Bệnh tiểu đường tuýp 2, điều trị và phòng ngừa

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh gây nguy hiểm, biến chứng nhanh ở người bệnh mà không có nhiều dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Nó còn được coi giống như ” kẻ giết người thầm lặng”. Vậy triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh như thế nào?

benh-beo-phi-gay-tieu-duong-tuyp-2

Bệnh tiểu đường dễ gặp ở người bệnh béo phì

1.Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 2 là hiện tượng người bệnh có lượng đường huyết (glucose) trong máu cao hơn mức chuẩn (mức đường huyết chuẩn theo bộ Y tế: khi đói khoản từ  4,0 – 7,2mmol/l và sau khi ăn no khoảng từ 7,2 – 10mmol/l). Khi lượng đường huyết trong máu cao duy trì với thời gian dài có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng ở tim, thận, mắt, dây thần kinh, răng nứa của người bệnh.

2. Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Được mệnh danh như một “kẻ giết người thầm lặng” vì tiểu đường tuýp 2 không có biểu hiện bệnh rõ rệt, không xảy ra những cơn đau thắt như nhiều bệnh khác. Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp như sau:

  • Khát nước bất thường
  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Bị giảm cân nhưng không rõ lí do
  • Mắt mờ, giảm thị lực
  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Có thể đau, tê nhức chân tay
  • Các vết thương hở lâu lành hơn bình thường

3.Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2

Khi cơ thể xảy ra tình trạng kháng insulin (do tuyến tụy tiết ra) thì chính là cơ hội cho bệnh đái tháo đường tuýp 2 phát bệnh.

Khi Glucose được nạp vào từ bên ngoài từ đường ăn uống, glucose sẽ theo máu và được chuyển đến các tế bào sống. Khi này, tuyến tụy sẽ tiết ra hooc môn insulin làm chất xúc tác để tế bào trong cơ thể để hấp thu và chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nhưng khi tình trạng kháng insulin xảy ra, tức là các tế bào sống không phản ứng với hooc môn insulin để hấp thu glucose, làm cho lượng đường huyết trong máu tăng cao. Vì không được hấp thu, đường huyết bị đào thải theo nước tiểu ra ngoài dẫn đến đái tháo đường.

Một số đối tượng sau thường dễ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2:

  •  Người trung tuổi (ngoài 40 tuổi) người cao
  • Người bị bệnh béo phì, thừa cân.
  • Những người bị di truyền (ít gặp hơn)

4.Biện pháp điều trị và phòng ngừa tiểu đường tuýp 2 hiệu quả

Cách phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2:

Đái tháo đường được phát hiện thông qua các kết quả xét nghiệm. Vì vậy, để tìm bệnh chính xác, bạn cần làm những xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm dung nạp Glucose
  • Xét nghiệm Hemoglobin A1C
  • Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói
  • Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói).

Nếu có kết quả dương tính với bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn cần uống thuốc điều trị kết hợp ăn uống và luyện tập hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ để duy trì mức độ đường huyết ổn định cũng như ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra.

Một số loại thuốc hay dùng trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2:

dùng-thuoc-tay-dieu-tri-dai-thao-duong

Dùng thuốc tây y điều trị bệnh tiểu đường

Thuốc dùng trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 chủ yếu là các loại thuốc giúp cơ thể hấp thu glucose tốt hơn như:

  • Alpha-glucosidase inhibitors
  • Meglitinides
  • Thiazolidinediones
  • Biguanides
  • Sulfonylureas
  • Injectable medicines (GLP-1 analogs)
  • SGL T2 inhibitors
  • DPP IV inhibitors

Nếu dùng thuốc vẫn không có hiệu quả, người bệnh cần sử dụng biện pháp tiêm insulin vào cơ thể vì insulin không thể dùng theo đường uống (vì các acid trong dạ dày sẽ phá hủy insulin)

Một số biện pháp làm hạn chế và phòng ngừa tiểu đường tuýp 2:

  • Ăn uống các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và protein chất lượng cao. Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo và bột mì trắng
  • Tập thể dục thể thao và ăn uống điều độ;
  • Giữ cân nặng ở mức bình thường;
  • Ăn đủ bữa;
  • Giữ mức đường huyết ở mức gần mức bình thường;
  • Không hút thuốc
  • Không uống rượu mạnh hoặc các dung dịch có nhiều đường
  • Hạn chế tối thiểu việc sử dụng chất có cồn
  • Kiểm tra mắt định kì hằng năm và kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng
  • Chăm sóc bàn chân kĩ lưỡng, nên kiểm tra định kì 6 tháng/lần
  • Thăm khám bác sĩ nếu đo thấy lượng đường huyết cao hoặc thấp bất thường.

Xem thêm:

Bệnh tiểu đường là bệnh gì? Dấu hiệu và nguyên nhân

Phân biệt bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image