Tra cứu sức khỏe http://tracuusuckhoe.com Một trang web mới sử dụng WordPress Fri, 08 Dec 2023 03:28:22 +0000 vi hourly 1 Bị mụn nên ăn quả gì tránh quả gì? http://tracuusuckhoe.com/bi-mun-nen-an-qua-gi-tranh-qua-gi-1499/ http://tracuusuckhoe.com/bi-mun-nen-an-qua-gi-tranh-qua-gi-1499/#respond Fri, 08 Dec 2023 03:28:22 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1499 Trái cây là nguồn vitamin và dưỡng chất phong phú không thể bỏ qua nhất là với các bạn đang bị mụn. Tuy nhiên có những loại quả gây mụn, ngược lại, cũng có những thức ăn có tác dụng ngừa mụn. Cùng tìm hiểu bị mụn nên ăn quả gì tránh quả gì nhé.

Những loại trái cây tốt cho da mụn

Đây là list hoa quả mà bạn nên ăn khi bị mụn:

Dâu tây

Dâu tây cũng là một nguồn vitamin C tuyệt vời, có khả năng làm sạch da, loại bỏ các chất gây mụn và làm se khít lỗ chân lông.

Dưa hấu

Dưa hấu là một loại trái cây mát gan, giúp thanh nhiệt, giải độc và làm sáng da

Cam

Cam cũng như các loại trái cây có múi: quýt, bưởi… chứa nhiều vitamin C, beta-caroten và chất xơ, giúp nâng cao sức đề kháng cho da, ngăn ngừa và chữa lành các tổn thương do tia cực tím và mụn.

Việt quất

Việt quất có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và E, giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do gây mụn và lão hóa da, cũng như thúc đẩy quá trình sản sinh collagen

Lựu

Quả lựu có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C, K và axit folic, giúp làm sạch da, loại bỏ các chất gây mụn, làm se khít lỗ chân lông và làm mờ các vết thâm

Dứa

Dứa (thơm) có chứa bromelain, một loại enzyme có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đỏ và làm dịu da bị mụn. Dứa cũng chứa nhiều vitamin C giúp duy trì độ ẩm trên da và thúc đẩy quá trình lành mụn.

Những loại trái cây ăn nhiều bị nổi mụn

Đây là list hoa quả mà bạn không nên ăn nhiều khi bị mụn:

Nhãn

Quả nhãn là loại trái cây ưa thích của nhiều người vì nó dễ dùng, ngon, ngọt, thơm… Tuy nhiên, loại quả nhãn lại thuộc nhóm những loại trái cây ăn dễ nổi mụn. Quả nhãn là nguồn cơn dễ gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa.

Nằm trong danh sách cảnh báo ăn dễ nổi mụn vì loại quả này vốn kiểu ít người ăn 1 2 quả, mà thường ăn cả rổ một lúc. Với lượng nhiều một lúc như thế, da mụn sẽ bị tác động thấy rõ là thêm mụn, mụn sưng vỡ…

Mận

Mận là loại quả chứa nhiều carotene, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Hạt mận chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali… có tác dụng là giải độc. Tuy nhiên, lạm dụng loại quả này cũng làm nóng trong vì quả mận có tính nóng. Nếu đang bị mụn, nóng trong ăn nhiều sẽ làm cho cơ thể bị nóng trong, gây ra phát ban, mụn nhọt nhiều hơn….

Tham khảo: Ăn mận có bị nổi mụn không?

Vải

Vải là loại quả có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên bị mụn cần hạn chế, không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.

Ăn ít 1-2 quả không vấn đề gì với da mụn. Nhưng ăn quá nhiều, quen miệng quen tay ăn cả cân thì mụn sẽ “nổi đình nổi đám” đấy nhé.

Mít

Mít là một trong những loại trái cây nóng, ăn vào dễ gây mụn nhọt ngay lập tức. Tuy nhiên, vì quá ngon nên nhiều người khó lòng từ chối được. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn mít trong mùa nóng và chỉ nên ăn một lượng nhỏ.

Cần cảnh báo với mặt mụn khi ăn mít vì loại quả này thường có sức hút kỳ lạ. ăn 1 2 múi sẽ ăn cả quả được luôn. Vì thế hãy cẩn trọng ăn mít khi bị mụn nhé.

Xoài

Xoài là loại quả có vị ngọt, thơm, giàu vitamin C, A, E và chất xơ. Tuy nhiên, xoài cũng có tính nóng, ăn nhiều sẽ gây nóng trong người, kích thích tiết dầu và gây mụn.

Nói là nóng khi bạn ăn quá nhiều thôi. Chứ một cốc sinh tố xoài không ảnh hưởng nhiều đến mặt mụn đâu. Nhưng nếu bạn nghiện xoài kiểu ăn cả cân 1 lúc thì cần xem xét nhé.

Sầu riêng

Sầu riêng là loại quả có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt béo và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, sầu riêng cũng là loại quả có tính nóng cao, ăn nhiều sẽ gây nóng trong người, tăng nguy cơ nổi mụn, mụn nhọt, mẩn ngứa.

Đừng quá lo lắng, bạn có thể ăn một chút sầu riêng cũng vẫn an toàn cho da mịn của mình nhé. Chẳng hạn như một chút sầu riêng trong chè sầu để thỏa nỗi thèm sầu. :))

Lời khuyên chọn hoa quả cho bạn khi bị mụn

Không chỉ là lựa chọn nên ăn quả này không nên ăn quả kia. Mà hãy ăn đa dạng hoa quả nhất để nhận được phong phú các vitamin và khoáng chất từ nguồn thực phẩm này.

Bạn nên ăn hoa quả theo mùa, không nên ăn quá nhiều một loại hoa quả nào đó. Bạn cũng nên rửa sạch hoa quả trước khi ăn, gọt bỏ vỏ hoặc lông nếu có, để tránh dính các chất bẩn hoặc kích ứng da.

Bạn nên ăn hoa quả vào buổi sáng hoặc trưa, không nên ăn hoa quả vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, vì có thể gây khó tiêu, tăng đường huyết và gây mụn.

Bổ sung hoa quả luôn là lựa chọn tốt. Tuy nhiên nếu bạn đang bị mụn hãy chú ý hơn đến danh sách hoa quả tốt và không tốt cho những mụn nóng khó chịu của mình nhé. Bạn cũng không hoàn toàn tránh các loại hoa quả nóng mà nên hạn chế ăn hay có thể mix cũng các loại trái cây khác như cùng một cốc sinh tố sữa chua nhiều hoa quả.

Chúc bạn luôn xinh luôn khỏe!

]]>
http://tracuusuckhoe.com/bi-mun-nen-an-qua-gi-tranh-qua-gi-1499/feed/ 0
Thực phẩm giàu canxi dành cho bà bầu http://tracuusuckhoe.com/thuc-pham-giau-canxi-danh-cho-ba-bau-1235/ http://tracuusuckhoe.com/thuc-pham-giau-canxi-danh-cho-ba-bau-1235/#respond Thu, 22 Sep 2022 07:41:18 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1235 Lựa chọn thực phẩm giàu canxi là mối quan tâm của hầu hết các bà bầu. Vậy thực phẩm nào giàu canxi mà bà bầu không nên bỏ qua?

Vai trò của canxi với bà bầu

  • Cung cấp cho sự phát triển của bé, giúp bé phát triển hệ xương toàn diện và khỏe mạnh.
  • Tham gia điều hòa quá trình đông máu, tạo điều kiện cho sự đông máu tự nhiên.
  • Bảo vệ mẹ chống loãng xương, xốp xương, xương yếu dễ gãy do thiếu canxi.
  • Duy trì nhịp tim ổn định và các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể.
  • Là nguyên liệu cần thiết cho sản xuất sữa mẹ sau sinh.
  • Giảm nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu, ngăn ngừa cao huyết áp.

Tham khảo: Bổ sung canxi loại nào? Canxi hữu cơ liệu có tốt hơn?

Thực phẩm giàu canxi dành cho bà bầu

Các chuyên gia khuyến cáo, thực phẩm vẫn là nguồn bổ sung canxi cho phụ nữ có thai hiệu quả và an toàn nhất. Mẹ bầu nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều canxi trong bữa ăn hàng ngày như:

Sữa, các chế phẩm từ sữa

Mẹ bầu có thể bổ sung nguồn canxi dồi dào này như:

  • Uống 2-3 lý sữa mỗi ngày
  • Bổ sung phô mai vào bữa phụ
  • Một cốc sữa chua thây đổi khẩu vị

Ngoài ra, cơ thể bạn hấp thụ canxi trong các sản phẩm từ sữa dễ dàng hơn so với canxi từ nguồn thực vật. Chính vì vậy mẹ bầu không nên bỏ qua nguồn thực phẩm này nhé.

Cá mòi, cá hồi và các loại cá mà bạn có thể ăn được cả xương là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Mẹ bầu đừng bỏ qua nguồn thực phẩm này nhé.

Động vật có vỏ

Tôm, cua, ghẹ, ốc sò, nghêu, hến.. cũng là nguồn cung cấp canxi mà mẹ bầu nên thử.

Một số trái cây

Chuối, kiwi, cam quýt là những loại trái cây có nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

Rau màu xanh đậm

Rau bina, súp lơ xanh, cải xoăn, rau mồng tơi .. là các loại rau có nhiều canxi và vitamin khoáng chất.

Một số loại hạt

Hạt vừng, hạt đậu tương, hạt chia hay hạt hạnh nhân là những loại hạt có hàm lượng canxi cao mà mẹ bầu không nên bỏ qua.

Chẳng hạn như: Hạt vừng chứa 7% DV cho canxi trong 1 muỗng canh (9 gam), cùng với các khoáng chất khác, bao gồm đồng, sắt và mangan.

Tham khảo: Thực phẩm giàu canxi dành cho bà bầu

Lưu ý bổ sung canxi qua thực phẩm

  • Chọn nguồn thực phẩm an toàn vệ sinh.
  • Cần bổ sung canxi theo chế độ ăn một cách hợp lý, tránh dư thừa.
  • Vitamin D rất quan trọng để tăng sự hấp thụ canxi trong cơ thể. Hãy thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để nhận Vitamin D và tăng sự hấp thục canxi thừ thực phẩm mà bạn ăn nhé.

Tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/15-calcium-rich-foods

]]>
http://tracuusuckhoe.com/thuc-pham-giau-canxi-danh-cho-ba-bau-1235/feed/ 0
Gastimunhp là gì ? Ai nên sử dụng Gastimunhp ? http://tracuusuckhoe.com/gastimunhp-la-gi-ai-nen-su-dung-gastimunhp-826/ http://tracuusuckhoe.com/gastimunhp-la-gi-ai-nen-su-dung-gastimunhp-826/#respond Fri, 07 Dec 2018 08:38:53 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=826 Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn Hp chính là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,… Bệnh sẽ tái phát rất nhiều lần nếu người bệnh không tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sỹ. Theo Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thị Quỹ (Nguyên Trưởng phòng Nội soi Tiêu hóa, nguyên Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, BVĐK Xanh Pôn, Phó Chủ tịch hội Tiêu hóa Hà Nội, Trưởng ban kiểm tra Hội Tiêu hóa Việt Nam) cho biết: “ Nếu người bệnh nhiễm khuẩn Hp trong vòng 10 năm dễ gây ra ung thư dạ dày”.

  • Nhiều chuyên gia tiêu hóa hàng đầu tại Việt Nam cũng nhận định, khuẩn Hp là một trong những tác nhân gây ra ung thư dạ dày ở người bệnh.
  • Hiện nay tỉ lệ ung thư dạ dày tăng cao, do việc tái nhiễm Hp diễn biến phức tạp và tỉ lệ tái nhiễm chiếm 70% tại Việt Nam.
  • Nghiên cứu mới đây tại Hà Nội cho thấy, cứ 1.000 người dân thì có tới hơn 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp (Heclicobacter pylori). Tương tự, tại TP Hồ Chí Minh, 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP. – Số liệu được báo cáo trong Hội nghị khoa học tiêu hóa gan mật lần thứ năm do Bệnh viện Bạch Mai phối hợp Đại học Nagoya (Nhật Bản) tổ chức ngày 16/9/2017.
  • Khuẩn Hp lây nhiễm qua đường ăn uống, môi trường sống xung quanh,… Do vậy, tỉ lệ nhiễm bệnh cũng ngày càng tăng.

? Nhưng bệnh nhân nhiễm Hp dạ dày cũng đừng quá lo lắng. Tại Việt Nam đã có kháng thể OvalgenHP. Kháng thể được các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển tại Nhật Bản. Sản phẩm được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản trong việc hỗ trợ, điều trị khuẩn Hp. Kháng thể OvalgenHp hỗ trợ điều trị khuẩn Hp như thế nào?

  • Kháng thể OvalgenHP ức chế hoạt tính của men Urease làm vi khuẩn Hp không trung hòa được môi trường acid dạ dày nên bị acid tiêu diệt.
  • Giảm khả năng bám dính của vi khuẩn Hp trên niêm mạc dạ dày, khiến cho vi khuẩn bị thải trừ ra ngoài khi dạ dày co bóp
  • Ngưng kết các vi khuẩn Hp làm giảm tính linh động của vi khuẩn Hp, tạo điều kiện cho đại thực bào ( một dạng tế bào miễn dịch ) tại dạ dày tóm giữ và tiêu diệt vi khuẩn.
  • Phá hủy cấu trúc màng tế bào vi khuẩn Hp, tạo điều kiện cho kháng sinh xâm nhập vào bên trong do đó giúp tăng cường hiệu quả tiệt trừ Hp của kháng sinh.
  • Để được tư vấn bởi các chuyên gia tiêu hóa hàng đầu Việt Nam, vui lòng ibox hoặc cmt trực tiếp phía dưới để được trợ giúp.

GastimunHP là gì?

san-pham-2-e1530085148490

GastimunHP là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Nhật Bản chứa kháng thể OvalgenHP sản xuất từ lòng đỏ trứng gà có tác dụng ức chế đặc hiệu men Ureases của vi khuẩn Helicpbacter pylori (Hp), dẫn tới làm thay đổi môi trường sống của vi khuẩn Hp trong dạ dày và do đó tăng thải trừ vi khuẩn Hp.

GastimunHP được sử dụng để tăng cường hiệu quả tiệt trừ vi khuẩn Hp, trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn Hp.
Sản phẩm cũng giúp tăng cường sức đề kháng tại dạ dày đối với vi khuẩn Hp, giúp phòng ngừa lây nhiễm, tái nhiễm Hp và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý do khuẩn Hp gây ra ở cả người lớn và trẻ em.

GastimunHP được khuyên dùng cho các trường hợp sau:

  • Những người đang nhiễm khuẩn HP và có bệnh dạ dày (viêm dạ dày – tá tràng, loét dạ dày – tá tràng, Ung thư dạ dày đã phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày) đều cần sử dụng
  • GastimunHP để tăng cường hiệu lực tiệt trừ Hp của các thuốc trong phác đồ tiệt trừ Hp, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. Liều dùng: 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn trong 2-4 tuần.
  • Đối với người từng bị bệnh lý dạ dày do khuẩn Hp và đã điều trị Hp âm tính nên sử dụng GastimunHP liều duy trì 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng để dự phòng tái nhiễm Hp.
  • Trường hợp đang nhiễm khuẩn HP, chưa có bệnh lý dạ dày nhưng muốn phòng ngừa sớm bệnh dạ dày do khuẩn HP gây ra có thể sử dụng GastimunHP liều tấn công 2 gói/ngày trong 6-12 tuần để giảm dần tải lượng Hp về mức âm tính.
  • Người chưa nhiễm khuẩn HP nhưng có nguy cơ cao bị lây nhiễm và muốn phòng ngừa có thể sử dụng GastimunHP liều duy trì hàng tháng.

GastimunHP có thể dùng phối hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân là người lớn và trẻ em đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc có thể sử dụng GastimunHP khi dương tính với HP nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng. Do đó bạn có thể điều trị theo phác đồ bác sĩ kê đơn phối hợp với GastimunHP để tăng hiệu quả điều trị.

Cách dùng GastimunHP hiệu quả

Hòa tan 1 gói GastimunHP với một cốc nuốc (50-100mL) và uống 2 lần mỗi ngày  trong hoặc sau bữa ăn.

Những lưu ý nhỏ cho người sử dụng:

  • Không nên uống GastimunHP cùng lúc với nước cam, chanh hoặc đồ uống có tính acid. Không nên uống khi đói vì môi trường acid có thể làm phân hủy kháng thể.
  • Nhiệt độ có thể làm biến tính kháng thể IgY, do đó không nên pha GastimunHP với nước nóng hoặc thực phẩm, đồ uống nóng.
  • Không dùng cho người dị ứng với trứng và bất kỳ thành phần nào của sản phẩm
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu có phản ứng lạ khi dùng sản phẩm hoặc bệnh không tiến triển tốt.
  • Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Mua Gastimunhp ở đâu?

GastimunHP hiện được phân phối tại nhiều nhà thuốc lớn trên toàn quốc, bạn có thể tìm mua trực tiếp tại nhà thuốc theo danh sách sau: Hệ thống nhà thuốc phân phối GastimunHP

Trong trường hợp chưa tìm được nhà thuốc gần nơi mình sinh sống, bạn có thể đặt mua online theo hướng dẫn: Hướng dẫn mua hàng online

Nguồn Gastimunhp.vn

]]>
http://tracuusuckhoe.com/gastimunhp-la-gi-ai-nen-su-dung-gastimunhp-826/feed/ 0
Triệu chứng, nguyên nhân bệnh đau nửa đầu http://tracuusuckhoe.com/trieu-chung-nguyen-nhan-benh-dau-nua-dau-470/ http://tracuusuckhoe.com/trieu-chung-nguyen-nhan-benh-dau-nua-dau-470/#respond Thu, 31 May 2018 09:03:39 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=470 Đau nửa đầu là căn bệnh rất nguy hiểm có thể xảy đến với bất cứ ai đặc biệt là người trung tuổi và phụ nữ. Tổ chức Y tế thế giới (WTO) đã công bố liệt bệnh đau nửa đầu vào danh sách 20 căn bệnh nguy hiểm có năng gây tổn thương nặng nề nhất đối với người bệnh. Dưới đây là triệu chứng và nguyên nhân bệnh đau nửa đầu bạn cần biết giúp phát hiện cũng như phòng tránh bệnh kịp thời.

trieu-chung-nguyen-nhan-benh-dau-nua-dau

Triệu chứng bệnh đau nửa đầu có dễ nhận biết?

Bệnh đau nửa đầu là gì?

Bệnh đau nửa đầu (còn có tên y học là Migraine) được hiểu  là những cơn đau hình thành hình thành và tập trung ở một bên nửa đầu (có thể là nửa bên trái, nửa bên phải, nửa đằng sau) và có kèm theo những triệu chứng đau nhức, khó chịu khác diễn ra theo những chu kì lặp lại từ khoảng 3 – 72 tiếng. Mỗi chu kì, cơn đau có thể chia thành các đợt nhỏ kéo dài từ 15 – 60 phút/đợt sau đó thuyên giảm. Về lâu dài, bệnh có xu hướng phát triển thành mãn tính và rất khó điều trị dứt điểm.

Bệnh thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn. Các nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ nữ giới có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu cao gấp 3 lần so với nam giới.

Những triệu chứng bệnh đau nửa đầu

Khi người bệnh ở giai đoạn khởi phát cấp tính, bệnh còn nhẹ, diễn ra trong thời gian và chu kì ngắn rồi tự khỏi nên người bệnh thường chủ quan không để ý. Chỉ đến khi bệnh phát triển nặng hơn, các cơn đau dày và dồn dập hơn thì người bệnh mới cảm nhận sự khác thường. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh đau nửa đầu dễ nhận biết:

  • Một nửa đầu (có thể là nửa bên trái, phải hoặc nửa phía sau) bị đau dữ dội, các cơn đau nhức dồn dập, giật theo từng hơi thở, có thể đau sâu bên trong não và đau ngoài da khiến người bệnh không thể làm việc vì những cơn đau đớn.
  • Thị lực suy giảm đột ngột, không thể nhìn rõ những vật ở xa, trường hợp nặng có thể không nhìn rõ cả những vật trước mắt.
  • Có cảm giác choáng váng bất thường, nếu người bệnh đang đứng thì theo phản xạ có thể phải ngồi xụp xuống ghế hoặc cần tìm ngay một vị trí bám để tránh bị ngã.
  • Cảm giác hoa mắt, chóng mặt, ù tai xuất hiện. Mắt bị cảm giác chói, đau nặng nề khi vô tình nhìn vào ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc bóng đèn.
  • Tiếp theo là có cảm giác buồn nôn, trường hợp nặng có thể nôn ói do khó chịu. Cơ thể phản ứng nhạy cảm với tất cả các loại mùi: mùi nước hoa, mùi lạ, mùi văn phòng, mùi dầu gió, mùi đồ ăn… và những âm thanh hoặc tiếng nói to cũng có thể khiến người bệnh giật mình và tăng cảm giác đau đớn.
  • Cơ thể mệt mỏi không còn sức lực, mắt chỉ muốn nhắm nghiền và ở một nơi yên tĩnh không ai làm phiền để cơn đau đầu có thể dịu bớt.

Nguyên nhân bệnh đau nửa đầu là gì?

Serotonin là một hoạt chất dẫn truyền thần kinh của hệ thần kinh trung ương. Serotonin nắm giữ nhiệm vụ duy trì và ổn định cảm xúc, tinh thần của con người có nghĩa là mọi tính cách, cảm nhận, giấc ngủ, sự co giãn mạch máu, tiếu hóa, cả nhu cầu hành vi tình dục đều chịu sự ảnh hưởng của hoạt chất này.

Nhưng khi nồng độ Serotonin trong máu đột ngột tăng cao đồng thời bị phân hủy ồ ạt trong máu sẽ làm các thành mạch phải giãn nở bất ngờ, làm tác động trực tiếp vào các thụ thể đau ở trong và ngoài sọ, sinh ra cảm giác đau nửa đầu.

Vì vậy, những yếu tố tác động làm thay đổi nồng độ Serotonin trong máu chính là những nguyên nhân gây ra chứng bệnh đau nửa đầu. Có 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân gây đau nửa đầu thứ phát và nguyên nhân gây đau nửa đầu nguyên phát.

Nhóm nguyên nhân gây đau nửa đầu thứ phát

Đau nửa đầu thứ phát được hiểu đơn giản là dấu hiệu thông báo cơ thể người bệnh có thể xảy ra những căn bệnh nguy hiểm. Từ triệu chứng đau nửa đầu, người bệnh đi khám và phát hiện điều trị bệnh kịp thời. Một số căn bệnh gây chứng đau nửa đầu thứ phát phải kể đến như: Viêm não, viêm màng não, lao màng não, u não, xuất huyết não, chấn thương sọ não, huyết khối tĩnh mạch não, dị dạng mạch máu não bẩm sinh, đột quỵ, gai đốt sống cổ, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm …

Nhóm nguyên nhân đau nửa đầu nguyên phát

Yếu tố tâm lí, các trạng thái cảm xúc.

trieu-chung-nguyen-nhan-benh-dau-nua-dau-1

Stress, yếu tố tâm lí là nguyên nhân chính gây nên Migraine

Sự suy nghĩ triền miên vào ban đêm, các cú sốc tinh thần, căng thẳng kéo dài, lo lắng, stress, áp lực công việc, sự mất ngủ, thiếu ngủ liên tục … là nguyên nhân đè nặng vào tâm lí và kích thích sản sinh Serotonin nhanh chóng gây nên các cơn đau. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng đau nửa đầu mà ai cũng dễ mắc phải.

Sự thay đổi hormone cơ thể.

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ. Thời kì mang thai, trước và sau chu kì kinh nguyệt, thời kì tiền mãn kinh, do phải sử dụng các thuốc làm thay đổi hormone cơ thể là các thời điểm thuận lợi cho chứng đau nửa đầu xuất hiện và phát tác.

Yếu tố môi trường.

Môi trường sống, môi trường làm việc, các yếu tố âm thanh, ánh sáng mạnh, sự thay đổi nhệt độ và áp suất, các mùi lạ… cũng là yếu tố tích cực làm khởi động hội chứng đau nửa đầu khởi phát và sau là đau nửa đầu mãn tính. Điều này cũng lí giải vì sao những người làm việc trong môi trường: các khu công nghiệp, các nhà máy, mỏ quặng, các salon tóc, cửa hàng sơn, quán bar, vũ trường… có khả năng mắc chứng đau nửa đầu cao.

Do thực phẩm, đồ ăn thức uống hàng ngày.

Các thực phẩm có chứa nhiều chất béo trans – fat, thức ăn chứa nhiều cholesteron, đồ uống có cồn như: bơ, pho mát, đồ thức ăn sẵn, đồ nước, đồ chiên xào quá nhiều dầu mỡ, xúc xích, chocolate, mì chính, rượu  bia và các “thực phẩm bẩn” … là các nguồn cơn khiến nồng độ Serotonin trong máu tăng cao làm chứng đau nửa đầu xuất hiện.

 Do uống một số loại thuốc có tác dụng phụ gây đau nửa đầu.

Thuốc chữa bệnh có tác dụng phụ là điều khó tránh khỏi. Nhưng khi người bệnh sử dụng thuốc có tác dụng phụ đau nửa đầu trong thời gian dài sẽ có nguy cơ gây gây bệnh đau nửa đầu cao hơn mức bình thường. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khí sử dụng thuốc.

Xem thêm: Cách chữa trị bệnh đau nửa đầu

]]>
http://tracuusuckhoe.com/trieu-chung-nguyen-nhan-benh-dau-nua-dau-470/feed/ 0
Nguyên nhân, cách điều trị bệnh chàm http://tracuusuckhoe.com/nguyen-nhan-dieu-tri-benh-cham-392/ http://tracuusuckhoe.com/nguyen-nhan-dieu-tri-benh-cham-392/#respond Mon, 14 May 2018 01:57:45 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=392 Mùa hè là mùa thường xảy ra nhiều bệnh ngoài da như: nấm da, hắc lào, mẩn ngứa, viêm da… Và bệnh chàm (eczema) cũng là một trong những bệnh dễ xảy ra khi thời tiết nắng nóng, oi bức. Vậy nguyên nhân của bệnh chàm từ đâu và cách điều trị bệnh chàm nào là hiệu quả ?

trieu-chung-benh-cham-eczema

Hình ảnh bệnh chàm (Eczema)

Bệnh chàm (eczema)

Bệnh chàm là một bệnh viêm da chiếm tới 1/4 trong tổng số người mắc bệnh về da ở Việt Nam (số liệu theo thống kê của Bệnh viện da liễu Trung ương năm 2017). Những người mắc bệnh chàm rất khốn khổ vì đây là một căn bệnh dai dẳng, có tỉ lệ tái phát cao sau khi chữa khỏi. Bệnh để lâu ngày sẽ chuyển sang dạng mãn tính và rất khó điều trị. Ở mức độ nặng nhất, Eczema gây chàm hóa da, ngứa ngáy, gây ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mĩ, cuộc sống và hoạt động của người bệnh.

Nguyên nhân bệnh chàm từ đâu?

Mặc dù được liệt vào danh sách những bệnh da liễu dễ xảy ra, nhưng cho tới nay ngành Y học vẫn chưa có công bố chính thức về các nguyên nhân gây ra bệnh chàm. Tuy nhiên, gần đây có nhiều chuyên gia nhận định cơ địa và dị ứng nguyên là 2 yếu tố được nhận định có liên quan tới nguyên nhân bệnh chàm.

1.Yếu tố cơ địa

Yếu tố cơ địa tự phát là một nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm. Cơ địa tự phát là cơ thể người bệnh có thể có những thay đổi yếu tố bên trong hoặc do bản thân thừa hưởng các gen lặn từ bố mẹ có tiền sử bệnh chàm, hen xuyễn, do tính chất gia đình từ các đời trước đều có người bị mắc Eczema, hen xuyễn. Một số tác nhân kích thích làm cơ thể thay đổi bên trong như bị bệnh viêm xoang, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, xơ gan, các bệnh về thận…

2.Dị ứng nguyên

Các dị ứng nguyên cũng là yếu tố gây ra bệnh chàm mà đặc biệt là dạng chàm tiếp xúc.

  • Các vi khuẩn, vi sinh có cơ chế dị ứng: vi khuẩn, vi nấm, siêu vi
  • Các yếu tố vật lí như: các tổn thương như: cọ sát, gãi… do môi trường, ánh sáng, độ ẩm, không khí…
  • Một số hóa chất gây dị ứng: penicillin, streptomycin, sunfamid, chlorocit, thủy ngân, thuốc tê, lưu huỳnh…
  • Hóa chất độc hại ở môi trường làm việc như: thuốc nhuộm, phân hóa học, sơn xe, dầu mỡ, than đá,  xi măng, thuốc sau, axit, kiềm…
  • Thức ăn tanh, đồ hải sản: đặc biệt là tôn, cua, nhộng
  • Các loại quần áo, đồ dùng, giày dép cao su, phấn sáp, thuốc nhuộm tóc

Các dị ứng nguyên trên không chỉ dễ gây bệnh chàm ở người mà còn có thể làm tăng mức độ eczema ở người đang bị bệnh làm bệnh trầm trọng hơn. Các yếu tố trên ảnh hưởng đến từng đối tượng người bệnh

Cách điều trị bệnh chàm

Eczema là thể bệnh rất khó chữa dứt điểm, dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi nên khi bệnh đã trở nên nặng và thành mãn tính thì việc chữa trị rất khó khăn. Chưa kể tới việc có một số dạng của eczema hiện tại, phương pháp Tây y chưa có thuốc điều trị dứt điểm mà chỉ có các loại thuốc giúp kìm hãm sự phát triển của nó như: viêm da cơ địa, chàm đồng tiền.Tuy nhiên, trong những trường hợp khác nhau, tùy vào từng loại da, từng cơ địa của người bệnh khác nhau mà eczema có thể tái lại hoặc không tái lại.

Vì vậy khi nghi ngờ hoặc biết bị mắc bệnh chàm, người bệnh nên thăm khám da liễu để xác định đúng thể bệnh, từ đó có cách điều trị phù hợp đúng thuốc khi bệnh còn nhẹ để sớm đẩy lùi căn bệnh tai quái này.

Điều trị bệnh chàm bằng thuốc Tây y:

Thuốc Tây y khi dùng, người bệnh sẽ cảm nhận nhan về hiệu quả, tác dụng như giảm ngứa rõ rệt, cơ thể ngủ ngon, vết thương nhanh nặn. Tuy nhiên nhược điểm là bệnh khó điều trị dứt điểm tận gốc, rất dễ quay trở lại sau khi ngừng sử dụng thuốc. Một số trường hợp bệnh nhân có tình trạng tái phát và mức độ lan nhanh hơn so với ban đầu. Có thể sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống hoặc kết hợp cả 2 loại để điều trị bệnh.

Thuốc bôi: Tùy theo từng giai đoạn bệnh mà các có các loại thuốc bôi ngoài da phù hợp như:

  • Giai đoạn cấp tính: Tẩm liệu tại chỗ bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% Jarish, dùng một trong các loại dung dịch màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết như: Nitrat bạc 0,25% -2%, Eosin, Milian,
  • Giai đoạn bán cấp tính: Dùng dạng kem bôi Corticoide, kem kháng sinh, hồ Brocq…
  • Giai đoạn mãn tính: dùng các dạng mỡ bôi corticoide, hắc ín, ichtyol, mỡ salycylic.

Thuốc uống: Khi bệnh chuyển sang dạng mãn tính, lây lan khắp cơ thể thì cần dùng thuốc uống để kìm hãm, ngăn chặn sự bội nhiễm của chúng. Một số dạng thuốc uống có thể dùng như:

nguyen-nhan-cach-dieu-tri-benh-cham-eczema-1

Điều trị bệnh chàm bằng thuốc tây y

  • Kháng histamin: allerry, chlopheniramin, peritol, dimedrol, trexyl, , astelong, hismanal, histalong.
  • Thuốc an thần: diazepam, seduxen.
  • Bổ sung vitamin C, B2, B6, D, A

Điều trị bệnh chàm bằng thuốc Đông y:

Ngoài phương pháp Tây y, người bệnh có thể lựa chọn giải pháp dùng thuốc Đông y để điều trị bệnh. So với phương pháp Tây y, thuốc Đông y tuy có hiệu quả chậm nhưng nếu người bệnh có thể trạng phù hợp hoặc bênh chớm nhẹ thì vẫn có hi vọng điều trị khỏi.

Để điều trị bệnh chàm bằng thuốc Đông y, bạn nên có sự thăm khám trực tiếp của thầy thuốc để được cắt thuốc uống và thuốc bôi phù hợp.

Một số cách phòng ngừa và làm giảm nhẹ bệnh chàm

  • Dùng băng ẩm để che và bảo vệ vùng da bị bệnh;
  • uống thuốc kháng histamin để giảm ngứa và khó chịu;
  • Điều trị bằng một số loại kem hoặc thuốc mỡ trên da (theo chỉ định của bác sĩ da liễu)
  • Dùng cortisone (thuốc mỡ, tiêm hoặc uống thuốc) điều trị các đợt bùng phát nghiêm trọng. (Lưu ý trước khi dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa).
  • Áp dụng liệu pháp tia cực tím cho triệu chứng ngứa trầm trọng;

Xem thêm: Triệu chứng của bệnh chàm (Eczema).

]]>
http://tracuusuckhoe.com/nguyen-nhan-dieu-tri-benh-cham-392/feed/ 0
Bệnh chàm (Eczema) – Triệu chứng bệnh chàm http://tracuusuckhoe.com/benh-cham-eczema-trieu-chung-nguyen-nhan-390/ http://tracuusuckhoe.com/benh-cham-eczema-trieu-chung-nguyen-nhan-390/#respond Sat, 12 May 2018 02:14:07 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=390 Bệnh chàm (eczema) là một bệnh ngoài da khá phổ biến ở Việt Nam và cả trên thế giới. Bệnh tuy không gây hại nhiều tới sức khỏe nhưng lại là một căn bệnh dai dẳng, khó chữa, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lí, vẻ đẹp thẩm mĩ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cách nhận biết triệu chứng bệnh chàm (eczema) như thế nào?

nguyen-nhan-cach-dieu-tri-benh-cham-eczema

Bệnh chàm ở giai đoạn bội nhiễm

Bệnh chàm (eczema)

Bệnh chàm hay còn có tên y học là bệnh eczema, là một bệnh da phổ biến có thể gặp trên bất kì ai không phân biệt độ tuổi, giới tính. Khi nhắc tới “viêm da” và “chàm” làm người ta nhớ ngay tới bệnh viêm da hay gặp. Tuy nhiên, tất cả các loại bệnh chàm đều do viêm da nhưng không phải viêm da nào cũng là bệnh chàm.

Eczema có 7 dạng điển hình là: Viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, tổ đỉa, chàm đồng tiền (Chàm đồng xu), viêm da tiết chất nhờn, viêm da ứ đọng.

Biểu hiện, triệu chứng bệnh chàm

Dưới đây là 2 triểu chứng bệnh chàm điển hình luôn song song với nhau:

1.Thương tổn mụn nước trên da

Nổi mụn nước trên da là biểu hiện đầu tiên và dễ nhận biết nhất của bệnh chàm và nó thường biến chuyển nặng dần theo 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn thời gian kéo dài khác nhau từ một vài ngày cho tới một vài tuần:

Giai đoạn 1: đỏ tấy : có cảm giác nóng rát, ngứa, có thể phù đỏ hoặc mần đỏ cả một vùng da, thường là những vùng da nhạy cảm như: mi mắt, bao quy đầu. Trên bề mặt có những hạt nhỏ màu trắng nhìn giống như mụn nước li ti.

Giai đoạn 2: nổi mụn nước: Các hạt nhỏ màu trắng phát triển thành các mụn nước trên nền da đỏ và có chứa dịch màu trong. Kích cỡ nhỏ như đầu bút bi, đầu đinh ghim, những nốt to có thể bằng các bọng nước. Các mụn nước mọc dày sát nhau, tạo thành từng mảng dày đặc, chi chít.

Giai đoạn 3: giai đoạn bị bội nhiễm: Ở giai đoạn này, các mụn nước bị vỡ ra có thể do tác động người gãi, do hoạt động hoặc mụn căng mọng và tự vỡ. Khi này, các dịch nước vàng chảy ra, dính vào các vùng da bên cạnh, dính vào quần áo hoặc vào móng tay người bệnh đưa đến các vùng da lành nên có thể gây ra bội nhiễm nghiêm trọng.
Giai đoạn 4: da nhẵn: chất dịch vàng chảy ra và đọng lại trên bề mặt da tạo thành các lớp vảy dày. Theo thời gian, lớp vảy khô và bong chóc, lớp da mới có thể thành sẹo thâm hoặc sẹo trắng tùy vào cơ địa từng người. (giai đoạn này ngắn)

Giai đoạn 5: da liken hóa: lớp da mới tự rạn nứt, bong vảy thành các mảng dày hoặc mụn cám, hoặc da có thể dày lên, tăng các sắc tố đen (da liken hóa). Sau một thời gian dài lớp da này ko mọc lại mụn nước thì có thể gọi là ngưng tái phát (khỏi tạm thời), nếu tái lại trong thời gian ngắn chứng tỏ bệnh đang tái lại.

2. Ngứa

Mức độ ngứa của eczema là ngứa liên tục không kể ngày đêm và đi kèm theo suốt 5 giai đoạn phát triển của bệnh. Triệu chứng ngứa liên tục và dữ dội làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe và giấc ngủ của bệnh nhân.

Thường khi bị ngứa, bệnh nhân có xu hướng gãi liên tục và sẽ có cảm giác càng gãi càng thích. Tuy nhiên, đây lại là điều nên tránh tuyệt đối của các bệnh ngoài da. Vì khi gãi, histamin và các vi nấm gây bệnh sẽ theo móng tay di chuyển đến các vùng da lành và ủ bệnh. Điều này giải thích vì sao sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 3 – 6 tháng (lúc này da đang bình thường hoặc triệu chứng nhẹ ko đáng kể) thì bệnh bùng phát, da bị bội nhiễm nhanh và khó ngăn chặn.

3 hình thể lâm sàng của bệnh chàm.

trieu-chung-benh-cham-eczema-1

Lớp da chàm mãn tính bị liken hóa (da chàm hóa)

1.Theo tiến triển của bệnh:

  • Chàm cấp tính: bề mặt da đỏ, xưng phù nhẹ và chảy nhiều nước
  • Chàm bán cấp tính: Da đỏ nhẹ, ít phù nề và hết chảy nước
  • Chàm mãn tính: là do biến chứng của chàm cấp tính tái đi tái lại nhiều lần gây nên. Biểu hiện da đỏ và có chảy nước (không thường xuyên), da dày, bìu lên, các nếp nhăn sâu xuống gây ra tình trạng da liken hóa.
  • Chàm bội nhiễm: do các mụn nước vỡ và dịch vàng từ mụn lây lan sang vùng da lành bằng nhiều trung gian như: quần, áo, móng tay…
  • Chàm hóa: Vùng da bị xù xì, khô cứng, có màu thâm đen, vẫn có thể bị ngứa làm mất thẩm mĩ.

2.Theo tính chất của thương tổn:

  • Chảm đỏ: Bề mặt da sẫm đỏ, nổi mẩn hơn so với lớp da bình thường, có một vài mụn nước nhỏ li ti nổi ở trên, có dịch màu trong hoặc màu vàng.
  • Chàm có sẩn: Các sẩn tập trung thành từng đám lớn, đỏ và nổi cao hơn so với da thường.
  • Chàm bọng nước: khu trú (mụn nước) có đường kính hơn 1mm sẽ là chàm bọng nước, thường xuất hiện ở bàn chân, tay hoặc lòng bàn chân, tay.

3.Theo căn nguyên:

  • Chàm thể tạng: thường do yếu tố di truyền từ các đời trước trong gia đình đã bị mắc bệnh. Bệnh này chiếm khoảng 1% dân số người lớn và chiếm tới 2 – 3 % ở trẻ em.
  • Chàm tiếp xúc: thường gây ra bởi môi trường tiếp xúc, các chất dị ứng hoặc gây kích ứng với da, hoặc do tiếp xúc trực tiếp da lành với da bị bệnh. Biểu hiện là bị ngứa ở thượng bì và bì, khởi đầu là các mụn nước (khu trú). Chàm tiếp xúc chiếm 20% trong số các dạng chàm và hiện nay đang có nguy cơ tăng lên.
  • Chàm vi trùng: do các vi khuẩn, vi nấm, sang chấn từ bên ngoài gây nên như mụn nước vỡ, vết côn trùng cắn.
  • Chàm tổ đỉa: là dạng chàm mãn tính, dễ tái nhiều lần, biểu hiện có các mụn nước sâu, ngứa nổi nên tại lòng bàn tay, bàn chân. Chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh này.
  • Chàm da mỡ (chàm tiết bã): Thường gặp ở người da dầu nhiều, da nhờn tại một số bộ phận tiết nhiều bã nhờn như: da đầu da mặt, lưng, ngực, tay… Bệnh thường gặp ở nam giới và chiếm khoảng 2,5% dân số.

Xem thêm: Nguyên nhân, cách điều trị bệnh chàm

]]>
http://tracuusuckhoe.com/benh-cham-eczema-trieu-chung-nguyen-nhan-390/feed/ 0
Triệu chứng bệnh tiểu đường và nguyên nhân http://tracuusuckhoe.com/trieu-chung-benh-tieu-duong-155/ http://tracuusuckhoe.com/trieu-chung-benh-tieu-duong-155/#respond Thu, 12 Apr 2018 09:42:39 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=155 Theo dự báo của bộ Y tế, đến năm 2030, trên thế giới sẽ có khoảng hơn 500 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó có hơn 80% tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, kém phát triển. Bệnh tiểu đường mà đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như: bệnh tim mạch vàng, tai biến mạch máu não, mù lòa, suy thận… thậm chí cả tử vong. Vậy dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường là gì?

trieu-chung-benh-tieu-duong

Triệu chứng bệnh tiểu đường là gì?

1.Bệnh tiểu đường là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường (tên gọi trong Y học), là một bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhidrat, mỡ và protein trong khi hooc môn insulin của tuyến tụy bị giảm (bị thiếu) tác động lên cơ thể. Điều này làm cho lượng đường huyết trong máu quá cao, gây ra bệnh tiểu đường.

Bệnh đái tháo đường kéo dài nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều loại bệnh hiểm nghèo khác như: mù lòa, tai biến mạch máu não, bệnh về tim, liệt dương, suy thận…

2.Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có 3 loại là bệnh tiểu đường type 1, type 2 và bệnh tiểu đường thai kì (type 3). Nhưng thường gặp là bệnh tiểu đường type 1 và type 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 1:

  • Là bệnh hay xảy ra ở trẻ em và những người trẻ (dưới 30 tuổi). Bệnh tiểu đường tuýp 1 phụ thuộc vào lượng hooc môn insulin của cơ thể.
  • Khi cơ thể bị rối loạn, tức là hệ miễn dịch tấn công làm tổn thương các tế bào tuyến tụy làm tụy không sản xuất được hooc môn insulin, quá trình hấp thụ glucose khó diễn ra. Điều này đồng nghĩa người bệnh phải chung sống với đái tháo đường suốt đời.

Bệnh tiểu đường tuýp 2:

  • Là bệnh hay xảy ra ở độ tuổi trung niên (sau 40 tuổi). Bệnh đái tháo đường tuýp 2 không phụ thuộc vào lượng insulin của tuyến tụy.
  • Ở người bệnh đái tháo đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn có thể sản sinh ra insulin. Tuy nhiên, lượng insulin do tụy tiết ra không đủ hoặc do cơ thể người bệnh kháng insulin (không hấp thụ được insulin để chuyển hóa glucose), làm lượng đường huyết trong máu cao hơn bình thường.
  • Ngoài ra, bệnh còn dễ hình thành khi bệnh nhân không có chế độ ăn uống hợp lí, bệnh nhân bị béo phì nhưng lười vận động… Lúc này, các năng lượng dư thừa một phần chuyển hóa thành mỡ dự trữ, một phần do không chuyển hóa kịp vẫn lưu lại trong máu làm lượng đường trong máu cao.

3.Triệu chứng bệnh tiểu đường

Triệu chứng bệnh tiểu đường type 1:

  • Cơ thể cực kì mệt mỏi
  • Có cảm giác đói nhanh, đói liên tục
  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều (nhất là về ban đêm)
  • Khát nước nhiều
  • Sụt cân nhanh chóng
  • Thị lực giảm rõ rệt, mắt mờ, không nhìn rõ

 Triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 là:

  • Cơ thể hay cảm thấy mệt mỏi
  • Mắt kém, giảm thị lực giảm dần
  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Khát nước bất thường
  • Các vết thương hở lâu lành hơn bình thường
  • Thỉnh thoảng bị đau, tê nhức chân tay
  • Bị giảm cân nhưng không rõ lí do

Hai triệu chứng bệnh tiểu đường type 1 và type 2 có một số biểu hiện khá giống nhau. Vì vậy để phân biệt được bệnh tiểu đường type 1 và type 2, người bệnh cần quan sát tần suất (số lần lặp lại) triệu chứng là nhiều hay ít. Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra nhanh (trong khoảng 6 – 8 tháng) nên triệu chứng bệnh sẽ nhiều hơn. Còn triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 thường không rõ ràng, liên tục vì bệnh diễn biến thầm lặng, khoảng 2 – 3 năm khi bệnh đã biến chứng thì người bệnh mới phát hiện ra.

4. Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là do lượng đường huyết (Glucose) trong máu quá cao. Hãy cùng nhìn quá trình chuyển hoa Glucose để hiểu hơn vì sao con người bị mắc bệnh tiểu đường.

Glucose đươc cung cấp vào cơ thể thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày và được dự trữ trong gan (để chuyển hóa thành glucogen). Máu hấp thụ Glucose và cung cấp đến các tế bào trong cơ thể. Khi này, tuyến tụy sẽ sản sinh ra hooc môn insulin làm chất xúc tác để các tế bào sống có thể hấp thu Glucose từ máu và chuyển hóa thành năng lượng.

Nhưng khi quá trình chuyển hóa Glucose trên bị rối loạn, đồng thời tuyến tụy không sản xuất ra hooc môn insulin hoặc sản xuất không đủ, hoặc cơ thể bị kháng insulin (không hấp thụ được), dẫn tới việc tế bào sống bị ngưng hấp thu Glucose từ máu. Điều này làm cho lượng đường huyết trong máu cao, thông qua thời gian tích tụ lâu dài sẽ gây ra bệnh đái tháo đường.

Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

benhtieuduongtuyp

Bệnh tiểu đường tuýp 2 dễ gặp ở người bệnh béo phì 

5. Một số biện pháp phòng ngừa biến chứng tiểu đường

  • Bệnh đường tuýp 1 và tuýp 2, cần thực hiện một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu. Hạn chế ăn đồ tinh bột, đồ ngọt
  • Không hút thuốc lá
  • Không sử dụng hoặc hạn chế tối đa việc uống rượu, bia, đồ uống có chất cồn, chất kích thích
  • Thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết bằng các dụng cụ đo đường huyết tại nhà để phát hiện, theo dõi, cũng như điều trị bệnh kịp thời.
  • Luyện tập các bài tập thể dục nâng cao sức khỏe, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu.
  • Có lịch khám sức khỏe tổng thể định kì 6 tháng/lần
]]>
http://tracuusuckhoe.com/trieu-chung-benh-tieu-duong-155/feed/ 0
10 cách tắm trắng toàn thân tại nhà đơn giản hiệu quả http://tracuusuckhoe.com/10-cach-tam-trang-toan-than-tai-nha-don-gian-hieu-qua-63/ http://tracuusuckhoe.com/10-cach-tam-trang-toan-than-tai-nha-don-gian-hieu-qua-63/#respond Sat, 17 Mar 2018 03:54:59 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=63 Làn da trắng hồng, mịn màng luôn là niềm mơ ước của rất nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, với dòng “máu đỏ da vàng”, hơn một nửa phụ nữ Việt Nam có làn da vàng, ngăm đen không như ý. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tới chị em 10 cách tắm trắng toàn thân tại nhà đơn giản hiệu quả và cực kì an toàn.

0

Với xu thế xã hội phát triển, ngày nay “mọc” lên rất nhiều dịch vụ spa, chăm sóc làm đẹp da bằng các “các tế bào gốc”, các loại mĩ phẩm dưỡng da với giá “trên trời”. Ngoài cách làm đẹp nhân tạo, chị em chúng ta cũng có thể lựa chọn phương pháp làm đẹp tự nhiên hiệu quả với với độ an toàn cao, nguyên liệu phương thức đơn giản và giá thành “rất phải chăng”. sau đây là 10 cách tắm trắng toàn thân tại nhà đơn giản hiệu quả, hãy cùng tham khảo nhé.

Cách 1.Tắm trắng toàn thân tại nhà bằng cám gạo và mật ong

1

  • Trong cám gạo chứa nhiều vitamin A,B,E và khoáng chất giúp da sáng mịn. Đặc biệt cám gạo có chứa 80% vitamin B1 giúp tái tạo cấu trúc da, làm da trắng,mịn và săn chắc.
  • Chuẩn bị: lấy tỉ lệ: 1 bát bột cám gạo + 4 thìa cafe mật ong + nước để trộn hỗn hợp thành dạng sệt.
  • Cách tắm: Tắm trước người với nước sạch, sau đó dùng hỗn hợp trên đắp toàn thân, mát xa liên tục khoảng 20 – 30 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da, sau đó thì tắm sạch lại với nước. Thực hiện 2 lần một tuần.

Cách 2.Tắm trắng toàn thân tại nhà bằng bã cà phê và sữa tươi không đường.

3

  • Bã cà phê tưởng chừng như ko còn tác dụng nhưng thực tế lại cho thấy bã cà phê có tác dụng bất ngờ đối với làn da “bánh mật” khó chiều của các chị em. Trong thành phần của bã cà phê có chứa một lượng chất oxy hóa dồi dào sẽ giúp thanh tẩy đi những tế bào chết tích tụ lâu năm, đồng thời làm da sáng mịn hơn.
  • Chuẩn bị: Lượng tỉ lệ: 3 thìa bã cà phê + 150ml sữa tươi không đường. trộn đều thành dạng sệt.
  • Cách tắm: tương tự như cách 1.

Cách 3:Tắm trắng toàn thân tại nhà bằng yến mạch và mật ong.

2

  • Yến mạch từ lâu đã được biết đến là sản phẩm tự nhiên dưỡng da rất tốt cho phái đẹp. Ngoài tác dụng tái tạo làn da, làm da trắng, mịn và săn chắc hơn, yến mạch còn giúp kiềm dầu trên da mặt những ngày hè nóng bức.
  • Chuẩn bị: 1 bát con bột yến mạch + 3 thìa cafe mật ong + nửa quả chanh tươi vắt lấy nước cốt (gạn hạt). Trộn đều hỗn hợp với nhau.
  • Cách tắm: Tắm trước người với nước sạch, sau đó dùng hỗn hợp trên đắp toàn thân, mát xa liên tục trong 20 – 30 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da, sau đó thì tắm sạch lại với nước. Thực hiện 2 lần một tuần.

Cách 4: Tắm trắng toàn thân tại nhà bằng soda và lòng trắng trứng gà.

10

 

  • Soda có tác dụng tẩy da chết rất hiệu quả, đồng thời các vitamin nhóm B, E có trong soda kết hợp với lòng trắng trứng gà giúp làm sáng da, mềm da và nhanh trắng sáng. Tuy nhiên, phương pháp này thực hiện hơi cầu kì và có mùi hơi khó chịu các chị em nhé.
  • Chuẩn bị: 1 lon soda + 1 lòng trắng trứng gà ta + 2 thìa mật ong. Hòa đều dung dịch.
  • Cách tắm: Làm ướt cơ thể, dùng hỗn hợp đắp và mát xa toàn bộ cơ thể trong khoảng 20 – 25 phút. Sau đó tắm lại sạch với nước. Lưu ý, khi tắm các chị em có thể ngồi vào một chậu lớn để có thể lấy lại hỗn hợp này tắm vì ở dạng lỏng nên soda trứng gà không giữ được lâu trên cơ thể.

Cách 5: Tắm trắng toàn thân tại nhà bằng bia.4

  • Bia có nguồn gốc từ gạo lên men nên chứa rất nhiều vitamin B, E, C có tác dụng làm trắng da toàn thân. Vậy nên, ngoài cách sử dụng soda, chúng ta cũng có thể dùng bia làm đẹp.
  • Cách làm rất đơn giản: làm ướt người, sau đó lấy một lon bia xoa đều lên người và mát xa trong 20 – 25 phút thì tắm lại bằng nước sạch.

Cách 6: Tắm trắng toàn thân tại nhà bằng chanh mật ong.

102

  • Chanh chứa nguồn vitamin C dồi dào, là một “thần dược” làm đẹp da không chỉ bên trong mà cả bên ngoài. Ngoài việc uống nước chanh có tác dụng chống lão hóa, da căng mịn, trắng sáng từ bên trong, các chị em cũng có thể dùng chanh để tắm trắng da từ bên ngoài, giúp “công cuộc làm đẹp” hoàn thành sớm hơn. Tuy nhiên, chanh có tính acid mạnh nên khi tắm chanh nên kết hợp dùng thêm mật ong để bảo về da ko bị tổn thương và mềm mịn da hơn.
  • Chuẩn bị: 2 quả chanh tươi vắt lấy nước cốt + 3 thìa mật ong. Hòa tan hỗn hợp này với nhau.
  • Cách tắm: Tắm trước với nước sạch, dùng chanh mật ong xoa toàn thân, mát xa liên tục khoảng 20 – 30 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da, sau đó thì tắm sạch lại với nước. Thực hiện 2 lần một tuần.

Cách 7: Tắm trắng toàn thân tại nhà bằng bột ngọc trai.

7

  • Bột ngọc trai từ thời xưa đã được các bậc vua chúa sử dụng trong làm đẹp da. Hiện nay, bột ngọc trai không còn quá khó tìm, các chị em có thể ra các cửa hàng mĩ phẩm uy tín để mua bột ngọc trai làm đẹp.
  • Cách làm: lấy tỉ lệ nửa bát con cám gạo + 4 thìa cafe bột ngọc trai + 4 thìa cafe dầu oliu. Trộn đều hỗn hợp và tắm như cách 1.

Cách 8: Tắm trắng toàn thân tại nhà bằng đu đủ và sữa tươi

6

  • Ngoài việc ăn để làm đẹp từ bên trong, bạn cũng có thể dùng đu đủ để làm đẹp da từ bên ngoài.
  • Chuẩn bị: lấy khoảng 300g đu đủ chín, gọt sạch vỏ và tán nhuyễn bằng thìa hoặc dầm, giã nát… Lưu ý ko nên cho vào máy sinh tố say vì các vitamin sẽ chuyển sang dạng khác (xay sinh tố đu đủ là cách uống bên trong). Cho thêm 200ml sữa tươi vào và trộn đều hỗn hợp.
  • Cách tắm như phương pháp 1.

Cách 9: Tắm trắng toàn thân tại nhà bằng bột đậu đỏ và rượu trắng

8

  • Chuẩn bị:Xay nhỏ đậu đỏ thành dạng mịn. cho thêm rượu trắng vào với lượng vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sệt và tắm.
  • Cách tắm: Làm ướt người, xoa hỗn hợp bột đậu toàn thân và mát xa khoảng 30 phút. Sau đó tắm sạch lại bằng nước. Tắm 2 lần/tuần.

Cách 10: Tắm trắng toàn thân tại nhà bằng sữa tươi và sữa chua.

96

  • Chuẩn bị: 1 hộp sữa chua không đường hòa cùng 300ml sữa tươi không đường. Làm ướt người và xoa hỗn hợp sữa toàn thân, mát xa khoảng 25 phút có thể tắm sạch lại bằng nước. Tắm 3 lần/tuần
]]>
http://tracuusuckhoe.com/10-cach-tam-trang-toan-than-tai-nha-don-gian-hieu-qua-63/feed/ 0