Cây mật nhân

Gần đây có rất nhiều thông tin đồn thổi về tác dụng thần kì có thể chữa được “bách bệnh” của cây mật nhân.Vậy trên thực tế cây mật nhân là cây gì? Cây mật nhân có tác dụng chữa được “bách bệnh” hay không? Hãy cũng tìm hiểu nhé.

cay-mat-nhan

Hình ảnh cây mật nhân

1.Cây mật nhân là cây gì?

Cây mật nhân hay còn gọi là cây bách bệnh, cây bá bệnh, sâm alipas, là một thảo dược điều trị bệnh rất tốt mọc ở nước ta.

Cây có tên khoa học là: Eurycoma Longifolia Jack, họ khoa học: thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae)

2.Bộ phận sử dụng làm thuốc

Rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt của cây mật nhân đều có thể dùng làm thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, rễ cây mật nhân có vị đắng, tính mát, hay được dùng phổ biến nhất.

3. Đặc điểm của cây mật nhân

Cây mật nhân có một số đặc điểm nhận dạng sau:

  • Cây bá bệnh có thân thuộc loại thân trung bình, cao khoảng 2m – 8m, các cành phân tán theo hình tròn. Mỗi cành có từ 21 lá  – 25 lá mọc đối nhau.
  • Lá cây có hình bầu dục, mặt trên lá có màu xanh sẫm bóng còn mặt dưới có lông màu trắng xám, cuống lá mang màu đỏ nâu.
  • Hoa mật nhân mọc ở ngọn và mọc thành chùm kép. Hoa có màu đỏ nâu, mỗi hoa có khoảng 5 cánh đến 6 cánh rất nhỏ. Mùa hoa nở từ tháng 3, tháng 4 và kết quả vào tháng 5, tháng 6.
  • Quả có hình quả trứng, dài khoảng 1cm – 2cm, ngang khoảng 0,5cm – 1cm. Quả mật nhân khi non có màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ sẫm.
  • Rễ mật nhân thường to hơn thân cây. Rễ thường ăn sâu xuống lòng đất. Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của cây mà rễ cây có các kích thước to nhỏ khác nhau.

4. Nơi phân bố

Cây mật nhân phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và miền Trung, thường tập trung ở một số tỉnh như: Bình Phước, Vũng Tàu, Nghệ An, Hà Tĩnh.

5. Thành phần dược tính của cây mật nhân.

Ở những năm 1970, Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện các tác giả nghiên cứu về thành phần hóa học của cây mật nhân, tuy nhiên chưa có những kết quả chính xác đưa ra. Sau đó là những năm 1980, 1983, 1988, 1993, 1995, cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu phân tích, tìm hiểu về thành phần dược tính của cây bách bệnh. Và đến năm 2006, cây mật nhân đã chính thức được chứng minh có chứa các thành phần như: eurycomalactone, campesterol, 2.6-dimethoxybenzoquinone và dihydroeurycomalactone, 7-methoxy-carboline1-propionic acid.

6. Tác dụng của cây mật nhân

00

Cây mật nhân giúp lấy lại phong độ của “các đấng mày râu”

Mặc dù có nhiều thông tin cho rằng, cây mật nhân được gọi là cây bách bệnh vì cây có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh. Chữ “bách” ở đây có nghĩa là 100, tức là chữa được 100 bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế cây mật nhân có một số tác dụng chủ yếu sau đây:

  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh sinh lí ở nam giới, cải thiện, tăng cường chức năng sinh lí ở nam giới như: nâng cao chất lượng tinh trùng, giúp hỗ trợ điều trị chứng bệnh vô sinh ở nam giới; ngăn chặn, hạn chế một số bệnh lí như: xuất tinh sớm, yếu sinh lý… khi các “quý ông” bước vào độ tuổi trung niên.
  • Có tác dụng làm giảm các chứng đau nhức xương khớp, đau mỏi tê cứng chân tay thường xảy ra ở độ tuổi trung tuổi và cao tuổi, hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả.
  • Giúp điều trị chứng khí hư huyết kém ở phụ nữ, giúp lưu thông khí huyết và phòng ngừa một số bệnh lí ở nữ giới.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, kém ăn, khó tiêu đặc biệt là ở phụ nữ sau khi sinh.
  • Tăng cường sức khỏe và bồi bổ thể lực, giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng stress…
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da như: ngứa, ghẻ lở… và một số bệnh thường gặp như: ho, cảm cúm, sốt, sốt rét.

7. Đối tượng sử dụng cây mật nhân

  • Cây mật nhân thích hợp dùng cho:
  • Nam giới bị chứng yếu sinh lí, rối loạn cương dương
  • Nữ giới bị chứng khí hư huyết kém,
  • Phụ nữ sau sinh kém ăn, mệt mỏi, stress
  • Người cao tuổi và trung tuổi bị bệnh đau nhức xương khớp
  • Người bị một số bệnh thông thường, bệnh ngoài da
  • Người muốn bồi bổ sức khỏe, thể lực (cần có sự hướng dẫn sử dụng thuốc trực tiếp của bác sĩ Đông y vì dùng nhiều quá có thể gây phản tác dụng)

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image