Tra cứu sức khỏe http://tracuusuckhoe.com Một trang web mới sử dụng WordPress Mon, 27 Nov 2023 08:35:49 +0000 vi hourly 1 Nghiên cứu dịch chiết xuất từ Nhung Hươu đối với sức khỏe http://tracuusuckhoe.com/nghien-cuu-dich-chiet-xuat-tu-nhung-huou-1423/ http://tracuusuckhoe.com/nghien-cuu-dich-chiet-xuat-tu-nhung-huou-1423/#respond Wed, 15 Nov 2023 07:23:37 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1423 1. Nghiên cứu tác dụng chống lão hóa của dịch chiết Nhung hươu

Tác giả: Ben xiang Wang et al.

Nơi thực hiện: Viện nghiên cứu Wakan-Yaku, Trường đại học y dược Toyama, Nhật Bản

Năm nghiên cứu: 1998

Đối tượng: chuột cống và chuột nhắt

Phương pháp: Đo nồng độ MDA (malondialdehyd) ở 3 nhóm: chứng, nhóm dùng ethanol (hoặc cholorofom), nhóm dùng dịch chiết nhung hươu + ethanol (CHCI3).

Kết quả

Khi cho các loài động vật gặm nhấm uống cholorofom hoặc cồn đẫn đến tăng bất thường tổng hợp MDA ở gan.  Khi cho những động vật này dùng dịch chiết nhung hươu đã làm giảm nồng độ MDA đáng kể.

Trên microsome được phân lập từ gan chuột, dịch chiết nhung hươu ức chế tổng hợp MDA trong hệ thống NADPH.  Kết quả này cho thấy, tổn thương peroxid lipid ở gan gây ra bởi tăng các gốc tự do chứa Oxy có thể được bảo vệ bằng dịch chiết nhung hươu trên invivo và invitro.

Bảng cho thấy sự thay đổi trong hình thành MDA trong gan ở chuột khi dùng dịch chiết cồn nhung hươu trong 30 ngày. Nồng độ MDA tăng gấo đôi ở những con chuột sau khi uống ethanol 6 tiếng. Những con chuột dùng dịch chiết nhung hươu 300mg/kg/ngày đã giảm đáng kể hình thành MDA (do ethanol).

Sự thay đổi trong hình thành MDA trong gan ở chuột khi dùng dịch chiết cồn nhung hươu trong 30 ngày

Bảng thể hiện sự thay đổi sự hình thành MDA trong gan chuột được gây ra bởi CHCl3 khi dùng dịch chiết nhung hươu trong 7 ngày liều 200-300 mg/kg/ngày. Dịch chiết nhung hươu làm giảm đáng kể MDA và tác dụg này phụ thuộc liều.

Sự thay đổi sự hình thành MDA trong gan chuột được gây ra bởi CHCl3 khi dùng dịch chiết nhung hươu trong 7 ngày

2. Nghiên cứu tác dụng bổ sung hồng cầu, tăng sức mạnh cơ bắp và sức bền cơ thể

Tác giả: Gordon Sleivert

Nơi thực hiện: Khoa Vận động học, Đại học New Brunswick, Fredericton, New Brunswick, Canada E3B 5A3.

Năm nghiên cứu: 2003

Phương pháp: Đo mức độ thay đổi của hormone testosterone, sức mạnh cơ bắp, sức bền và VO2max.

Kết quả:

Khi cho 38 con đực được phân ngẫu nhiên theo từng đôi dùng dịch chiết xuất nhung hươu (n=12) và bột (n=13) với nhóm giả dược (n=13). Tất cả các nhóm đều cải thiện sức mạnh 6 RM tương đương (41+/- 26%, p<0,001), nhưng có sự gia tăng lớn về phần sức khỏe ở các cơ đầu gối (30 +/- 21% so với 13 +/- 15%, p=0,04) và độ bền (21 +/- 19% so với 7 +/- 12%, p=0,02) so với nhóm dùng giả dược.

3. Nghiên cứu chiết xuất nhung hươu cải thiện mệt mỏi thông qua việc thay đổi biểu hiện của các gen liên quan đến sức mạnh cơ bắp ở cơ xương của chuột

Tác giả: Jaw-Chyun Chen và Chien-Yun Hsiang

Đối tượng nghiên cứu: Chuột BABL/c đực (8-10 tuần tuổi) được nuôi ở nhiệt độ phòng 25+/- 1độ C với chu kỳ sáng/tối 12/12 giờ.

Phương pháp:

Kết quả

Nghiên cứu cho thấy, FSDTAE (dịch chiết xuất từ Nhung hươu Sambar có thể làm tăng thời gian bơi trong bài kiểm tra tra bơi cưỡng bức đối với loài chuột. Kết quả microarray chỉ ra rằng FSDTAE có thể điều chỉnh để thay đổi tình trang toàn thân của cơ thể giúp cải thiện quá trình chuyển hóa năng lượng. Thông qua các chức năng của các mô cục bộ, tăng cường sức mạnh cơ bắp và điều hòa lại các gen (Tpm2, Tnnt1 và Tnni1) chịu trách nhiệm cơ cơ và làm tăng tỷ lệ cơ xuong đồng dạng chậm và nhanh.

Giả thuyết về cơ chế chiết xuất nhung hươu để cải thiện hiệu ứng mệt mỏi

Nguồn tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3950920/
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14669926/
]]>
http://tracuusuckhoe.com/nghien-cuu-dich-chiet-xuat-tu-nhung-huou-1423/feed/ 0
Hà thủ ô đỏ http://tracuusuckhoe.com/ha-thu-o-do-109/ http://tracuusuckhoe.com/ha-thu-o-do-109/#respond Tue, 30 Mar 2021 02:49:37 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=109 Hà thủ ô đỏ từ lâu đời đã được coi là “thần dược” trong Đông y giúp điều trị suy nhược thần kinh, bổ máu, làm đẹp da… và đặc biệt là làm tóc đen, hỗ trợ giảm tóc bị rụng, điều trị chứng tóc bạc sớm rất hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu hà thủ ô đỏ và tác dụng của hà thủ ô đỏ qua bài viết dưới đây nhé.

cay-ha-thu-o-do

Củ rễ hà thủ ô đỏ

1.Cây hà thủ ô đỏ.

  • Hà thủ ô đỏ còn tên gọi khác là: Thủ ô, dạ giao đẳng.
  • Có tên khoa học là: Fallopia multiflora, thuộc họ: rau răm (Polygonaceae).
  • Cây thường dùng củ rễ mang phơi khô hoặc sấy để làm thuốc chữa bệnh.

2.Nơi phân bố và nơi trồng nhiều hà thủ ô đỏ

Cây thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc và một số ít tỉnh miền Trung, những nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm, địa hình núi cao và mưa nhiều như: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình, Nghệ An.

Hiện nay do có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt, hà thủ ô đỏ không chỉ được khai thác tự nhiên mà còn được người dân trồng rộng rãi ở một số tỉnh như: Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định…

3.Hình dáng của cây hà thủ ô đỏ

  • Hà thủ ô đỏ là dạng thân thảo, thân cây phát triển theo kiểu dây deo, thân tròn, nhỏ, mọc xoắn vào nhau mặt ngoài thân có màu tía xanh, phần thân gần ngọn non và có màu xanh nhạt.
  • Lá cây mọc so le nhau, cuống lá dài khoảng 2cm – 3cm, lá có dạng gần giống hình trái tim, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn, phần đuôi lá mọc tách sang 2 bên, rộng từ 2,5cm – 5cm, dài khoảng 4cm – 8cm
  • Hoa hà thủ ô đỏ khá nhỏ có đường kính khoảng 2mm, thường mọc cách xa nhau owe kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Bao hoa màu trắng, có 8 nhụy trong đó 3 nhụy dài hơn. Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống đất.
  • Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng.
  • Củ rễ hà thủ ô đỏ: dài, có bề ngang dạng hình tròn với nhiều khúc to nhỏ khác nhau (do rễ củ không đều nhau). Mặt ngoài củ rễ có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ màu đỏ (Vì vỏ và lõi của rễ đều có màu đỏ nên đươc gọi là hà thủ ô đỏ). Củ rễ có vị chát tự nhiên.

4.Thành phần dược học của cây

Củ hà thủ ô đỏ chứa 1,7% anthraglycosid, emodin, physcion, rhein, chrysophanol, 1,1% protid, 3,1% lipid 45,2% tinh bột, 4,5% chất vô cơ, 26,45 các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin).

Hà thủ ô đỏ nguyên chất (chưa sơ chế) chứa 7,68% tanin, 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần, 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do. Sau khi chế, còn 3,82% tanin, 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần, 0,1127% dẫn chất anthraquinon tự do.

5.Tác dụng của hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ có một số tác dụng chủ yếu sau đây. Hãy cùng xem nhé:

  • Điều trị hiệu quả chứng bạc tóc sớm ở người, giúp đen tóc, làm tóc dài nhanh và bóng khỏe tóc.
  • Chữa thận suy, yếu gan; thần kinh suy nhược, ăn ngủ .
  • Hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao
  • Giúp bổ máu, hỗ trợ điều trị sốt rét mãn tính.
  • Tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh
  • Hỗ trợ điều trị đau lưng, thấp khớp, di tinh, khí hư, đại tiện ra máu; đái buốt, đái dắt, đái ra máu (lao lâm).
  • Hỗ trợ điều trị bệnh xơ cứng mạch máu não thường xảy ra ở người già (cần uống lâu dài)
  • Làm giảm chứng hồi hộp, chóng mặt, ù tai hoa mắt, lưng gối rũ mỏi,
  • Điều trị táo bón, điều kinh bổ huyết.

6.Bài thuốc điều chế hà thủ ô đỏ giúp điều trị chứng tóc bạc sớm

che-bien-ha-thu-o-do-va-do-den

Đồ hà thủ ô đỏ và đỗ đen điều trị chứng bạc tóc sớm

Hà thủ ô đỏ điều trị bạc tóc được đông y sử dụng rất nhiều và hiệu quả cao. Cách chế biến hà thủ ô đỏ điều trị tóc bạc sớm, giúp làm đen tóc có nhiều cách. Chúng tôi xin giới thiệu cách điều chế hà thủ ô điều trị chứng rụng tóc đơn giản sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Hà thủ ô đỏ rửa sạch, cạo vỏ, ngâm nước cho nó mềm ra rồi thái thành miếng
  • Chuẩn bị hạt đỗ đen, ngâm nước, loại bỏ những hạt đỗ lép, ngâm trong khoảng thời gian 30 phút.
  • Tỉ lệ hà thủ ô đỏ và hạt đỗ đen là 50:50

Cách làm: Chế biến hà thủ ô đỏ và đỗ đen là việc hầm hoặc hấp lặp lại 9 chín lần. Làm giống như đồ xôi đỗ.

  • Cho nước vào nồi (tùy theo độ cao của giá đồ xôi ko để nước chạm tới giá). Đặt giá đồ xôi vào. Đầu tiên xếp kín 1 lớp hà thủ ô đỏ trước. Sau đó xếp hà thủ ô đỏ và hạt đỗ đen theo từng lớp một xen kẽ nhau.
  • Đun sôi nồi rồi đun nhỏ lửa cho đến khi hạt đỗ nhừ thì bỏ ra lấy miếng hà thủ ô ra phơi khô.
  • Số hà thủ ô đỏ phơi khô đó được chuẩn bị lại đun cùng đỗ đen lần nữa vào ngày hôm sau.
  • Để có được thuốc tốt nhất, chúng ta nên làm như trên 9 lần.
  • Liều lượng sử dụng hà thủ ô đỏ dùng theo chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh. Thông thường sử dụng khoảng 4g mỗi ngày chia làm 2 lần. Vì vị của hà thủ ô có vị đắng chát, nên các bạn có thê uống chung với đường hoặc mật ong để vị thơm ngon và dễ uống hơn.

Xem thêm: Bài thuốc hà thủ ô trị rụng tóc

]]>
http://tracuusuckhoe.com/ha-thu-o-do-109/feed/ 0
Tác dụng của cây nữ lang http://tracuusuckhoe.com/tac-dung-cua-cay-nu-lang-843/ http://tracuusuckhoe.com/tac-dung-cua-cay-nu-lang-843/#respond Fri, 19 Jul 2019 07:42:50 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=843 Nữ lang là một cây thuốc quý, được nghiên cứu sâu rộng trên nhiều công trình của y học thế giới và cả Việt Nam.

nu-lang-co-tac-dung-gi

Thông tin tổng quan

Tên khoa học: Valenrian

Nữ lang là một loại thảo mộc. Nó có nguồn gốc từ châu Âu và một phần của châu Á nhưng cũng phát triển ở Bắc Mỹ.

Nữ lang được sử dụng phổ biến nhất cho rối loạn giấc ngủ , đặc biệt là không có khả năng ngủ ( mất ngủ ). Nữ lang cũng được sử dụng bằng đường uống cho lo lắng và căng thẳng tâm lý, nhưng có nghiên cứu khoa học hạn chế để hỗ trợ những sử dụng này.

Trong sản xuất, các chất chiết xuất và dầu làm từ nữ lang được sử dụng làm hương liệu trong thực phẩm và đồ uống.

Công dụng & hiệu quả

Nữ lang hoạt động như một loại thuốc an thần trên não và hệ thần kinh. Tác dụng của nữ lang:

Điều trị mất ngủ

Mặc dù một số nghiên cứu mâu thuẫn tồn tại, hầu hết các nghiên cứu cho thấy dùng nữ lang có thể làm giảm thời gian ngủ vào khoảng 15 đến 20 phút. Nữ lang giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Sử dụng liên tục trong vài ngày, thậm chí đến bốn tuần, có thể cần thiết trước khi hiệu quả rõ rệt. Một số nghiên cứu cho thấy nữ lang có thể giúp cải thiện giấc ngủ khi kết hợp với các loại thảo mộc khác như thiên môn đông, hoa bina, dầu chanh.

Uống nữ lang cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của những người đang rút khỏi việc sử dụng thuốc ngủ. Mặc dù hiệu quả không nhanh bằng thuốc ngủ nhưng an toàn hơn.

Cải thiện triệu chứng mãn kinh

Nghiên cứu cho thấy dùng 675-1060 mg rễ cây nữ lang mỗi ngày trong 8 tuần có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất bốc hỏa ở phụ nữ sau mãn kinh.

Kết hợp nữ lang với thiên môn đôngsâm tố nữ, có khả năng điều trị hiệu quả các triệu chứng mãn kinh một cách hiệu quả.

Giảm phiền muộn

Nữ lang có khả năng cải thiện các triệu chứng trầm cảm( liều cao 1000 mg giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm nhanh hơn so với liều thấp 500 mg).

Rối loạn kinh nguyệt (đau bụng kinh)

Rối loạn tiền kinh nguyệt (PMS). Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng uống 255 mg nữ lang 3 lần/ngày trong hai chu kỳ kinh nguyệt sẽ giảm đau và cần dùng thuốc giảm đau khác trong kỳ kinh nguyệt.

Bồn chồn

Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng cung cấp 160 mg chiết xuất rễ cây nữ lang và 80 mg chiết xuất từ lá chanh một hoặc hai lần mỗi ngày có thể làm giảm các triệu chứng bồn chồn nghiêm trọng (chứng khó ngủ) ở trẻ em dưới 12 tuổi. Dùng 600 mg nữ lang trong 7 ngày trước khi thử nghiệm căng thẳng tinh thần sẽ làm giảm huyết áp, nhịp tim và cảm giác áp lực khi bị căng thẳng.

Một nghiên cứu khác cho thấy dùng 100 mg nữ lang trước khi nói trước khán giả sẽ làm giảm cảm giác lo lắng; dùng một liều duy nhất có chứa 360 mg nữ lang và 240 mg dầu chanh đêm làm giảm sự lo lắng do căng thẳng. Nhưng nếu dùng nhiều hơn 1080 mg nữ lang và 720 mg chanh có thể làm tăng sự lo lắng.

Liều dùng

Các liều sau đây đã được nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học:

Đối với trường hợp mất ngủ:

  • 400-900 mg chiết xuất nữ lang trước khi đi ngủ trong vòng 6 tuần, hoặc
  • 120 mg chiết xuất nữ lang, với 80 mg chiết xuất dầu chanh trước khi đi ngủ tối đa 30 ngày, hoặc
  • 374-500 mg chiết xuất nữ lang cộng với 83,8-120 mg chiết xuất hoa bia trước khi đi ngủ trong 2-4 tuần, hoặc
  • 300 mg chiết xuất nữ lang, 80 mg chiết xuất từ hoa hướng dương và 30 mg chiết xuất hoa bia trước khi đi ngủ cho đến hai tuần.
  • Dùng nữ lang 30 phút đến 2 giờ trước khi đi ngủ.

Đối với các triệu chứng mãn kinh: 225 mg rễ nữ lang mặt đất đã được thực hiện ba lần mỗi ngày trong 8 tuần. Ngoài ra, 530 mg chiết xuất rễ cây nữ lang/ 2 lần/ ngày trong 8 tuần.

Nguồn tham khảo

Nữ lang- Vị thuốc an thần cho phụ nữ trung niên

]]>
http://tracuusuckhoe.com/tac-dung-cua-cay-nu-lang-843/feed/ 0
Tác dụng của sâm tố nữ đối với phái đẹp http://tracuusuckhoe.com/tac-dung-cua-sam-to-nu-doi-voi-phai-dep-837/ http://tracuusuckhoe.com/tac-dung-cua-sam-to-nu-doi-voi-phai-dep-837/#respond Fri, 19 Jul 2019 07:04:03 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=837 Sâm tố nữ được biết đến là một loại cây thuốc quý bởi những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe con người, nhất là các chị em phụ nữ.

sam to nu

Sâm tố nữ

Tên khoa học: Pueraria mirifica.

Đặc điểm: đây là loại cây dây leo bằng thân quấn được người .

Bộ phận dùng: Củ.

Tác dụng của sâm tố nữ đối với phái đẹp

Giảm các triệu chứng tiền mãn kinh: Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới chứng minh Sâm tố nữ chứa ít nhất 17 hoạt chất có tác dụng tương tự estrogen, trong đó nổi bật là hoạt chất Deoxymiroestrol với hoạt lực rất mạnh. Người dùng Sâm tố nữ sau 4 – 6 tháng đều giảm đáng kể các triệu chứng tiền mãn kinh như: mất ngủ, bốc hỏa, cáu gắt, da nhăn sạm, loãng xương..

Hỗ trợ cải thiện sinh lý nữ: Nghiên cứu về Sâm tố nữ ở hầu hết các mức liều đều cho thấy: Sâm tố nữ giúp cải thiện rõ rệt các tình trạng: khô rát âm đạo, suy giảm ham muốn… Đặc biệt ở liều 500 mg/kg còn làm tăng khối lượng âm đạo khô, tăng sinh tế bào biểu mô âm đạo, tăng nồng độ estrogen trong máu.

Cải thiện vòng 1: Chính vì hoạt tính estrogen của Sâm tố nữ rất mạnh nên Sâm tố nữ còn có tác dụng giúp phát triển ống sữa và mở rộng mô mỡ quanh ngực, làm tăng hấp thu collagen, từ đó giúp ngực phát triển và săn chắc hơn. Các nghiên cứu cho thấy, sau 2 tháng sử dụng sâm tố nữ với liều lượng 800mg/ ngày cho hiệu quả nở ngực là 82% và săn chắc ngực lên tới 88%.

Do vậy có thể khẳng định sâm tố nữ là một cây thuốc rất quý cho chị em trong việc bổ sung estrogen thực vật, giúp cải thiện nhanh các triệu chứng tiền mãn kinh, nâng cao sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.

Cách sử dụng

Cách dùng đơn giản nhất là ăn trực tiếp củ sâm tố nữ hoặc nghiền thành bột pha với nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra cách làm này không mang lại hiệu quả cao.

Tinh chất quý giá nhất và có công dụng nhất trong sâm tố nữ là hoạt chất Deoxymiroestrol- cao gấp 1000- 10000 lần phytoestrogen có trong mầm đậu nành. Hoạt chất này chỉ có trong sâm tố nữ nhưng hàm lượng không nhiều. Không chỉ thế Deoxymiroestrol rất dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao và tạo thành chất kém hoạt tính hơn.

Chưa kể đến nếu muốn sử dụng lâu dài thì cần phải tính toán liều lượng hợp lý, kỹ càng. Do đó, để phát huy tối đa tác dụng thì Sâm tố nữ cần phải được chiết xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo duy trì ở nhiệt độ từ 50-55 độ C để lấy được hết các hoạt chất quý với hàm lượng cao nhất.

Để phát huy tối đa tác dụng của Sâm tố nữ cần:

Chiết xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại để đảm bảo lấy được hết các hoạt chất quý trong Sâm tố nữ với hàm lượng cao nhất.

Bên cạnh đó, để mang lại một giải pháp toàn diện cho phụ nữ nhất là phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh- mãn kinh thì nên sử dụng kết hợp Sâm tố nữ với các vị thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, làm chậm lão hóa như nhung hươu, thiên môn đông. Sự kết hợp giữa các vị thuốc này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc bổ sung nội tiết tố nữ, giúp cải thiện nhanh các triệu chứng tiền mãn kinh, giúp phụ nữ duy trì sức khỏe và vẻ đẹp thanh xuân.

Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên tham khảo một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn có sử dụng những dược liệu này để chuẩn hóa được dược tính, đem lại kết quả tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

6 nghiên cứu khoa học về tác dụng của sâm tố nữ

]]>
http://tracuusuckhoe.com/tac-dung-cua-sam-to-nu-doi-voi-phai-dep-837/feed/ 0
Cây thiên môn đông có tác dụng gì? http://tracuusuckhoe.com/cay-thien-mon-dong-co-tac-dung-gi-833/ http://tracuusuckhoe.com/cay-thien-mon-dong-co-tac-dung-gi-833/#respond Wed, 17 Jul 2019 09:44:32 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=833 Cây thiên môn đông không chỉ là cây cảnh dùng để trang trí không gian sống của bạn. Đây là cây thuốc quý giúp bồi bổ sức khỏe con người mà đặc biệt là có nhiều tác dụng với phái đẹp.thien mon dong

Cây thiên môn đông

Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis.

Phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi Tây Bắc và ven miền trung.

Đặc điểm: Thiên môn đông là loại dây leo thành bụi sống lâu năm, thân xanh dài 1-2 m, có nơi dài 4-5 m. Rễ củ hình thoi có cuống dài, có những bụi đến 150 củ dài 10- 50 cm. Thân mang nhiều cành hình trụ, mọc xoắn vào nhau nhẵn và có gai cong nhọn, những cành nhỏ biến đổi thành lá gọi là diệp chi hình lưỡi liềm, có mặt cắt 3 góc, dài 2-3 cm, đầu nhọn. Lá thật nhỏ như vảy. Hoa nhỏ màu trắng mọc ở nách lá. Quả mọng hình cầu đường kính 5-6 mm.

Bộ phận dùng: Rễ củ. Có hình thoi, dài hoảng 5-18 cm, đường kính 0,5 -2 cm, Mặt ngoài màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, sáng bóng có vân dọc sâu hoặc nông không đều. Chất cứng dai, có chất nhày dính, mặt cắt dạng chất sừng, trụ giữa màu trắng ngà. Mùi nhẹ, vị hơi đắng. Thu hoạch rễ củ của cây đã mọc trên hai năm vào mùa thu đông( khoảng tháng 9 – tháng 12). Củ khi lấy về, rửa sạch luộc lên tới khi mềm, khi tróc vỏ lấy lõi phơi hoặc sấy khô. Cần bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp.

Trong cây thiên môn đông có nhiều axit amin chủ yếu là asparagin thủy phân trong nước sôi. Ngoài ra, còn có tinh bột, chất nhầy.

Cây thiên môn đông có tác dụng gì?

Thiên môn đông ngoài  công dụng, chức năng bồi bổ, tăng cường sức khỏe cho người sử dụng rất hiệu quả của cây. Cây mật nhân có tác dụng điều trị bệnh sau:

1. Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa

Lấy 10 củ thiên môn tươi rửa sạch, lột vỏ, đập dập, bỏ lõi cho vào xoong cùng với 3 chén nước, đun lủa nhỏ trong vòng 30 phút. Sau đó để nguội nước, dùng rửa mặt. Phần bã củ chà nhẹ lên mặt, có tác dụng tẩy da chết. Thực hiện hằng ngày, liên tục trong 10-30 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, dùng càng lâu càng tốt.

2. Cải thiện chứng mất ngủ

Đông Y cho rằng, nguyên nhân của hội chứng mãn kinh là do thận khí suy kiệt, chức năng hai mạch xung – nhâm (gắn liền với chức năng sinh sản ở nữ giới) suy thoái, lão hóa. Điều này khiến âm – dương trong cơ thể phụ nữ mất cân bằng nội tiết, khí huyết không lưu thông, chức năng của tạng phủ kinh lạc rối loạn.

Thiên môn đông có khả năng điều trị các vấn đề này, đặc biệt là phụ nữ vào những thời kỳ, đối mặt với các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, buồn phiền, mất ngủ.

3. Kháng khuẩn:

Thiên môn đông có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn A và B, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng, trức khuẩn bạch cầu( Trung dược học)

4. Chống khối u:

Thiên môn ức chế sacroma- 180 và deoxygenase của tế bào bạch cầu ở chuột nhắt bị viêm hạch bạch huyết cấp hoặc viêm hạt bạch huyết mạn

Ngoài ra, thiên môn đông còn nhiều công dung khác như: giảm ho, lợi tiểu, thông tiện,…

Bởi có nhiều công dụng hữu hiệu mà thiên môn đông được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Bên cạnh đó, cũng có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng loại dược liệu này cùng với nhiều vị thuốc quý khác để sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe tiện lợi và hiệu quả hơn cho người dùng. Bạn có thể tìm hiểu thêm Tại đây

 

]]>
http://tracuusuckhoe.com/cay-thien-mon-dong-co-tac-dung-gi-833/feed/ 0
Hình ảnh cây mật nhân http://tracuusuckhoe.com/hinh-anh-cay-mat-nhan-576/ http://tracuusuckhoe.com/hinh-anh-cay-mat-nhan-576/#respond Thu, 05 Jul 2018 07:41:03 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=576 Cây mật nhân là cây thuốc nam quý ở nước ta có tác dụng đặc biệt trong việc nâng cao sức khỏe, lấy lại “phong độ đàn ông” ở nam giới. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người đang bị nhầm lẫn hình thái giữa cây mật nhân với cây mật gấu. Dưới đây là một số hình ảnh cây mật nhân giúp các bạn tránh nhầm lẫn nhé.

hinh-anh-cay-mat-nhan

Hình ảnh cây mật nhân

1.Cây mật nhân

Cây mật nhân hay còn gọi là cây bách bệnh, cây bá bệnh, cây sâm alipas.

Cũng giống như tên gọi “bách bệnh”, cây mật nhân có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người như:

  • Giúp tăng cường sinh lực, kích thích cơ thể nam giới tăng sản sinh testosterol, nâng cao chất lượng tinh trùng, cải thiện ham muốn ở nam giới giúp các “đấng mày râu” giữ phong độ đàn ông khi khi bước vào độ tuổi trung niên.Ngoài ra, mật nhân còn giúp tăng cơ hội có con ở những người bệnh hiếm muộn.
  • Giúp phụ nữ phòn ngừa và điều trị một số chứng khí hư, huyết kém và một số bệnh phụ khoa
  • Giúp người cao tuổi điều trị bệnh đau nhức xương khớp, đặc biệt là chứng đau đầu gối, đau mỏi, tê cứng chân tay lâu năm. Tuy nhiên, muốn bệnh chuyển biến người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian nhất định.
  • Kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, làm tăng cảm giác đói, giúp ăn ngon miệng đặc biệt là ở đối tượng phụ nữ sau khi sinh. Ngoài ra, cây bá bệnh còn giúp điều trị một số bệnh tiêu hóa thông thường như: tiêu hóa kém, ăn không tiêu, đầy hơi, ăn không ngon miệng…
  • Dùng mật nhân chữa một số bệnh cảm mạo như: ho, cảm cúm, sốt cao…, chữa bệnh ngoài da như mẩn ngứa, dị ứng, ghẻ lở…

2.Hình ảnh cây mật nhân

Rất nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa cây mật nhân và cây mật gấu miền Bắc (cây hoàng liên ô rô) và cây mật gấu miền Nam (cây lá đắng). Xảy ra sự nhầm lẫn như trên có thể do 3 loại cây này có tên gần giống nhau và cả 3 đều là cây thuốc Nam có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền. Dưới đây là một số hình ảnh cây mật nhân giúp người dùng có thể nhận biết đúng cây bách bệnh.

  • Cây bách bệnh là cây thân gỗ, cây có thể cao từ 2m – 8m tùy vào độ tuổi của cây.

hinh-anh-cay-mat--5

  • Các cành cây phân tán theo hình tròn. Mỗi cành có khoảng từ 25 lá – 30 lá mọc đối xứng nhau. Lá có dạng hình bầu dục, dài từ 7cm – 10cm. Mặt dưới lá có lông màu xám, mặt trên lá mang màu xanh sẫm bóng. Cuống lá có màu đỏ nâu.

hinh-anh-cay-mat-nhan-3

  • Hoa mật nhân có màu đỏ sẫm (có thể là đỏ nâu), mọc tập trung ở ngọn và mọc thành các chùm kép. Mỗi hoa có khoảng 5 – 6 cánh, cánh hoa mảnh và nhỏ. Mua ra hoa mật nhân là khoảng tháng 3, tháng 4.

hinh-anh-cay-mat-nhan-2

  • Mùa kết quả mật nhân rơi vào khoảng tháng 5, tháng 6. Quả mật nhân có hình trứng, dài khoảng 1cm – 2cm., khi non có màu xanh và khi chín có màu đỏ thẫm.

hinh-anh-cay-mat-nhan1

  • Rễ mật nhân là bộ phận phát triển nhất của cây. Rễ thường ăn sâu xuống đất và phát triển to hơn thân cây. Rễ mật nhân cũng là bộ phận được sử dụng làm thuốc nhiều nhất.

hinh-anh-cay-mat-nhan-8

Người dân đang khai thác và buôn bán rễ mật nhân chữa bệnh

hinh-anh-cay-mat-nhan-0

Xem thêm:

Cây mật nhân có tác dụng gì?

]]>
http://tracuusuckhoe.com/hinh-anh-cay-mat-nhan-576/feed/ 0
Tất tần tật về nấm linh chi đỏ http://tracuusuckhoe.com/tat-tan-tat-ve-nam-linh-chi-do-553/ http://tracuusuckhoe.com/tat-tan-tat-ve-nam-linh-chi-do-553/#respond Fri, 29 Jun 2018 03:34:03 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=553 Trong Đông y, nấm linh chi từ lâu đã được mệnh danh là một “thượng dược” có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Ở Việt Nam hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm đến và sử dụng nấm linh chi đỏ hàng ngày như một thói quen. Nấm linh chi đỏ có gì đặc biệt mà lại cuốn hút người tiêu dùng như vậy? Cùng đi tìm hiểu về nấm linh chi đỏ nhé.

tat-tan-tat-ve-nam-linh-chi-do

1. Nấm linh chi đỏ

Nấm linh chi đỏ là loại nấm chứa nhiều dược tính nhất trong họ 6 loại nấm linh chi (hoàng chi, bạch chi, tử chi, hắc chi và thanh chi) phổ biển hiện nay. Nấm linh chi đỏ còn có tên gọi khác là hồng chi, đơn chi, xích chi.

Về hình thái bên ngoài, hồng chi có dạng thân gỗ. Khi còn non, hồng chi có màu đỏ tươi pha chút màu trắng vàng. Khi phát triển và già, nấm linh chi đỏ có màu đỏ thẫm ở bên trên và được che phủ bởi một lớp bao tử màu nâu. Còn mặt dưới nấm có màu vàng nhạt phổ biến.

Ở Việt Nam, nấm linh chỉ đỏ thường mọc ở  khu vực Tây nguyên, các tỉnh Gia Lai, Kom Tum… Nấm linh chi đỏ rất kén nơi phát triển. Đơn chi chỉ mọc trên những cây đã chết đứng ở ven sông, nơi có đầy đủ điều kiện phát triển: ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm tốt. Ngay cả những cây thân to chết nhưng chết gãy rạp hoặc không gần ven sông thì cũng hiếm khi tìm thấy hồng chi.

Các dược tính và thành phần trong nấm linh chi đỏ

Hồng chi chứa hơn 400 thành phần hoạt chất với các dược tính khác nhau, mỗi hoạt chất lại có một tác dụng riêng tác động tích cực tốt đến sức khỏe con người:

  • Betaglucan, G-Z
  • Germanium (tỉ lệ 6000 phần triệu, nhiều hơn nhân sâm 18 lần-325 phần triệu)
  • Polysaccharides: Beta-D-Glucan, FA, F1, F1-1a, D-6, A, B, C-2, D, G-A
  • Protein và Glycoprotein
  • Selenium, sắt, canxi, kẽm, magiê, đồng, kali
  • Ganodermanontriol, axit ganoderic B, Ganodermadiol,
  • Adenosine
  • Vitamin B,vitamin C, các khoáng chất.
  • Các enzyme và axit béo thiết yếu
  • Sterol, ergosterol, alkaloid, Nucleotides, uridine, Urasil, axit pantothenic.
  • 110 loại axit amin bao gồm tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể
  • Chất chống oxy hóa (nồng độ rất cao – khoảng 24.000 I.U ‘s)
  • Axit ganoderic: B, D, F, H, K, MF, R, S, T-1o, Y
  • Ganodermadiol, Ganoderiol F, Ganodosterone
  • 137 loại Triterpenes và Triterpenoids, gồm 6 loại triterpenes loại bỏ tế bào viêm nhiễm (cytotoxic triterpenes). Một số hoạt động như thuốc kháng sinh chống lại các virus suy giảm miễn dịch trên người (immunodeficiency
  • Lucidadiol, Lucidenic axit B, axit Applanoxidic G.
  • Ganodelan A và B, Lanostan,
  • Hàm lượng cao các chất phyto phức tạp, bao gồm cả ergosterol, ergosteroids, axit fumaric, aminoglucose và lactones.
  • Canthaxanthin, các chất béo, protein, chất xơ, carbohydrate, dầu volotile, Riboblavin, Coumarin, Manitol, axit oleic, RNA, Cycloctosulphur

Tác dụng của nấm linh chi đỏ

tat-tan-tat-ve-nam-linh-chi-do

Hồng chi giúp ổn định huyết áp và hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao 

Bản thân là sự kết tinh của hơn 400 dưỡng chất và dược tính khác nhau, nấm linh chi đỏ được mệnh danh như một “thượng dược tuyệt hảo” có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh như:

  • Tác dụng làm ổn định huyết áp. Hoạt chất Germanium, ganodosteron, acid ganoderic, acid oleic… trong hồng chi có khả năng điều hòa nhịp tim, làm tăng độ đàn hồi của thành mạch máu và hạn chế sự tập trung tiểu cầu hiệu quả. Đây là lí do vì sao nấm linh chi đỏ lại phát huy tác dụng hiệu quả trong việc làm hạ huyết áp và ổn định đường huyết ở người bệnh huyết áp cao.
  • Làm giảm nồng độ glucose trong máu. Polysaccharides đóng vai trò chính trong việc điều tiết ổn định insulin, đồng thời kích thích tuyến tụy hoạt động tạo insulin giúp cơ thể sử dụng hàm lượng glucose trong máu nhiều hơn, hỗ trợ ổn định đường huyết và điều trị bệnh tiểu đường.
  • Tác dụng chống ung thư. Germanium giúp ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, giúp ngăn ngừa biến chứng và phòng bệnh ung thư.
  • Tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, phù hợp dùng cho người mới ốm dậy, người suy nhược cơ thểm người già yếu.
  • Có khả năng giải độc gan, bảo vệ gan khỏi các loại vi khuẩn gây bệnh gan mật như: gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan nhờ dược tính sterois trong nấm linh chi.
  • Tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, phù hợp dùng cho người mới ốm dậy, người suy nhược cơ thểm người già yếu.
  • Tác dụng làm đẹp da, chống oxi hóa và làm trẻ hóa làn da hiệu quả. Sử dụng linh chi là đẹp da là phương pháp làm đẹp quen thuộc từ lâu của phụ nữ Á Đông nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng.

Xem thêm:

Nấm linh chi chữa được những bệnh gì ?

Cách dùng nấm linh chi hiệu quả không phải ai cũng biết

 

]]>
http://tracuusuckhoe.com/tat-tan-tat-ve-nam-linh-chi-do-553/feed/ 0
Cây mật nhân có tác dụng gì? http://tracuusuckhoe.com/cay-mat-nhan-co-tac-dung-gi-192/ http://tracuusuckhoe.com/cay-mat-nhan-co-tac-dung-gi-192/#respond Fri, 20 Apr 2018 09:38:55 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=192 Cây mật nhân từ xa xưa đã được tiếng là cây thuốc quý giúp bồi bổ sức khỏe con người mà đặc biệt là có tác dụng hữu hiệu với “phái mạnh”. Vậy thực tế cây mật nhân có tác dụng gì mà lại được các “quý ông” tin dùng như vậy?cay-mat-nhan-co-tac-dung-gi

Hình ảnh rễ cây mật nhân

1.Cây mật nhân

Cây mật nhân hay còn được gọi là sâm alipas, cây bá bệnh, cây bách bệnh. Mật nhân phân bố chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ và miền Trung của nước ta. Mọi bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe được. Tuy nhiên ngày nay, rễ cây mật nhân được sử dụng để làm thuốc nhiều nhất.

2.Dược tính của cây mật nhân

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện và tìm hiểu về cây mật nhân từ những năm 1970. Tuy nhiên, cho tới năm 2006, cây bá bệnh chính thức được công bố có chứa các dược tính quan trọng như:  7-methoxy-carboline1-propionic acid, dihydroeurycomalactone, eurycomalactone, 2.6-dimethoxybenzoquinone và campesterol

3.Cây mật nhân có tác dụng gì?

Tên gọi “cây Bách bệnh” được xuất phát từ các công dụng, chức năng bồi bổ, tăng cường sức khỏe cho người sử dụng rất hiệu quả của cây. Cây mật nhân có tác dụng điều trị bệnh sau:

1.Hỗ trợ điều trị chứng rối loạn cương dương, giúp cải thiện, tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới

Đây là tác dụng chủ yếu và cũng là tác dụng nổi bật nhất của cây mật nhân.Thành phần dược tính của cây mật nhân có tác dụng tăng dục, tổng hợp hooc môn testosteron ở nam giới. Nó giúp kích thích sinh dục nam và lượng nội tiết tố sinh dục nam giới trong huyết thanh, giúp nâng cao khả năng ham muốn của nam giới.

Rễ cây mật nhân đóng vai trò chủ yếu trong việc làm tăng lượng tiết tố testosteron trong cơ thể nam giới, giúp nam giới nâng cao chất lượng tinh trùng, cải thiện chức năng sinh lí, hỗ trợ điều trị chứng vô sinh ở nam giới đồng thời ngăn chặn các bệnh như: yếu sinh lí, xuất tinh sớm khi đàn ông bước vào độ tuổi trung niên.

57

Cây mật nhân cải thiện khả năng sinh lí ở nam giới

2.Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, viêm khớp rất hiệu quả.

Rễ cây bá bệnh mang vị đắng, tính hàn, được chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, chân tay đau yếu rất tốt. Đối tượng là người trung niên hoặc người cao tuổi thường hay bị đau nhức xương khớp, tê chân, tay khi thời tiết thay đổi hoặc bị đau mãn tính có thể dùng rễ mật nhân ngâm rượu sử dụng hàng ngày, sẽ thấy hiệu quả sử dụng sau khoảng 3 tháng.

3.Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh.

Từ lâu, ông cha ta đã biết sử dụng vỏ và thân cây mật nhân làm thành bài thuốc bổ điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, tức bụng, đầy hơi… cho mọi người mà đặc biệt là phụ nữ sau sinh giúp tăng cường sức khỏe, thể lực, ăn uống ngon miệng, tiêu hóa tốt.

4.Hỗ trợ điều trị chứng khí hư, huyết kém ở phụ nữ.

Ngoài tác dụng điều trị chứng rối loạn cương dương ở nam giới, rễ cây mật nhân có tác dụng điều trị chứng khí hư, huyết kém ở phụ nữ hiệu quả. Với tác dụng điều hòa, lưu thông khí huyết, đồng thời có khả năng điều trị và phòng ngừa các bệnh lí ở phụ nữ, cây mật nhân là một lựa chọn giúp chị em có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc.

5.Cây mật nhân có tác dụng chữa một số bệnh thường gặp như: bệnh ho, cảm cúm, sốt, sốt rét và một số bệnh ngoài da.

“Cây bá bệnh” cũng là bài thuốc dân gian điều trị một số bệnh thường gặp như: bệnh ho, cúm, sốt rét, ngứa. ghẻ lở… Rễ và thân cây mật gấu được người dân sắc nước uống để làm giảm sốt, điều trị sốt rét, ngộ độc… Ngoài ra, lá cây mật nhân có tác dụng điều trị một số bệnh ngoài da, ngứa, ghẻ lở rất hiệu nghiệm bằng cách đun sôi dùng để tắm hàng ngày.

Chú ý: Các bài thuốc được lưu truyền từ dân gian, được đúc kết kinh nghiệm từ đời trước để lại nên tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và tình trạng bệnh hiện tại (nặng hay nhẹ) của từng người khác nhau mà bài thuốc sẽ đem lại hiệu quả khác nhau.

]]>
http://tracuusuckhoe.com/cay-mat-nhan-co-tac-dung-gi-192/feed/ 0
Cây mật nhân http://tracuusuckhoe.com/cay-mat-nhan-102/ http://tracuusuckhoe.com/cay-mat-nhan-102/#respond Tue, 27 Mar 2018 09:52:38 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=102 Gần đây có rất nhiều thông tin đồn thổi về tác dụng thần kì có thể chữa được “bách bệnh” của cây mật nhân.Vậy trên thực tế cây mật nhân là cây gì? Cây mật nhân có tác dụng chữa được “bách bệnh” hay không? Hãy cũng tìm hiểu nhé.

cay-mat-nhan

Hình ảnh cây mật nhân

1.Cây mật nhân là cây gì?

Cây mật nhân hay còn gọi là cây bách bệnh, cây bá bệnh, sâm alipas, là một thảo dược điều trị bệnh rất tốt mọc ở nước ta.

Cây có tên khoa học là: Eurycoma Longifolia Jack, họ khoa học: thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae)

2.Bộ phận sử dụng làm thuốc

Rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt của cây mật nhân đều có thể dùng làm thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, rễ cây mật nhân có vị đắng, tính mát, hay được dùng phổ biến nhất.

3. Đặc điểm của cây mật nhân

Cây mật nhân có một số đặc điểm nhận dạng sau:

  • Cây bá bệnh có thân thuộc loại thân trung bình, cao khoảng 2m – 8m, các cành phân tán theo hình tròn. Mỗi cành có từ 21 lá  – 25 lá mọc đối nhau.
  • Lá cây có hình bầu dục, mặt trên lá có màu xanh sẫm bóng còn mặt dưới có lông màu trắng xám, cuống lá mang màu đỏ nâu.
  • Hoa mật nhân mọc ở ngọn và mọc thành chùm kép. Hoa có màu đỏ nâu, mỗi hoa có khoảng 5 cánh đến 6 cánh rất nhỏ. Mùa hoa nở từ tháng 3, tháng 4 và kết quả vào tháng 5, tháng 6.
  • Quả có hình quả trứng, dài khoảng 1cm – 2cm, ngang khoảng 0,5cm – 1cm. Quả mật nhân khi non có màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ sẫm.
  • Rễ mật nhân thường to hơn thân cây. Rễ thường ăn sâu xuống lòng đất. Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của cây mà rễ cây có các kích thước to nhỏ khác nhau.

4. Nơi phân bố

Cây mật nhân phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và miền Trung, thường tập trung ở một số tỉnh như: Bình Phước, Vũng Tàu, Nghệ An, Hà Tĩnh.

5. Thành phần dược tính của cây mật nhân.

Ở những năm 1970, Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện các tác giả nghiên cứu về thành phần hóa học của cây mật nhân, tuy nhiên chưa có những kết quả chính xác đưa ra. Sau đó là những năm 1980, 1983, 1988, 1993, 1995, cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu phân tích, tìm hiểu về thành phần dược tính của cây bách bệnh. Và đến năm 2006, cây mật nhân đã chính thức được chứng minh có chứa các thành phần như: eurycomalactone, campesterol, 2.6-dimethoxybenzoquinone và dihydroeurycomalactone, 7-methoxy-carboline1-propionic acid.

6. Tác dụng của cây mật nhân

00

Cây mật nhân giúp lấy lại phong độ của “các đấng mày râu”

Mặc dù có nhiều thông tin cho rằng, cây mật nhân được gọi là cây bách bệnh vì cây có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh. Chữ “bách” ở đây có nghĩa là 100, tức là chữa được 100 bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế cây mật nhân có một số tác dụng chủ yếu sau đây:

  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh sinh lí ở nam giới, cải thiện, tăng cường chức năng sinh lí ở nam giới như: nâng cao chất lượng tinh trùng, giúp hỗ trợ điều trị chứng bệnh vô sinh ở nam giới; ngăn chặn, hạn chế một số bệnh lí như: xuất tinh sớm, yếu sinh lý… khi các “quý ông” bước vào độ tuổi trung niên.
  • Có tác dụng làm giảm các chứng đau nhức xương khớp, đau mỏi tê cứng chân tay thường xảy ra ở độ tuổi trung tuổi và cao tuổi, hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả.
  • Giúp điều trị chứng khí hư huyết kém ở phụ nữ, giúp lưu thông khí huyết và phòng ngừa một số bệnh lí ở nữ giới.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, kém ăn, khó tiêu đặc biệt là ở phụ nữ sau khi sinh.
  • Tăng cường sức khỏe và bồi bổ thể lực, giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng stress…
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da như: ngứa, ghẻ lở… và một số bệnh thường gặp như: ho, cảm cúm, sốt, sốt rét.

7. Đối tượng sử dụng cây mật nhân

  • Cây mật nhân thích hợp dùng cho:
  • Nam giới bị chứng yếu sinh lí, rối loạn cương dương
  • Nữ giới bị chứng khí hư huyết kém,
  • Phụ nữ sau sinh kém ăn, mệt mỏi, stress
  • Người cao tuổi và trung tuổi bị bệnh đau nhức xương khớp
  • Người bị một số bệnh thông thường, bệnh ngoài da
  • Người muốn bồi bổ sức khỏe, thể lực (cần có sự hướng dẫn sử dụng thuốc trực tiếp của bác sĩ Đông y vì dùng nhiều quá có thể gây phản tác dụng)
]]>
http://tracuusuckhoe.com/cay-mat-nhan-102/feed/ 0
Tam thất bắc có tác dụng gì? http://tracuusuckhoe.com/tam-that-bac-co-tac-dung-gi-97/ http://tracuusuckhoe.com/tam-that-bac-co-tac-dung-gi-97/#respond Tue, 27 Mar 2018 06:50:30 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=97 Tam thất bắc từ đời xa xưa đã được coi như là một vị thuốc quý giúp bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh cho con người, đặc biệt là những lúc bệnh tật nguy cấp. Vậy thực tế, tam thất bắc có tác dụng gì mà được nhiều người tin dùng như vậy?

tam-that-bac-34-thongtincapnhat

Hình ảnh củ tam thất bắc

1.Tam thất Bắc

  • Tam thất bắc còn có tên gọi khác như: Kim bất hoán (vàng không đổi), sâm tam thất, nhân sâm tam thất, điền thất để chỉ đến công dụng quý giá của củ tam thất đến vàng bạc cũng không đổi được.
  • Tên khoa học là: Panax notoginseng. Panax notoginseng thuộc cùng một chi khoa học như nhân sâm Châu Á.
  • Ở Trung Quốc,tam thất bắc thường gọi là tienchi hay sanchi. cũng có khi gọi là “babảy gốc rễ”

2.Khu vực phân bố

  • Tam thất bắc là vị thuốc quý hiếm, thuộc họ Nhâm sâm. Cây này chỉ mọc và phát triển ở các vùng núi có độ cao 1.500m trở lên, cây thích hợp với khí hậu lạnh nên ở Việt Nam, “kim bất hoán” được liệt vào danh sách vị thuốc cực kì quý hiếm.
  • Ở Việt Nam cây được phát hiện tại một số tỉnh có nhiều núi cao như Lào Cai, Yên Bái… Hiện tại, nước ta cũng đang tiến hành bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này.
  • Ngoài Việt Nam, tam thất bắc còn phân bố nhiều ở các quốc gia Đông Bắc Á như: Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc.

3.Bộ phận dùng làm thuốc

Củ, hoa và nụ tam thất bắc đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên, củ tam thất bắc được dùng chủ yếu làm thuốc chữa bệnh. Còn hoa và nụ sâm tam thất thường được dùng để pha trà uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe.

4.Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong tam thất bắc chứa 2 chất Saponin: Arasaponin A, Arasaponin B thường có trong Nhân Sâm. Đây là hai dưỡng chất quý giúp tam thất bắc có thể điều trị bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, sâm tam thất còn chứa một số acid amin, sterol, đường, các nguyên tố Fe, Ca, Mg.

Sâm tam thất mang tính ấm tự nhiên, có vị ngọt và hơi cay, đi vào 2 kinh can và vị.

5.Tam thất bắc có tác dụng gì?

Khi hỏi tam thất bắc có tác dụng gì? Người ta sẽ nghĩ ngay đến công dụng bổ dưỡng, tăng lực, tăng sức khỏe, điều hòa miễn dịch, bảo vệ tim và ngăn chặn các khối u mà “Kim bất hoán” mang lại. Dưới đây là những tác dụng của tam thất bắc bạn nên tham khảo:

  • Bồi bổ sức khỏe, tăng lực, tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể là tác dụng nổi trội nhất khi nhắc đến vị thuốc quý “kim bất hoán”

tam-that-bac-cu-48-tongkhoduoclieu

Tam thất bắc có tác dụng gì?

  • Tam thất bắc có tác dụng hoạt huyết, bổ máu, giúp tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau rất hiệu quả.
  • Hỗ trợ kích thích thần kinh, giúp phòng chống bệnh trầm uất.
  • Với tác dụng cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng, tam thất bắc hỗ trợ điều trị các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm rất tốt. Bột tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.
  • Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.
  • Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

6.Đối tượng sử dụng.

  • Người vừa mới ốm dậy cần bồi bổ thể trạng
  • Người mắc bệnh về tim mạch
  • Người thiếu máu
  • Người bị thương, bị tụ máu, bầm tím
  • Người có triệu chứng của bệnh trầm cảm, trầm uất
  • Người bị các khối u
  • Người bình thường muốn bồi bổ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

7.Hướng dẫn sử dụng

  • Say củ tham thất thành dạng bột để sử dụng.
  • Ngày uống 5g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm
  • Riêng đối với bệnh bạch cầu: Dùng kết hợp Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.

Lưu ý: Tam thất bắc là vị thuốc quý lành tính không có tác dụng phụ nên chúng ta có thể yên tâm sử dụng.

]]>
http://tracuusuckhoe.com/tam-that-bac-co-tac-dung-gi-97/feed/ 0