Tra cứu sức khỏe http://tracuusuckhoe.com Một trang web mới sử dụng WordPress Tue, 24 Apr 2018 03:24:56 +0000 vi hourly 1 Phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2 http://tracuusuckhoe.com/phan-biet-benh-tieu-duong-type-1-va-type-2-171/ http://tracuusuckhoe.com/phan-biet-benh-tieu-duong-type-1-va-type-2-171/#respond Sat, 21 Apr 2018 04:07:30 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=171 Bệnh tiểu đường là căn bệnh hay gặp và có biến chứng rất nguy hiểm. Bệnh có 3 loại là bệnh tiểu đường type 1, type 2 và bệnh tiểu đường thai kì (type 3), trong đó xảy ra phổ biến nhất là type 1 và type 2. Vậy bệnh tiểu đường type 1 và type 2 khác nhau như thế nào? Hãy cùng xem nhé.

benhtieuduongtuyp

Người béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường type 2

Phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2

1.Bệnh tiểu đường type 1 và type 2 là gì?

Bệnh tiểu đường (hay  tên Y học là bệnh đái tháo đường) type 1 và type 2 đều phát sinh khi lượng đường huyết (glucose) trong máu người bệnh cao hơn bình thường (theo bộ Y tế, chỉ số đường huyết của người bình thường khi đói khoản từ  4,0 – 7,2mmol/l và sau khi ăn no khoảng từ 7,2 – 10mmol/l). Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng và gây ra nhiều bệnh khác ở thận, mắt, tim, thần kinh, răng.

2.Đối tượng bệnh tiểu đường type 1 và type 2

  • Đối tượng mắc bệnh tiểu đường type 1: thường là trẻ em và thanh thiếu niên, người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi)
  • Đối tượng mắc bệnh tiểu đường type 2: Người trung tuổi và người cao tuổi (ngoài 40 tuổi trở ra), người bị bệnh béo phì, thừa cân.

3.Triệu chứng bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Triệu chứng bệnh tiểu đường type 1:

  • Có cảm giác đói nhanh, đói liên tục
  • Khát nước nhiều
  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều (nhất là về ban đêm)
  • Sụt cân nhanh
  • Thị lực giảm rõ rệt, mắt mờ, không nhìn rõ
  • Cơ thể cực kì mệt mỏi

Trong khi đó, triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 là:

  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Khát nước bất thường
  • Các vết thương hở lâu lành hơn bình thường
  • Bị giảm cân nhưng không rõ lí do
  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Mắt mờ, giảm thị lực
  • Có thể đau, tê nhức chân tay

4.Diễn biến bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Bệnh đái tháo đường type 1 diễn biến trong thời gian ngắn, khoảng từ 6 – 7 tháng. Biểu hiện của bệnh rõ ràng, dễ nhận thấy sự khác thường.

Tuy nhiên, diến biến chuyển bệnh của đái tháo đường type 2 lại diễn ra âm thầm, rất lâu từ khoảng 2 – 3 năm. Biểu hiện của bệnh không thường xuyên, khó nhận biết làm cho người bệnh thường chủ quan, không đề phòng. Bệnh chỉ được phát hiện khi đã biến chứng như bị nhồi máu cơ tim, tai biến, suy thận, mù lòa… hoặc vô tình người bệnh đi xét nghiệm. Chính vì vậy, tiểu đường type 2 được ví như một “kẻ giết người thầm lặng” cực kì nguy hiểm.

benh-tieu-duong-tuyp-2

Vai trò của insulin trong quá trình hấp thu glucose trong máu

Mức độ phụ thuộc hooc môn insulin ở bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Bệnh tiểu đường type 1 là loại bệnh phụ thuộc vào insulin. Tuyến tụy của người bệnh không tự sản sinh được insulin làm xúc tác vào hoạt động hấp thu và chuyển hóa glucose trong máu tới các các tế bào, làm lượng đường trong máu cao hơn bình thường.

Khác với đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 không phụ thuộc vào insulin của tuyến tụy. Trong trường hợp này, tuyến tụy vẫn sản sinh ra insulin cung cấp cho quá trình chuyển hóa đường glucose, nhưng do lượng sản sinh quá ít hoặc cơ thể xảy ra tình trạng kháng insulin (các tế bào sống không thể tiếp nhận insulin để hấp thu glucose trong máu), làm lượng glucose bị tồn đọng trong máu cao hơn bình thường.

5.Nguyên nhân tiểu đường type 1 và type 2

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1:

  • Do các tế bào tuyến tụy bị phá hủy không thể sản sinh ra insulin.
  • Do yếu tố di truyền: Gen di truyền từ bố mẹ sang con, hoặc các gen lặn biến thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ nhỏ
  • Do môi trường bên ngoài: thực phẩm bị ngộ độc, thực phẩm bẩn cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới cơ thể, mà đặc biệt là tuyến tụy.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2:

  •  Không có chế độ ăn uống hợp lý gây bệnh béo phì, thừa cân: đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường type 2. Do quá trình nạp và tiêu thụ calo ở người béo phì không hợp lí làm cho năng lượng dư thừa chuyển hóa thành mỡ dư thừa và glucose quá nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc bắt tuyến tụy làm việc liên tục để sản sinh insulin hấp thu glucose. Sau thời gian dài hoạt động, tuyến tụy mất dần khả năng tiết hooc môn gây ra bệnh tiểu đường.
  • Do cơ thể xảy ra tình trạng kháng insulin (không tiếp nhận insulin để hấp thụ đường huyết trong máu)
  • Do yếu tố di truyền.

6.Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2:

Bệnh tiểu đường type 1 không thể điều trị được. Khi mắc bệnh, người bệnh cần xác định tâm lí sống chung với bệnh suốt đời. Nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện nếu người bệnh có chế độ ăn uống luyện tập, sinh hoạt và điều trị kịp thời. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể tham khảo như:

  • Thăm khám bác sĩ và có hướng điều chỉnh cuộc sống kịp thời.
  • Có chế độ ăn uống hợp lí, khoa học. Hạn chế tối đa ăn tinh bột và đồ ngọt
  • Tập thể dục hàng ngày
  • Giữ cân nặng ở mức bình thường
  • Đo lượng đường huyết thường xuyên, theo định kì để theo dõi bệnh.
  • Không hút thuốc lá
  • Không uống rượu hoặc hạn chế tối đa việc dung nạp rượu, chất cồn vào cơ thể
  • Kiểm tra sứ khỏe định kì 6 tháng/lần để theo dõi, phòng ngừa và điều trị biến chứng bệnh kịp thời.

Xem thêm:

Bệnh tiểu đường là bệnh gì? Dấu hiệu và nguyên nhân

Bệnh tiểu đường type 2, điều trị và phòng ngừa.

 

]]>
http://tracuusuckhoe.com/phan-biet-benh-tieu-duong-type-1-va-type-2-171/feed/ 0
Bệnh tiểu đường tuýp 2, điều trị và phòng ngừa http://tracuusuckhoe.com/tieu-duong-tuyp-2-dieu-tri-phong-ngua-161/ http://tracuusuckhoe.com/tieu-duong-tuyp-2-dieu-tri-phong-ngua-161/#respond Tue, 17 Apr 2018 08:45:23 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=161 Bệnh tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh gây nguy hiểm, biến chứng nhanh ở người bệnh mà không có nhiều dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Nó còn được coi giống như ” kẻ giết người thầm lặng”. Vậy triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh như thế nào?

benh-beo-phi-gay-tieu-duong-tuyp-2

Bệnh tiểu đường dễ gặp ở người bệnh béo phì

1.Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 2 là hiện tượng người bệnh có lượng đường huyết (glucose) trong máu cao hơn mức chuẩn (mức đường huyết chuẩn theo bộ Y tế: khi đói khoản từ  4,0 – 7,2mmol/l và sau khi ăn no khoảng từ 7,2 – 10mmol/l). Khi lượng đường huyết trong máu cao duy trì với thời gian dài có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng ở tim, thận, mắt, dây thần kinh, răng nứa của người bệnh.

2. Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Được mệnh danh như một “kẻ giết người thầm lặng” vì tiểu đường tuýp 2 không có biểu hiện bệnh rõ rệt, không xảy ra những cơn đau thắt như nhiều bệnh khác. Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp như sau:

  • Khát nước bất thường
  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Bị giảm cân nhưng không rõ lí do
  • Mắt mờ, giảm thị lực
  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Có thể đau, tê nhức chân tay
  • Các vết thương hở lâu lành hơn bình thường

3.Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2

Khi cơ thể xảy ra tình trạng kháng insulin (do tuyến tụy tiết ra) thì chính là cơ hội cho bệnh đái tháo đường tuýp 2 phát bệnh.

Khi Glucose được nạp vào từ bên ngoài từ đường ăn uống, glucose sẽ theo máu và được chuyển đến các tế bào sống. Khi này, tuyến tụy sẽ tiết ra hooc môn insulin làm chất xúc tác để tế bào trong cơ thể để hấp thu và chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nhưng khi tình trạng kháng insulin xảy ra, tức là các tế bào sống không phản ứng với hooc môn insulin để hấp thu glucose, làm cho lượng đường huyết trong máu tăng cao. Vì không được hấp thu, đường huyết bị đào thải theo nước tiểu ra ngoài dẫn đến đái tháo đường.

Một số đối tượng sau thường dễ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2:

  •  Người trung tuổi (ngoài 40 tuổi) người cao
  • Người bị bệnh béo phì, thừa cân.
  • Những người bị di truyền (ít gặp hơn)

4.Biện pháp điều trị và phòng ngừa tiểu đường tuýp 2 hiệu quả

Cách phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2:

Đái tháo đường được phát hiện thông qua các kết quả xét nghiệm. Vì vậy, để tìm bệnh chính xác, bạn cần làm những xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm dung nạp Glucose
  • Xét nghiệm Hemoglobin A1C
  • Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói
  • Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói).

Nếu có kết quả dương tính với bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn cần uống thuốc điều trị kết hợp ăn uống và luyện tập hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ để duy trì mức độ đường huyết ổn định cũng như ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra.

Một số loại thuốc hay dùng trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2:

dùng-thuoc-tay-dieu-tri-dai-thao-duong

Dùng thuốc tây y điều trị bệnh tiểu đường

Thuốc dùng trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 chủ yếu là các loại thuốc giúp cơ thể hấp thu glucose tốt hơn như:

  • Alpha-glucosidase inhibitors
  • Meglitinides
  • Thiazolidinediones
  • Biguanides
  • Sulfonylureas
  • Injectable medicines (GLP-1 analogs)
  • SGL T2 inhibitors
  • DPP IV inhibitors

Nếu dùng thuốc vẫn không có hiệu quả, người bệnh cần sử dụng biện pháp tiêm insulin vào cơ thể vì insulin không thể dùng theo đường uống (vì các acid trong dạ dày sẽ phá hủy insulin)

Một số biện pháp làm hạn chế và phòng ngừa tiểu đường tuýp 2:

  • Ăn uống các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và protein chất lượng cao. Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo và bột mì trắng
  • Tập thể dục thể thao và ăn uống điều độ;
  • Giữ cân nặng ở mức bình thường;
  • Ăn đủ bữa;
  • Giữ mức đường huyết ở mức gần mức bình thường;
  • Không hút thuốc
  • Không uống rượu mạnh hoặc các dung dịch có nhiều đường
  • Hạn chế tối thiểu việc sử dụng chất có cồn
  • Kiểm tra mắt định kì hằng năm và kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng
  • Chăm sóc bàn chân kĩ lưỡng, nên kiểm tra định kì 6 tháng/lần
  • Thăm khám bác sĩ nếu đo thấy lượng đường huyết cao hoặc thấp bất thường.

Xem thêm:

Bệnh tiểu đường là bệnh gì? Dấu hiệu và nguyên nhân

Phân biệt bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2

]]>
http://tracuusuckhoe.com/tieu-duong-tuyp-2-dieu-tri-phong-ngua-161/feed/ 0
Triệu chứng bệnh tiểu đường và nguyên nhân http://tracuusuckhoe.com/trieu-chung-benh-tieu-duong-155/ http://tracuusuckhoe.com/trieu-chung-benh-tieu-duong-155/#respond Thu, 12 Apr 2018 09:42:39 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=155 Theo dự báo của bộ Y tế, đến năm 2030, trên thế giới sẽ có khoảng hơn 500 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó có hơn 80% tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, kém phát triển. Bệnh tiểu đường mà đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như: bệnh tim mạch vàng, tai biến mạch máu não, mù lòa, suy thận… thậm chí cả tử vong. Vậy dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường là gì?

trieu-chung-benh-tieu-duong

Triệu chứng bệnh tiểu đường là gì?

1.Bệnh tiểu đường là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường (tên gọi trong Y học), là một bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhidrat, mỡ và protein trong khi hooc môn insulin của tuyến tụy bị giảm (bị thiếu) tác động lên cơ thể. Điều này làm cho lượng đường huyết trong máu quá cao, gây ra bệnh tiểu đường.

Bệnh đái tháo đường kéo dài nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều loại bệnh hiểm nghèo khác như: mù lòa, tai biến mạch máu não, bệnh về tim, liệt dương, suy thận…

2.Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có 3 loại là bệnh tiểu đường type 1, type 2 và bệnh tiểu đường thai kì (type 3). Nhưng thường gặp là bệnh tiểu đường type 1 và type 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 1:

  • Là bệnh hay xảy ra ở trẻ em và những người trẻ (dưới 30 tuổi). Bệnh tiểu đường tuýp 1 phụ thuộc vào lượng hooc môn insulin của cơ thể.
  • Khi cơ thể bị rối loạn, tức là hệ miễn dịch tấn công làm tổn thương các tế bào tuyến tụy làm tụy không sản xuất được hooc môn insulin, quá trình hấp thụ glucose khó diễn ra. Điều này đồng nghĩa người bệnh phải chung sống với đái tháo đường suốt đời.

Bệnh tiểu đường tuýp 2:

  • Là bệnh hay xảy ra ở độ tuổi trung niên (sau 40 tuổi). Bệnh đái tháo đường tuýp 2 không phụ thuộc vào lượng insulin của tuyến tụy.
  • Ở người bệnh đái tháo đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn có thể sản sinh ra insulin. Tuy nhiên, lượng insulin do tụy tiết ra không đủ hoặc do cơ thể người bệnh kháng insulin (không hấp thụ được insulin để chuyển hóa glucose), làm lượng đường huyết trong máu cao hơn bình thường.
  • Ngoài ra, bệnh còn dễ hình thành khi bệnh nhân không có chế độ ăn uống hợp lí, bệnh nhân bị béo phì nhưng lười vận động… Lúc này, các năng lượng dư thừa một phần chuyển hóa thành mỡ dự trữ, một phần do không chuyển hóa kịp vẫn lưu lại trong máu làm lượng đường trong máu cao.

3.Triệu chứng bệnh tiểu đường

Triệu chứng bệnh tiểu đường type 1:

  • Cơ thể cực kì mệt mỏi
  • Có cảm giác đói nhanh, đói liên tục
  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều (nhất là về ban đêm)
  • Khát nước nhiều
  • Sụt cân nhanh chóng
  • Thị lực giảm rõ rệt, mắt mờ, không nhìn rõ

 Triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 là:

  • Cơ thể hay cảm thấy mệt mỏi
  • Mắt kém, giảm thị lực giảm dần
  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Khát nước bất thường
  • Các vết thương hở lâu lành hơn bình thường
  • Thỉnh thoảng bị đau, tê nhức chân tay
  • Bị giảm cân nhưng không rõ lí do

Hai triệu chứng bệnh tiểu đường type 1 và type 2 có một số biểu hiện khá giống nhau. Vì vậy để phân biệt được bệnh tiểu đường type 1 và type 2, người bệnh cần quan sát tần suất (số lần lặp lại) triệu chứng là nhiều hay ít. Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra nhanh (trong khoảng 6 – 8 tháng) nên triệu chứng bệnh sẽ nhiều hơn. Còn triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 thường không rõ ràng, liên tục vì bệnh diễn biến thầm lặng, khoảng 2 – 3 năm khi bệnh đã biến chứng thì người bệnh mới phát hiện ra.

4. Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là do lượng đường huyết (Glucose) trong máu quá cao. Hãy cùng nhìn quá trình chuyển hoa Glucose để hiểu hơn vì sao con người bị mắc bệnh tiểu đường.

Glucose đươc cung cấp vào cơ thể thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày và được dự trữ trong gan (để chuyển hóa thành glucogen). Máu hấp thụ Glucose và cung cấp đến các tế bào trong cơ thể. Khi này, tuyến tụy sẽ sản sinh ra hooc môn insulin làm chất xúc tác để các tế bào sống có thể hấp thu Glucose từ máu và chuyển hóa thành năng lượng.

Nhưng khi quá trình chuyển hóa Glucose trên bị rối loạn, đồng thời tuyến tụy không sản xuất ra hooc môn insulin hoặc sản xuất không đủ, hoặc cơ thể bị kháng insulin (không hấp thụ được), dẫn tới việc tế bào sống bị ngưng hấp thu Glucose từ máu. Điều này làm cho lượng đường huyết trong máu cao, thông qua thời gian tích tụ lâu dài sẽ gây ra bệnh đái tháo đường.

Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

benhtieuduongtuyp

Bệnh tiểu đường tuýp 2 dễ gặp ở người bệnh béo phì 

5. Một số biện pháp phòng ngừa biến chứng tiểu đường

  • Bệnh đường tuýp 1 và tuýp 2, cần thực hiện một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu. Hạn chế ăn đồ tinh bột, đồ ngọt
  • Không hút thuốc lá
  • Không sử dụng hoặc hạn chế tối đa việc uống rượu, bia, đồ uống có chất cồn, chất kích thích
  • Thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết bằng các dụng cụ đo đường huyết tại nhà để phát hiện, theo dõi, cũng như điều trị bệnh kịp thời.
  • Luyện tập các bài tập thể dục nâng cao sức khỏe, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu.
  • Có lịch khám sức khỏe tổng thể định kì 6 tháng/lần
]]>
http://tracuusuckhoe.com/trieu-chung-benh-tieu-duong-155/feed/ 0