt có thể bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ cho bé uống sắt không đúng cách như:
- Uống sai liều lượng: Bổ sung liều lượng sắt cao khiến dư thừa sắt, sắt lắng cặn lại hệ tiêu hóa gây táo bón.
- Uống không đúng thời điểm: Thông thường sắt khuyến cáo nên uống buổi sáng trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Nếu cho bé uống sắt vào buổi tối sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, sắt dư thừa bị đẩy ra ngoài qua hệ tiêu hóa dẫn tới táo bón.
- Uống sắt cùng lúc với nhóm kiêng kị: Cơ thể giảm hấp thu sắt khi dùng cùng lúc với canxi, thực phẩm giàu canxi, một số loại kháng sinh thuộc nhóm quinolon, đồ uống chứa cafein, nước ngọt có ga… Cơ thể không hấp thu tốt sắt, chúng tồn tại ở ruột gây táo bón.
- Không uống kèm vitamin C: vitamin C làm tăng hấp thu sắt, khi uống sắt không kèm vitamin C khiến cơ thể giảm hấp thu sắt gây táo bón.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bé
Khi uống ít nước cơ thể không hấp thu sắt hoàn toàn khiến trẻ đối mặt với tình trạng táo bón. Chế độ ăn ít chất xơ , trẻ ngồi nhiều, ít vận động cũng khiến hệ tiêu hóa làm việc ì ạch, nhu động ruột kém hơn các bé khác nên nguy cơ cao bị táo bón.
Tham khảo chi tiết: Bổ sung sắt cho trẻ 1- 2 tuổi
Cần làm gì khi bé uống sắt bị táo bón?
Nếu có biện pháp xử lý kịp thời, táo bón sẽ nhanh chóng cải thiện. Tuy nhiên, nếu mẹ để tình trạng này kéo dài vô tình gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con, con lười ăn, bụng chướng, sụt cân thậm chí bị trĩ, tắc ruột…
Sau đây là các biện pháp xử trí khi bé yêu gặp phải tình huống này:
Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng: Xây dựng chế độ ăn uống đủ các nhóm chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung chất xơ cho bé từ các loại củ quả, rau xanh… Bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày từ nước lọc, các loại nước ép trái cây, nước canh… nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Massage bụng nhẹ nhàng: Massage có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru, tăng cường nhu động ruột giúp bé đi tiêu một cách dễ dàng. Mẹ nên massage cho bé vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Lựa chọn loại sắt phù hợp: Để cải thiện táo bón do uống sắt, khâu lựa chọn loại sắt rất quan trọng. Mẹ nên chọn cho con loại sắt dễ hấp thu, hạn chế các tác dụng phụ thường gặp ở sắt như táo bón, nóng trong, tiêu chảy. Tốt nhất, nên chọn loại sắt nước hữu cơ giúp cơ thể hấp thu tốt mà ít gây tác dụng phụ.
Cho bé uống sắt đúng cách: Một trong những nguyên nhân khiến bé bị táo bón khi uống sắt là cho uống không đúng cách. Do đó, khi cho trẻ uống sắt cha mẹ cần đảm bảo cho uống đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định, uống đúng thời gian và thời điểm được tư vấn để hạn chế các tác dụng phụ khi uống sắt.
Cho bé dùng men vi sinh: Để cải thiện táo bón cho con, mẹ có thể cho con dùng men vi sinh giúp cân bằng đường ruột, tăng tần suất đi ngoài, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Với những trường hợp táo bón kéo dài, trẻ ăn uống kém, chướng bụng, khó tiêu hoặc có các dấu hiệu như đau bụng, nôn trớ nhiều, đi ngoài phân lẫn máu, sốt… cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tham khảo chi tiết : Cách cải thiện trẻ uống sắt bị táo bón
Ý kiến của bạn