Tra cứu sức khỏe http://tracuusuckhoe.com Một trang web mới sử dụng WordPress Mon, 15 Jan 2024 04:29:38 +0000 vi hourly 1 Tiêu chí khi lựa chọn thuốc sắt cho bà bầu http://tracuusuckhoe.com/tieu-chi-lua-chon-thuoc-sat-cho-ba-bau-1531/ http://tracuusuckhoe.com/tieu-chi-lua-chon-thuoc-sat-cho-ba-bau-1531/#respond Mon, 15 Jan 2024 04:29:38 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1531 Bà bầu chăm sóc sức khỏe tốt tạo tiền đề cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Một trong những vấn đề cần quan tâm là việc bổ sung sắt trong thai kỳ. Làm thế nào để lựa chọn loại thuốc sắt tốt là câu hỏi mà hầu hết mẹ bầu đang phân vân. Cùng tìm hiểu các tiêu chí lựa chọn thuốc sắt cho mẹ bầu ngay sau đây để biết cách lựa chọn loại thuốc sắt tốt cho thai phụ nhé.

Mẹ bầu cần uống sắt vì sao?

Như chúng ta đã biết sắt có vai trò rất quan trọng đối với sự sống và sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với mẹ bầu. Khi mang thai, nhu cầu sắt của thai phụ gia tăng đáng kể nhằm đáp ứng cho việc tạo máu cho thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.

Sắt là nguyên liệu tạo thành hemoglobin – protein trong máu giúp vận chuyển oxy từ phổi tới các cơ quan khác trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt sắt làm lượng máu và oxy cung cấp tới các cơ quan bị suy giảm gây ra hiện tượng mệt mỏi, cơ thể suy nhược, thai nhi phát triển kém, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

Sự thiếu hụt sắt còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác trong thai kỳ như sảy thai, sinh non, tiền sản giật, băng huyết hoặc nhiễm trùng sau sinh đe dọa tính mạng của mẹ và bé.

Để bổ sung đủ lượng sắt cần thiết cho thai kỳ, chế độ ăn uống không thể đáp ứng đủ nhu cầu sắt mà mẹ cần. Bởi vậy việc sử dụng thuốc sắt cho bà bầu được các chuyên gia khuyến cáo nhằm đáp ứng đủ sắt cần thiết cho nhu cầu không ngừng tăng lên khi mang thai; giúp thai nhi phát triển ổn định, mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm chi tiết: Cần cẩn trọng thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu

Hướng dẫn lựa chọn loại thuốc sắt cho mẹ bầu

Lựa chọn loại thuốc sắt phù hợp là yếu tố quan trọng để bảo đảm an toàn cũng như giúp thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh. Sau đây là các nguyên tắc khi lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu:

Độ an toàn

Đây là yếu tố hàng đầu khi lựa chọn sản phẩm sắt cho mẹ bầu. Mẹ bầu nên xem xét kỹ thành phần của sản phẩm sắt mình lựa chọn, cần đảm bảo rằng nó không chứa các chất cấm, chất độc hại, nguyên liệu gây dị ứng, chất bảo quản… Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên lành tính và an toàn hơn.

Có thương hiệu uy tín, được cấp phép lưu hành

Bất kỳ sản phẩm nào sử dụng cho bà bầu cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nên lựa chọn các thương hiệu uy tín, được Bộ y tế cấp phép. Điều này là yếu tố đảm bảo sản phẩm trải qua các nghiên cứu, kiểm định chất lượng và đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

Đối với các sản phẩm nhập ngoại hoặc xách tay, cần có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, được kiểm định rõ ràng.

Mẹ bầu cần tránh mua các sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Sử dụng những sản phẩm này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Sử dụng hiệu quả

Mẹ hãy ưu tiên những sản phẩm sắt có tính hiệu quả cao. Hãy dựa vào sự tư vấn của chuyên gia, kết quả nghiên cứu hoặc từ những mẹ bầu đã trải nghiệm sử dụng để có được lựa chọn đúng đắn. Hiện nay, loại sắt nước hữu cơ được các chuyên gia đánh giá là có tính hấp thu tốt, hạn chế các tác dụng phụ thường thấy ở sắt như táo bón, nóng trong, buồn nôn… Đây cũng là lựa chọn được nhiều mẹ bầu tin tưởng và các chuyên gia khuyên dùng.

Dễ uống

Nhiều mẹ thường than phiền, họ cảm thấy sợ khi uống sắt bởi mùi tanh của nó. Do đó, khi chọn lựa sản phẩm sắt mẹ nên chọn những loại dễ uống, có công nghệ che giấu mùi tanh của sắt để tránh gây khó chịu, buồn nôn.

Được các chuyên gia khuyên dùng

Các bác sĩ , chuyên khoa sản là những người có chuyên môn và kinh nghiệm, họ sẽ có sự tư vấn đúng đắn về sản phẩm sắt cho mẹ bầu. Vì vậy, bên cạnh những tiêu chí trên mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được sản phẩm sắt hiệu quả nhé.

Lưu ý khi bà bầu uống thuốc sắt

Khi sử dụng thuốc sắt, mẹ bầu cần lưu ý một số điểm sau để quá trình bổ sung sắt diễn ra an toàn, hiệu quả:

Đảm bảo đúng liều lượng

Để đảm bảo an toàn trong quá trình dùng sắt cũng như mang lại hiệu quả tốt đa, mẹ bầu cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, sử dụng đúng liều lượng và tuân thủ theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên môn. Không được tự ý thay đổi liều lượng mà không có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Lượng sắt ở mỗi giai đoạn của thai kỳ là khác nhau. Do đó, mẹ cần bổ sung đủ lượng sắt mà cơ thể cần trong từng thời kỳ. Sau đây là lượng sắt mà cơ thể mẹ bầu cần thông qua từng giai đoạn:

Theo các chuyên gia, lượng sắt cần được bổ sung cho mẹ bầu là khác nhau theo từng giai đoạn của thai kỳ. Cụ thể như sau:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Lượng sắt cần là 30mg/ngày.
  • 3 tháng giữa thai kỳ: Nhu cầu sắt của mẹ bầu bắt đầu tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của tha nhi, lượng sắt cần 30 – 60mg/ngày.
  • 3 tháng cuối của thai kỳ: Đây là giai đoạn mà mẹ cần lượng sắt khá cao và dự trữ cần thiết cho tới khi sinh nở. Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên được bổ sung nhiều hơn 60mg/ngày.

Uống sắt đúng thời điểm

Lựa chọn thời điểm phù hợp uống sắt giúp cơ thể hấp thu sắt một cách hiệu quả hơn. Mẹ nên uống sắt vào buổi sáng, trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ bởi cơ thể hấp thu sắt tốt nhất khi bụng rỗng.

Không nên uống sắt vào buổi tối dễ gây mất ngủ, khó chịu. Mặt khác, sắt lắng đọng trong cơ thể gây tổn hại tới các cơ quan như gan, thận và các bộ phận khác trong cơ thể.

Kết hợp chế độ ăn uống khoa học, giàu sắt

Một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học không chỉ giúp sức khỏe của thai phụ đảm bảo mà còn góp phần hấp thu sắt diễn ra hiệu quả hơn. Mẹ nên:

  • Có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc.
  • Chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng, tránh ăn các thực phẩm giàu canxi cùng với thời điểm uống sắt bởi canxi làm giảm hấp thu của sắt.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để các hoạt động trong cơ thể diễn ra một cách trơn tru, hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, dâu tây, bông cải xanh, ổi, cà chua… Vitamin C giúp cơ thể tăng cường hấp thu sắt.
  • Xây dựng thực đơn giàu sắt từ nguồn thực phẩm như thịt bò, hải sản (cua, sò, tôm, ngao, cá hồi…), gan động vật, các loại rau xanh lá, bí ngô, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc…
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích cho mẹ bầu về tiêu chí lựa chọn thuốc sắt. Hy vọng những kiến thức trên góp phần giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
]]>
http://tracuusuckhoe.com/tieu-chi-lua-chon-thuoc-sat-cho-ba-bau-1531/feed/ 0
Trẻ 5 tháng biếng ăn nguyên nhân do đâu? http://tracuusuckhoe.com/tre-5-thang-bieng-an-1523/ http://tracuusuckhoe.com/tre-5-thang-bieng-an-1523/#respond Mon, 25 Dec 2023 09:42:21 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1523 Trẻ 5 tháng biếng ăn là điều nhiều bậc cha mẹ thường xuyên phải lo lắng. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn là cách giúp cha mẹ tìm được phương pháp cải thiện. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu trẻ 5 tháng biếng ăn

Phụ huynh có thể nhận diện các dấu hiệu của tình trạng biếng ăn ở trẻ 5 tháng như:

  • Trẻ mất thời gian ăn hơn 30 phút hoặc 1 giờ, so với thời gian bình thường là 15-20 phút đó có thể là một dấu hiệu đầu tiên của tình trạng biếng ăn.
  • Kiểm tra cân nặng của trẻ bằng cách so sánh với tiêu chuẩn phát triển trẻ em. Nếu trọng lượng thấp hơn so với mức chấp nhận được cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ biếng ăn.
  • Trẻ chỉ thích ăn một loại thức ăn như sữa mẹ mà không chấp nhận sữa công thức hay thức ăn dặm là dấu hiệu cho thấy trẻ đang lười ăn.
  • Phụ huynh có thể so sánh số bữa ăn hoặc lượng thức ăn của trẻ với các bé cùng độ tuổi. Nếu trẻ ăn ít hơn đáng kể, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề biếng ăn cần phải được quan tâm.

Nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng biếng ăn

Dưới đây là những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ 5 tháng.

Trẻ biếng ăn tâm lý

Những yếu tố đến từ môi trường xung quanh đóng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ 5 tháng tuổi trở nên biếng ăn, chi tiết bao gồm:

  • Do mẹ thường xuyên quát mắng làm cho trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi và dẫn đến việc khóc nhiều, ảnh hưởng đến tinh thần và gây nên tình trạng bỏ bú.
  • Cho bé bú không đúng lúc hoặc kéo thời gian cho bú quá lâu có thể làm cho bé không muốn bú trong các lần sau.
  • Thay đổi người chăm sóc, môi trường sống có thể tạo ra sự bất an cho bé, ảnh hưởng đến tâm lý và thái độ của bé đối với việc ăn uống.
  • Trẻ đang quen bú sữa mẹ có thể không thích ứng khi chuyển đổi sang bú bình. Một số bé có thể rúc vào ngực mẹ khi cho bú bình hoặc từ chối nhận sữa.

Trẻ biếng ăn sinh lý

Có một số yếu tố sinh lý cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng  trẻ 5 tháng biếng ăn, bao gồm:

  • Trong giai đoạn 5 tháng tuổi trẻ thường phát triển kỹ năng lật, dẫn đến việc thích hoạt động chân tay nhiều hơn. Điều này có thể làm trẻ mất hứng thú với việc ăn dẫn đến tình trạng biếng ăn.
  • Ở cuối tháng thứ 5, một số trẻ sẽ bắt đầu trải qua giai đoạn mọc răng. Nướu của trẻ có thể trở nên đau đớn, sưng và khó chịu, điều này làm cho trẻ không thoải mái khi bú. Trẻ có thể từ chối ăn hoặc thậm chí khóc quấy khi được cho bú do cảm giác khó chịu từ nướu.

>>> Đọc thêm: Hiểu rõ 5 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ

Biếng ăn do bệnh lý

Tình trạng trẻ 5 tháng biếng ăn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến sức khỏe:

  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Đây là một nguyên nhân phổ biến vì hệ tiêu hóa của trẻ ở độ tuổi này còn non nớt và nhạy cảm. Bất kỳ sự thay đổi nhỏ trong chế độ ăn, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus tấn công, gây ra rối loạn tiêu hóa và biếng ăn ở trẻ.
  • Các bệnh do sức đề kháng kém: Trẻ 5 tháng tuổi có thể mắc các bệnh như viêm đường hô hấp, cảm lạnh hoặc viêm phế quản do hệ thống miễn dịch yếu. Những bệnh này khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, thậm chí từ chối bú.
  • Bệnh lý liên quan đến đường miệng: Nấm miệng, tưa lưỡi và các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến quá trình bú sữa của trẻ. Việc đau rát hoặc không thoải mái trong miệng có thể khiến trẻ từ chối ăn.

Do chất lượng sữa của mẹ

Chế độ dinh dưỡng của mẹ không được đảm bảo kỹ lưỡng, cùng việc bảo quản sữa mẹ một cách không đúng cách cũng như sử dụng sữa công thức không rõ nguồn gốc xuất xứ, đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sữa. Từ đó khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa khiến tình trạng lười bú diễn ra.

Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Hệ miễn dịch của trẻ 5 tháng tuổi đang phát triển nên còn khá nhạy cảm do đó, trẻ dễ dàng mắc các bệnh như sốt, ốm, viêm họng và cảm cúm. Việc sử dụng kháng sinh là không tránh khỏi để đối phó với các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng kháng sinh quá mức có thể gây loạn khuẩn đường ruột của trẻ nhỏ, gây ra tình trạng biếng ăn.

Ngoài ra, một số bậc phụ huynh thường có thói quen pha thuốc kháng sinh vào sữa công thức để giúp trẻ dễ uống. Tuy nhiên, phương pháp này có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến việc ăn uống của trẻ. Trẻ có thể tạo nên thói quen sợ ăn khi liên tục gặp phải hương vị không mong muốn của thuốc trong sữa

Cách cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ 5 tháng

Nếu trẻ 5 tháng tuổi đang bú bình thường, nhưng đột nhiên thể hiện dấu hiệu lười bú trong vài ngày mà không có các triệu chứng như quấy khóc, mệt mỏi, hay ốm sốt, có thể đó là dấu hiệu của tình trạng biếng ăn sinh lý. Thường thì tình trạng này chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn và sau đó em bé sẽ trở lại việc bú bình thường nên phụ huynh không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, nếu trẻ 5 tháng biếng ăn không xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, bố mẹ cần đưa em bé đến cơ sở y tế có uy tín trong lĩnh vực nhi khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám để xác định trẻ có mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm họng hay rối loạn tiêu hóa không. Nếu em bé mắc một trong những bệnh trên, sau khi được điều trị, em bé sẽ quay trở lại thói quen bú bình thường.

Trong trường hợp sữa mẹ không đủ, phụ huynh nên cân nhắc cho em bé uống thêm sữa công thức. Nếu trẻ vẫn không chịu bú, mẹ có thể dành thời gian đút sữa bằng thìa cho bé. Quan trọng nhất là đảm bảo tổng lượng sữa mà trẻ hấp thụ đủ tiêu chuẩn trong ngày, mẹ không nên ép em bé bú quá nhiều trong một lần.

Phụ huynh cần tuân thủ việc cho em bé uống sữa đúng giờ và đúng tư thế, không nên ép em bé bú nếu bé không muốn. Đối với trẻ đang sử dụng sữa công thức, hãy chọn loại sữa phù hợp, bình sữa có kích cỡ thích hợp và núm vú mềm mại, không có mùi khó chịu tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ khi bú.

>>> Xem thêm: Bé kém hấp thụ chậm tăng cân cần lưu ý gì?

Lời kết

Bài viết trên đây của chúng tôi đã bật mí tất tần tật những thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ 5 tháng biếng ăn. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể dễ dàng khắc phục tình trạng lười bú để trẻ có thể phát triển tốt nhất.

]]>
http://tracuusuckhoe.com/tre-5-thang-bieng-an-1523/feed/ 0
Trẻ uống sắt bị táo bón do đâu? Cách cải thiện? http://tracuusuckhoe.com/tre-uong-sat-bi-tao-bon-1517/ http://tracuusuckhoe.com/tre-uong-sat-bi-tao-bon-1517/#respond Fri, 22 Dec 2023 03:02:24 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1517 Nhiều cha mẹ lo lắng khi bé yêu uống sắt gặp phải tình trạng táo bón. Tại sao khi uống sắt trẻ lại bị táo bón? Cách cải thiện như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.

Tham khảo thêm : Nguyên nhân khiến trẻ thiếu sắt

Vì sao trẻ uống sắt bị táo bón?

Sắt được biết đến là vi chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Thiếu sắt khiến trẻ mệt mỏi, da xanh xao, ăn uống kém, kém tập trung, dễ ốm vặt… Có nhiều cách bổ sung sắt cho trẻ, một trong những cách được sử dụng khá phổ biến là cho trẻ uống sắt. Tuy nhiên, không ít mẹ than phiền trẻ uống sắt rất hay bị táo bón. Nguyên nhân gây ra táo bón do:

Cơ thể hấp thu sắt kém

Bình thường sắt vốn là khoáng chất khó hấp thu, khi cơ thể bé hấp thu sắt kém khiến lượng sắt dư thừa đẩy ra ngoài qua đường phân, nước tiểu. Điều này vô tình làm tăng nguy cơ mắc táo bón.

Lựa chọn sắt khó hấp thu

Mẹ lựa chọn các loại sắt khó hấp thu khiến bé dễ mắc táo bón. Thông thường, sắt vô cơ thường khó hấp thu hơn sắt hữu cơ. Dạng viên khó hấp thu hơn so với dạng nước. Vì vậy, để đảm bảo hấp thu tốt mẹ nên chọn sắt nước hữu cơ cho bé.

Cho trẻ uống sắt không đúng cách

Trẻ bị táo bón do uống sắt có thể bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ cho bé uống sắt không đúng cách như:

  • Uống sai liều lượng: Bổ sung liều lượng sắt cao khiến dư thừa sắt, sắt lắng cặn lại hệ tiêu hóa gây táo bón.
  • Uống không đúng thời điểm: Thông thường sắt khuyến cáo nên uống buổi sáng trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Nếu cho bé uống sắt vào buổi tối sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, sắt dư thừa bị đẩy ra ngoài qua hệ tiêu hóa dẫn tới táo bón.
  • Uống sắt cùng lúc với nhóm kiêng kị: Cơ thể giảm hấp thu sắt khi dùng cùng lúc với canxi, thực phẩm giàu canxi, một số loại kháng sinh thuộc nhóm quinolon, đồ uống chứa cafein, nước ngọt có ga… Cơ thể không hấp thu tốt sắt, chúng tồn tại ở ruột gây táo bón.
  • Không uống kèm vitamin C: vitamin C làm tăng hấp thu sắt, khi uống sắt không kèm vitamin C khiến cơ thể giảm hấp thu sắt gây táo bón.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bé

Khi uống ít nước cơ thể không hấp thu sắt hoàn toàn khiến trẻ đối mặt với tình trạng táo bón. Chế độ ăn ít chất xơ , trẻ ngồi nhiều, ít vận động cũng khiến hệ tiêu hóa làm việc ì ạch, nhu động ruột kém hơn các bé khác nên nguy cơ cao bị táo bón.

Táo bón khi uống sắt khiến nhiều cha mẹ e ngại không dám bổ sung sắt cho con, đặc biệt là những bé ở độ tuổi dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể cải thiện nếu mẹ lựa chọn đúng loại sắt phù hợp, cho bé uống đúng cách để cơ thể hấp thu sắt một cách tốt nhất.

Tham khảo chi tiết: Bổ sung sắt cho trẻ 1- 2 tuổi

Cần làm gì khi bé uống sắt bị táo bón?

Nếu có biện pháp xử lý kịp thời, táo bón sẽ nhanh chóng cải thiện. Tuy nhiên, nếu mẹ để tình trạng này kéo dài vô tình gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con, con lười ăn, bụng chướng, sụt cân thậm chí bị trĩ, tắc ruột…

Sau đây là các biện pháp xử trí khi bé yêu gặp phải tình huống này:

Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng: Xây dựng chế độ ăn uống đủ các nhóm chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung chất xơ cho bé từ các loại củ quả, rau xanh… Bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày từ nước lọc, các loại nước ép trái cây, nước canh… nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.

Massage bụng nhẹ nhàng: Massage có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru, tăng cường nhu động ruột giúp bé đi tiêu một cách dễ dàng. Mẹ nên massage cho bé vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Lựa chọn loại sắt phù hợp: Để cải thiện táo bón do uống sắt, khâu lựa chọn loại sắt rất quan trọng. Mẹ nên chọn cho con loại sắt dễ hấp thu, hạn chế các tác dụng phụ thường gặp ở sắt như táo bón, nóng trong, tiêu chảy. Tốt nhất, nên chọn loại sắt nước hữu cơ giúp cơ thể hấp thu tốt mà ít gây tác dụng phụ.

Cho bé uống sắt đúng cách: Một trong những nguyên nhân khiến bé bị táo bón khi uống sắt là cho uống không đúng cách. Do đó, khi cho trẻ uống sắt cha mẹ cần đảm bảo cho uống đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định, uống đúng thời gian và thời điểm được tư vấn để hạn chế các tác dụng phụ khi uống sắt.

Cho bé dùng men vi sinh: Để cải thiện táo bón cho con, mẹ có thể cho con dùng men vi sinh giúp cân bằng đường ruột, tăng tần suất đi ngoài, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Với những trường hợp táo bón kéo dài, trẻ ăn uống kém, chướng bụng, khó tiêu hoặc có các dấu hiệu như đau bụng, nôn trớ nhiều, đi ngoài phân lẫn máu, sốt… cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tham khảo chi tiết : Cách cải thiện trẻ uống sắt bị táo bón

Hy vọng những thông tin trên giúp mẹ có thêm kiến thức khi bổ sung sắt cho trẻ, tránh trường hợp con bị táo bón khi uống sắt. Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, lựa chọn và sử dụng sắt đúng cách sẽ giúp bé bổ sung đủ sắt tạo tiền đề cho con phát triển tốt.
]]>
http://tracuusuckhoe.com/tre-uong-sat-bi-tao-bon-1517/feed/ 0
Bị mụn nên ăn quả gì tránh quả gì? http://tracuusuckhoe.com/bi-mun-nen-an-qua-gi-tranh-qua-gi-1499/ http://tracuusuckhoe.com/bi-mun-nen-an-qua-gi-tranh-qua-gi-1499/#respond Fri, 08 Dec 2023 03:28:22 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1499 Trái cây là nguồn vitamin và dưỡng chất phong phú không thể bỏ qua nhất là với các bạn đang bị mụn. Tuy nhiên có những loại quả gây mụn, ngược lại, cũng có những thức ăn có tác dụng ngừa mụn. Cùng tìm hiểu bị mụn nên ăn quả gì tránh quả gì nhé.

Những loại trái cây tốt cho da mụn

Đây là list hoa quả mà bạn nên ăn khi bị mụn:

Dâu tây

Dâu tây cũng là một nguồn vitamin C tuyệt vời, có khả năng làm sạch da, loại bỏ các chất gây mụn và làm se khít lỗ chân lông.

Dưa hấu

Dưa hấu là một loại trái cây mát gan, giúp thanh nhiệt, giải độc và làm sáng da

Cam

Cam cũng như các loại trái cây có múi: quýt, bưởi… chứa nhiều vitamin C, beta-caroten và chất xơ, giúp nâng cao sức đề kháng cho da, ngăn ngừa và chữa lành các tổn thương do tia cực tím và mụn.

Việt quất

Việt quất có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và E, giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do gây mụn và lão hóa da, cũng như thúc đẩy quá trình sản sinh collagen

Lựu

Quả lựu có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C, K và axit folic, giúp làm sạch da, loại bỏ các chất gây mụn, làm se khít lỗ chân lông và làm mờ các vết thâm

Dứa

Dứa (thơm) có chứa bromelain, một loại enzyme có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đỏ và làm dịu da bị mụn. Dứa cũng chứa nhiều vitamin C giúp duy trì độ ẩm trên da và thúc đẩy quá trình lành mụn.

Những loại trái cây ăn nhiều bị nổi mụn

Đây là list hoa quả mà bạn không nên ăn nhiều khi bị mụn:

Nhãn

Quả nhãn là loại trái cây ưa thích của nhiều người vì nó dễ dùng, ngon, ngọt, thơm… Tuy nhiên, loại quả nhãn lại thuộc nhóm những loại trái cây ăn dễ nổi mụn. Quả nhãn là nguồn cơn dễ gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa.

Nằm trong danh sách cảnh báo ăn dễ nổi mụn vì loại quả này vốn kiểu ít người ăn 1 2 quả, mà thường ăn cả rổ một lúc. Với lượng nhiều một lúc như thế, da mụn sẽ bị tác động thấy rõ là thêm mụn, mụn sưng vỡ…

Mận

Mận là loại quả chứa nhiều carotene, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Hạt mận chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali… có tác dụng là giải độc. Tuy nhiên, lạm dụng loại quả này cũng làm nóng trong vì quả mận có tính nóng. Nếu đang bị mụn, nóng trong ăn nhiều sẽ làm cho cơ thể bị nóng trong, gây ra phát ban, mụn nhọt nhiều hơn….

Tham khảo: Ăn mận có bị nổi mụn không?

Vải

Vải là loại quả có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên bị mụn cần hạn chế, không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.

Ăn ít 1-2 quả không vấn đề gì với da mụn. Nhưng ăn quá nhiều, quen miệng quen tay ăn cả cân thì mụn sẽ “nổi đình nổi đám” đấy nhé.

Mít

Mít là một trong những loại trái cây nóng, ăn vào dễ gây mụn nhọt ngay lập tức. Tuy nhiên, vì quá ngon nên nhiều người khó lòng từ chối được. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn mít trong mùa nóng và chỉ nên ăn một lượng nhỏ.

Cần cảnh báo với mặt mụn khi ăn mít vì loại quả này thường có sức hút kỳ lạ. ăn 1 2 múi sẽ ăn cả quả được luôn. Vì thế hãy cẩn trọng ăn mít khi bị mụn nhé.

Xoài

Xoài là loại quả có vị ngọt, thơm, giàu vitamin C, A, E và chất xơ. Tuy nhiên, xoài cũng có tính nóng, ăn nhiều sẽ gây nóng trong người, kích thích tiết dầu và gây mụn.

Nói là nóng khi bạn ăn quá nhiều thôi. Chứ một cốc sinh tố xoài không ảnh hưởng nhiều đến mặt mụn đâu. Nhưng nếu bạn nghiện xoài kiểu ăn cả cân 1 lúc thì cần xem xét nhé.

Sầu riêng

Sầu riêng là loại quả có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt béo và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, sầu riêng cũng là loại quả có tính nóng cao, ăn nhiều sẽ gây nóng trong người, tăng nguy cơ nổi mụn, mụn nhọt, mẩn ngứa.

Đừng quá lo lắng, bạn có thể ăn một chút sầu riêng cũng vẫn an toàn cho da mịn của mình nhé. Chẳng hạn như một chút sầu riêng trong chè sầu để thỏa nỗi thèm sầu. :))

Lời khuyên chọn hoa quả cho bạn khi bị mụn

Không chỉ là lựa chọn nên ăn quả này không nên ăn quả kia. Mà hãy ăn đa dạng hoa quả nhất để nhận được phong phú các vitamin và khoáng chất từ nguồn thực phẩm này.

Bạn nên ăn hoa quả theo mùa, không nên ăn quá nhiều một loại hoa quả nào đó. Bạn cũng nên rửa sạch hoa quả trước khi ăn, gọt bỏ vỏ hoặc lông nếu có, để tránh dính các chất bẩn hoặc kích ứng da.

Bạn nên ăn hoa quả vào buổi sáng hoặc trưa, không nên ăn hoa quả vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, vì có thể gây khó tiêu, tăng đường huyết và gây mụn.

Bổ sung hoa quả luôn là lựa chọn tốt. Tuy nhiên nếu bạn đang bị mụn hãy chú ý hơn đến danh sách hoa quả tốt và không tốt cho những mụn nóng khó chịu của mình nhé. Bạn cũng không hoàn toàn tránh các loại hoa quả nóng mà nên hạn chế ăn hay có thể mix cũng các loại trái cây khác như cùng một cốc sinh tố sữa chua nhiều hoa quả.

Chúc bạn luôn xinh luôn khỏe!

]]>
http://tracuusuckhoe.com/bi-mun-nen-an-qua-gi-tranh-qua-gi-1499/feed/ 0
Thiếu máu ở bà bầu: Hãy cẩn trọng! http://tracuusuckhoe.com/thieu-mau-o-ba-bau-1488/ http://tracuusuckhoe.com/thieu-mau-o-ba-bau-1488/#respond Wed, 29 Nov 2023 07:14:56 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1488 Thiếu máu ở bà bầu là vấn đề đáng được lưu tâm. Ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, tình trạng này cũng khiến thai nhi chịu nhiều tác động tiêu cực. Vậy thiếu máu ở bà bầu gây ảnh hưởng ra sao? Cải thiện bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thiếu máu ở bà bầu gây ảnh hưởng ra sao?

Trong quá trình mang thai, tình trạng thiếu máu xảy ra rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu thiếu máu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Khi cơ thể mẹ thiếu máu, việc cung cấp đủ oxy cho các mô và tế bào sẽ giảm sút, dẫn đến những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi… Tình trạng này còn làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai và các biến chứng như nhiễm trùng, tiền sản giật, băng huyết… Thai nhi cũng có thể đối diện với các vấn đề như suy dinh dưỡng, nhẹ cân, đồng thời dễ mắc các bệnh lý sơ sinh và làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất, trí não trong tương lai.

Đặc biệt, các trường hợp nghiêm trọng do thiếu oxy có liên quan đến thiếu máu cũng có thể tác động đến các cơ quan như tim, não… của mẹ và bé, gây ra các tổn thương tại đây và để lại những hệ lụy nặng nề.

Đọc thêm: Nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu máu ở bà bầu

Thiếu máu khiến mẹ bầu mệt mỏi, đau đầu

Khi bị thiếu máu, mẹ có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau đầu, chóng mặt: Khi cơ thể thiếu máu, khả năng vận chuyển máu và oxy đến não bị ảnh hưởng, làm tăng áp lực lên các mạch máu não, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế nhanh.
  • Da nhợt nhạt, xanh xao: Khi mẹ bị thiếu máu, máu tập trung chủ yếu ở các vùng quan trọng như tim, phổi và não. Việc lưu thông máu dưới da giảm, làm da trở nên nhợt nhạt, tái xanh.
  • Thở gấp, khó thở: Khi thiếu máu, phổi phải hoạt động ở mức độ cao hơn để sản xuất máu giàu oxy. Điều này sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên phổi, gây tình trạng thở gấp ngay cả khi nghỉ ngơi, ít vận động.
  • Rối loạn nhịp tim: Thiếu máu gây tình trạng thiếu oxy, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu cho cơ thể. Điều này có thể làm nhịp tim bị rối loạn, lúc nhanh, lúc chậm.
  • Rụng tóc nhiều: Khi cơ thể thiếu máu, máu không đủ lưu thông đến da đầu, làm suy yếu nang tóc vì không được cung cấp đủ dưỡng chất, khiến tóc gãy rụng ngày càng nhiều. (Xem thêm: Tóc rụng nhiều bổ sung chất gì?)
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Thiếu máu có thể khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trì trệ hơn do không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Việc chuyển hóa dưỡng chất thành năng lượng cũng bị ảnh hưởng, khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, suy nhược.

Tìm hiểu chi tiết: 10 dấu hiệu thiếu máu ở bà bầu

Cải thiện tình trạng thiếu máu ở bà bầu bằng cách nào?

Để khắc phục tình trạng thiếu máu ở bà bầu, ngoài việc thăm khám, sử dụng thuốc sắt đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ thì mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp cải thiện như:

Bổ sung dinh dưỡng khoa học

Bổ sung dinh dưỡng khoa học là một trong những cách hữu hiệu giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm bớt tình trạng mệt mỏi, suy nhược do thiếu sắt. Theo đó, ngoài việc ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất, mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt, cá, các loại đậu, rau có màu xanh đậm… để hỗ trợ quá trình tái tạo hồng cầu diễn ra hiệu quả hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng nên thêm vào chế độ ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dây tây, kiwi, bưởi… để cải thiện quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?

Xây Dựng Lối Sống Lành Mạnh

Một lối sống lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc sẽ giúp mẹ bầu có được sức khỏe tốt hơn, đồng thời tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi, cải thiện tình trạng mệt mỏi do thiếu máu.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên dành thời gian vận động nhẹ nhàng, tập luyện với các bộ môn phù hợp như bơi lội, yoga… để nâng cao thể trạng, đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện khả năng trao đổi chất, khắc phục chứng thiếu máu.

Kết luận:

Thiếu máu ở bà bầu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, an toàn của mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ hãy chủ động theo dõi sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt lành mạnh và đặc biệt đừng quên duy trì bổ sung sắt và thường xuyên thăm khám định kỳ.

]]>
http://tracuusuckhoe.com/thieu-mau-o-ba-bau-1488/feed/ 0
Khỏe đẹp mỗi ngày: Bỏ túi ngay 10+ bí quyết để trẻ hơn tuổi! http://tracuusuckhoe.com/bi-quyet-trong-tre-hon-1457/ http://tracuusuckhoe.com/bi-quyet-trong-tre-hon-1457/#respond Fri, 24 Nov 2023 04:33:06 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1457 Là con gái, ai cũng mong muốn sở hữu cho mình vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung. Tuy nhiên thời gian lại chẳng bỏ qua một ai với những vết tích trên làn da, mái tóc hay vóc dáng… Dù vậy, với những bí quyết dưới đây, các nàng vẫn có thể giữ lại nét thanh xuân cho mình một cách tự nhiên nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

Chăm sóc da đúng cách

Một làn da sáng khỏe, rạng rỡ, căng mịn… sẽ giúp chị em nhìn trẻ trung hơn nhiều so với tuổi thật và chăm sóc da đúng cách là bước quan trọng để đạt được điều này.

Dưới đây là một vài gợi ý:

  1. Tẩy trang mỗi tối: Ngay cả khi bạn không trang điểm thì làn da vẫn sẽ là nơi tích tụ của bụi bẩn, tạp chất hay tàn dư của các loại kem dưỡng, kem chống nắng… Nếu không tẩy trang, chúng có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây nổi mụn và làm quá trình hấp thu dưỡng chất của da bị ảnh hưởng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
  2. Rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ: Sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với tính chất da sẽ giúp làn da được làm sạch hiệu quả, tạo điều kiện cho việc hấp thu dưỡng chất của các loại kem dưỡng tốt hơn, tăng khả năng nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương.
  3. Cấp ẩm cho da: Làn da khô, thiếu ẩm sẽ trở nên khô, nứt nẻ, nhăn nheo, thiếu sức sống hoặc làm tăng tiết dầu, dẫn đến nổi mụn… Chính vì vậy, cấp ẩm đầy đủ bằng cách sử dụng serum, kem dưỡng ẩm phù hợp là việc không thể thiếu nếu muốn có làn da căng mịn, trẻ trung.
  4. Thoa kem chống nắng: Tia UV là thủ phạm khiến làn da của bạn trở nên sạm màu, thô ráp, đẩy nhanh tốc độ lão hóa. Chính vì vậy, đừng quên thoa kem chống nắng mỗi sáng và dặm thêm mỗi 2 tiếng 1 lần nếu hoạt động liên tục dưới ánh nắng mặt trời.
  5. Sử dụng kem dưỡng chuyên biệt: Để tăng hiệu quả trẻ hóa và làm đẹp da, bạn cũng có thể sử dụng các loại kem dưỡng chống lão hóa chuyên biệt cho vùng da mặt, mắt và cổ.

Xem thêm: 5 cách làm đẹp da từ thiên nhiên ngay tại nhà

Chăm sóc đôi bàn tay

Bàn tay là một trong những bộ phận có thể tiết lộ dấu hiệu tuổi tác. Chính vì vậy nếu muốn mình trông trẻ trung hơn thì chị em đừng quên việc chăm sóc chúng mỗi ngày nhé.

Hãy bắt đầu với việc rửa tay với xà phòng dịu nhẹ và thoa kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày, đeo găng tay cao su khi làm việc nhà và tiếp xúc với hóa chất. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt tỉa móng tay gọn gàng để bàn tay thêm xinh xắn.

Chăm chút mái tóc

Một kiểu tóc phù hợp với gương mặt không chỉ giúp bạn tạo điểm nhấn cho phong cách cá nhân mà còn có thể giúp bạn trông xinh đẹp và trẻ trung hơn.

Bạn có thể thử một số kiểu tóc trẻ trung thường được chị em ưa chuộng như: tóc bob, tóc tém, pixie, layer hay trở nên phá cách hoặc dịu dàng hơn với những kiểu tóc xoăn. Bên cạnh đó, để tóc mái cũng là một trong những cách “hack tuổi” không nên bỏ qua.

Đọc thêm: Ăn gì để tóc mọc nhanh?

Thay đổi phong cách thời trang

Phong cách thời trang cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ ngoài của bạn. Hãy thử những bộ trang phục đúng xu hướng, có thể thêm một chút phá cách và quan trọng nhất là phù hợp với vóc dáng, chắc chắn bạn sẽ trở nên hiện đại, thời trang và trẻ trung hơn trong mắt người nhìn.

Trẻ hóa cơ thể từ bên trong

Nếu muốn sở hữu nét tươi trẻ, rạng ngời lâu dài thì việc trẻ hóa cơ thể từ bên trong là điều bạn không nên bỏ qua. Bạn có thể bắt đầu với một số gợi ý sau:

Ngủ đủ giấc

Việc duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mang lại những tác động tích cực đến làn da.

Vào ban đêm khi ngủ, cơ thể của chúng ta không chỉ nghỉ ngơi mà còn tiến hành việc tái tạo, sửa chữa các tế bào da tổn thương và sản xuất hormone tăng trưởng. Điều này giúp làn da trở nên tươi tắn, mịn màng hơn.

Thay đổi thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, đồng thời nó cũng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện, trẻ hóa làn da.

Theo đó, để sở hữu làn da khỏe đẹp hơn, bạn nên chú trọng đến việc tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các chất chống oxy hóa từ các loại rau xanh, trái cây tươi. Đồng thời hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ hoặc các món ăn cay nóng…

Tìm hiểu chi tiết: Ăn gì cho làn da trẻ đẹp?

Tập luyện thể dục thể thao

Việc thường xuyên tập luyện thể thao không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn góp phần mang lại cho bạn vóc dáng săn chắc, thon gọn, sự dẻo dai và nét trẻ trung hơn.

Bên cạnh đó, tập luyện còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, giúp tăng lưu thông dưới da, tạo điều kiện cho da nhận được nhiều dưỡng chất và oxy hơn, từ đó góp phần nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, duy trì sự trẻ trung, rạng rỡ.

Ngoài ra, các bài tập yoga, thiền cũng giúp cơ thể và tâm hồn trẻ trung hơn.

Giữ tinh thần lạc quan

Những áp lực trong cuộc sống khiến tinh thần suy sụp có thể là thủ phạm khiến bạn trông già hơn so với tuổi thật. Chính vì vậy, việc duy trì suy nghĩ tích cực, tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn luôn vui vẻ, có nhiều năng lượng, trở nên yêu đời và trẻ trung hơn.

Sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Đồng thời chú trọng đến việc tạo niềm vui trong cuộc sống bằng những cách đơn giản như nghe những bản nhạc hay, xem một bộ phim yêu thích, đi cà phê với bạn bè, đi du lịch…

Sử dụng viên uống chống lão hóa

Bổ sung viên uống chống lão hóa là một sự lựa chọn sáng suốt để giữ cho làn da luôn tươi trẻ và khỏe đẹp từ bên trong. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng thường cần thời gian để cảm nhận và không phải lúc nào cũng đáp ứng tốt với các vấn đề có liên quan đến nội tiết như mụn, sạm, nám hay tàn nhang. Trong các trường hợp này, việc chăm sóc da cần phải chuyên sâu hơn và viên uống Oeneva có thể là giải pháp tối ưu.

Viên uống Oeneva với thành phần chính là dầu hoa anh thảo Oenothera biennis organic 100% không chỉ tập trung vào việc chống lão hóa da, mà còn mang lại các lợi ích khác như cân bằng nội tiết, giảm mụn, nám, mờ thâm và làm chậm quá trình lão hóa. Sản phẩm cũng chứa dầu hạt lanh, vitamin E, Alpha Lipoic Acid, giúp giảm viêm, tăng khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do…

Ngoài ra, omega-3 từ dầu hạt lanh không chỉ giúp hỗ trợ nuôi dưỡng làn da mà còn đem lại lợi ích tích cực trong việc hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng.

Oeneva được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hãy thử trải nghiệm giải pháp chăm sóc da tuyệt vời cùng Oeneva ngay hôm nay!

Xem thêm: 82 cách giúp chị em đẹp lên mỗi ngày

Lời kết

Sở hữu vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn là mong ước không của riêng ai. Để trở nên trẻ hơn so với tuổi, bên cạnh việc chăm chút cho làn da, mái tóc và phong cách thời trang, chị em cũng đừng quên việc yêu thương, chăm sóc bản thân nhiều hơn từ bên trong để luôn có được nét thanh xuân trẻ đẹp, rạng ngời.

]]>
http://tracuusuckhoe.com/bi-quyet-trong-tre-hon-1457/feed/ 0
Công thức nấu cháo tôm cho trẻ 9 tháng biếng ăn http://tracuusuckhoe.com/chao-tom-cho-tre-9-thang-bieng-an-1453/ http://tracuusuckhoe.com/chao-tom-cho-tre-9-thang-bieng-an-1453/#respond Thu, 23 Nov 2023 09:10:22 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1453 Thịt tôm là một nguồn dinh dưỡng đa dạng và quý giá cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ đang muốn tìm công thức nấu cháo từ tôm cho trẻ thì có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thịt tôm chứa nhiều protein cần thiết cho cơ bắp, sự phát triển tế bào và hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch. Protein từ thịt tôm cung cấp các axit amin quan trọng, làm nền tảng cho việc phát triển và duy trì cấu trúc tế bào trong cơ thể trẻ. Thịt tôm cũng là một nguồn cung cấp sắt, một khoáng chất quan trọng giúp cung cấp oxy đến các tế bào, hỗ trợ quá trình phát triển hệ thống tuần hoàn và trí não của trẻ. Việc cơ thể hấp thu sắt từ thịt tôm cũng rất tốt, giúp cung cấp nguồn năng lượng và hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Ngoài ra, thịt tôm cung cấp nhiều loại vitamin như vitamin D, vitamin B12 và các loại khoáng chất như kẽm, iodine, và photpho. Vitamin D giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và phát triển xương răng, trong khi vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống thần kinh và não bộ của trẻ. Các khoáng chất như kẽm, iodine, và photpho đều quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển tế bào, hệ thống miễn dịch và cấu trúc xương của trẻ nhỏ.

Cha mẹ hãy tham khảo cách nấu cháo tôm thơm ngon cho trẻ 9 tháng biếng ăn dưới đây nhé!

Cháo tôm bí đỏ

Nguyên liệu

  • Tôm
  • Bí đỏ
  • Hành lá
  • Gia vị
  • Cháo đặc

Cách làm

  • Tôm mẹ mua về lột vỏ, sơ chế phần đầu và râu tôm rồi rửa sạch, vớt tôm ra để ráo nước
  • Tôm sau khi đã sơ chế, mẹ đem xay nhuyễn. Với tôm, mẹ có thể nêm nếm thêm gia vị, dầu ăn trẻ em nếu muốn
  • Phần bí đỏ, mẹ gọt vỏ rồi thái hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy theo mức độ ăn thô của bé
  • Lấy lượng cháo vừa đủ cho vào nồi cùng môt chút nước. Mẹ cho bí đỏ và phần tôm đã xay vào để nấu cùng. Khuấy đều tay sao cho hỗn hợp cháo, bí đỏ và tôm hòa vào với nhau rồi đun trên lửa vừa trong 10-15 phút
  • Cháo chín là mẹ có thể tắt bếp và cho bé thưởng thức thôi

Cháo tôm rau ngót

Nguyên liệu

  • Tôm
  • Rau ngót
  • Gia vị, hành tím
  • Cháo đặc

Cách làm

  • Mẹ rửa sạch tôm, bóc vỏ, bỏ râu và sơ chế phần đầu tôm, bóc chỉ đen trên sống lưng tôm rồi đem tôm đi xay nhuyễn
  • Với rau ngót, mẹ rửa sạch rồi cũng đem băm hoặc xay nhuyễn
  • Cho nồi lên bếp, phi thơm hành tím rồi mẹ cho phần tôm đã chuẩn bị vào đảo tới khi thịt tôm săn lại.
  • Bắc nồi khác hoặc mẹ có thể cho ngay cháo đặc vào nồi tôm vừa đảo cùng với chút nước và gia sao cho phù hợp với khẩu vị con
  • Đun cho tới khi cháo sôi lăn tăn thì mẹ cho rau ngót đã sơ chế vào và đun thêm 5 phút là có thể tắt bếp
  • Mẹ nên cho bé ăn cháo ngay khi còn ấm và có thể thêm hành, ngò băm nhuyễn để tăng sự kích thích của món ăn đối với bé

>>> Đọc thêm: Cách trị biếng ăn ở trẻ 2 tuổi

Cháo tôm bí xanh

Nguyên liệu

  • Tôm
  • Bí xanh
  • Gia vị
  • Cháo đặc

Cách làm

  • Tôm mẹ sơ chế sạch phần đầu và râu tôm rồi đem băm hoặc xay nhuyễn. Mẹ có thể ướp tôm cùng gia vị tùy theo khẩu vị con
  • Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu hoặc xay nhỏ cho vừa ăn
  • Cho phần cháo đặc đã chuẩn bị vào nồi đun cùng một chút nước và phần bí đã sơ chế trước đó vào rồi đảo đều để cháo và bí không bị vón cục
  • Khi cháo chín, bí xanh đã mềm thì mẹ trút phần tôm đã ướp trước đó vào rồi đun thêm 10-15 phút để cháo và tôm chín đều
  • Cháo chín, mẹ tắt bếp và có thể cho bé ăn ngay khi cháo đã nguội bớt

Cháo tôm hạt sen

Nguyên liệu

  • Tôm
  • Hạt sen
  • Gia vị
  • Cháo đặc

Cách làm

  • Mẹ sơ chế sạch phần đầu và râu tôm, rút chỉ đen trên sống lưng tôm rồi đem tôm đi xay nhuyễn hoặc băm nhỏ tùy theo độ ăn thô của con
  • Hạt sen rửa sạch, tách vỏ và sơ chế phần tâm sen sau đó mẹ mang đi hấp hoặc luộc sơ qua. Sau đó vớt ra, dầm nhuyễn phần hạt sen đã hấp
  • Bắc nồi lên bếp, cho phần cháo đặc đã chuẩn bị vào cùng chút nước rồi đun. Khi cháo đã sôi lăn tăn quanh thành nồi, mẹ cho tôm và hạt sen đã chuẩn bị vào và khuấy đều
  • Đun cháo cùng tôm và hạt sen thêm 10 phút với lửa vừa là mẹ có thể tắt bếp. Đợi cháo nguội bớt, mẹ múc cháo ra bát và cho con thưởng thức

>>> Tham khảo: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc?

Cháo tôm cà rốt khoai tây

Nguyên liệu

  • Tôm
  • Cà rốt
  • Khoai tây
  • Gia vị
  • Cháo đặc

Cách làm

  • Cà rốt, khoai tây đem rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành miếng nhỏ
  • Với phần tôm, mẹ rửa sạch sơ chế phần đầu, râu tôm và chỉ đen trên sống lưng. Sau khi đã sơ chế sạch, mẹ cho tôm vào xay nhuyễn rồi ướp cùng gia vị cho vừa ăn
  • Cho cháo đặc vào nồi và bắc lên bếp đun cùng chút nước. Cho cà rốt, khoai tây vào đun cùng đến khi chín nhừ
  • Khi hỗn hợp cháo và rau củ đã chín, mẹ cho tôm vào khuấy đều và đun cháo thêm 10 phút là hoàn thành
  • Mẹ nên cho bé ăn ngay khi cháo còn ấm

Nguồn tham khảo: Norikidplus.vn

]]>
http://tracuusuckhoe.com/chao-tom-cho-tre-9-thang-bieng-an-1453/feed/ 0
Mách mẹ những cách nấu cháo cho trẻ 8 tháng biếng ăn http://tracuusuckhoe.com/cach-nau-chao-tre-8-thang-bieng-an-1451/ http://tracuusuckhoe.com/cach-nau-chao-tre-8-thang-bieng-an-1451/#respond Thu, 23 Nov 2023 08:50:48 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1451 Ở giai đoạn 8 tháng, trẻ thường gặp phải tình trạng biếng ăn nên nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng. Đây là giai đoạn trẻ cần đầy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não. Bài viết dưới đấy sẽ giúp các mẹ biết thêm nhiều cách nấu các món cháo ngon cho trẻ 8 tháng biếng ăn.

Trẻ 8 tháng biếng ăn thường có những biểu hiện phổ biến như: khẩu phần ăn ít hơn bình thường, thời gian ăn rất chậm, không chịu ăn, ngậm thức ăn trong miệng, trẻ quấy khóc, chạy trốn, không há miệng, lấy tay che miệng khi nhìn thấy thức ăn, trẻ không tăng cân trong vòng 3 tháng liên tục, tụt cân không rõ nguyên nhân,…

Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ nên cha mẹ không khỏi lo lắng. Ở nhiều trường hợp, trẻ biếng ăn do vấn đề sinh lý thì không cần quá lo lắng mà hãy cùng con vượt qua giai đoạn này. Khi trẻ đã quen với việc thay đổi này thì sẽ ăn uống lại bình thường. Tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan mà cần điều chỉnh để trẻ có thể phát triển toàn diện một cách tốt nhất.

Dưới đây là cách nấu 5 món cháo thơm ngon mà cha mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ

Cháo cá hồi khoai môn

Nguyên liệu

  • Cá hồi
  • Khoai môn
  • Cháo đặc
  • Gia vị

Cách làm

  • Cá hồi mẹ sơ chế cùng muối, gừng và rượu sao cho hết mùi tanh của cá sau đó thái cá hồi thành từng miếng nhỏ cho vừa ăn.
  • Khoai môn gọt sạch vỏ rồi rửa sạch. Sau đó mẹ mang đi luộc cho chín và nghiền nhuyễn.
  • Cho nồi lên bếp, cho cháo đặc vào nồi cùng một chút nước, khoai môn đã nghiền nhuyễn rồi khuấy đều tay trên lửa nhỏ cho cháo không bị vón.
  • Sau khi cháo đã sôi lăn tăn quanh thành nồi, mẹ thêm cá hồi vào nồi và đun thêm 5 phút trên lửa vừa. Cháo và cá chín thì mẹ múc ra bát, cho bé ăn ngay khi cháo nguội bớt.

Cháo gà bí đỏ

Nguyên liệu

  • Thịt gà
  • Bí đỏ
  • Cháo đặc
  • Gia vị

Cách làm

  • Bí đỏ mua về thì gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành miếng vừa ăn. Sau đó cho vào nồi để hấp hoặc luộc cho tới khi chín thì vớt ra và nghiền nhuyễn.
  • Với thịt gà mẹ sơ chế sạch rồi có thể tận dụng nồi nước luộc bí đỏ để tiếp tục luộc chín thịt gà.
  • Khi thịt gà đã mềm, mẹ vớt ra rồi xé nhỏ sau đó tiếp tục băm hoặc xay nhỏ không cần xay nhuyễn vì bé đã quen với việc ăn dặm. Tiếp đó mẹ vẫn có thể tận dụng nồi nước luộc gà trước đó để cho thêm cháo đặc, nêm nếm thêm gia vị và khuấy đều.
  • Khi cháo đã sôi lăn tăn thì mẹ thêm thịt gà đã băm nhỏ vào và đun trên lửa vừa thêm 2 phút rồi tiếp tục thêm bí đó đã nghiền nhuyễn vào. Mẹ tiếp tục khuấy đều đến khi cháo chín thì tắt bếp.
  • Mẹ nên cho bé ăn cháo ngay khi cháo còn ấm.

>>> Đọc thêm: Trẻ 9 tháng biếng ăn phải làm sao?

Cháo cá hồi rau ngót

Nguyên liệu

  • Cá hồi
  • Rau ngót
  • Gia vị, hành tím
  • Cháo đặc

Cách làm

  • Cá hồi phi lê mẹ sơ chế sạch rồi mang băm hoặc xay nhỏ. Sau đó cho gừng và các gia vị (nếu cần) vào ướp để loại bỏ mùi tanh của cá.
  • Rau ngót mẹ lấy lá, rửa sạch rồi cũng mang đi xay hoặc băm nhỏ sao cho độ thô phù hợp với con.
  • Hành tím lột vỏ, băm nhỏ hoặc thái thành các lát mỏng.
  • Cho chảo lên bếp, phi hành cho thơm rồi mẹ cho cá hồi đã ướp trước đó vào và đảo đều tới khi phần cá đã chín.
  • Mẹ lấy cháo đặc cho vào nồi, đun cùng chút nước và dầu ăn. Khi cháo chín, mẹ cho thêm cá hồi và phần rau ngót đã sơ chế vào nấu cùng.
  • Đun cháo trên lửa vừa 15-20 phút để thịt và rau chín mềm là mẹ có thể tắt bếp. Đợi cháo nguội bớt là mẹ có thể cho bé ăn được rồi.

Cháo thịt bò cà rốt

Nguyên liệu

  • Cháo đặc
  • Thịt bò
  • Cà rốt
  • Gia vị

Cách làm

  • Thịt bò mua về đem băm hoặc xay nhỏ, ướp cùng chút gia vị sao cho vừa miệng con.
  • Cà rốt mẹ gọt vỏ, rửa sạch rồi cũng băm hoặc xay nhỏ như thịt bò.
  • Bắc nồi lên bếp, mẹ cho cháo đặc vào cùng chút nước và dầu ăn. Khi cháo đã sôi lăn tăn, mẹ thêm thịt bò và cà rốt đã sơ chế vào đun cùng trên lửa nhỏ trong khoảng 15-20 phút.
  • Đun tới khi cháo, thịt và cà rốt đều đã chín mềm là mẹ có thể tắt bếp, múc ra bát cho bé thưởng thức ngay khi còn ấm.

>>> Xem thêm: Tuyệt chiêu giúp trẻ 5 tuổi biếng ăn

Cháo yến mạch tôm

Nguyên liệu

  • Cháo yến mạch
  • Tôm
  • Hành tây, cà rốt, khoai tây
  • Gia vị

Cách làm

  • Tôm rửa sạch rồi thái nhỏ. Cà rốt, khoai tây, hành tây mua về mẹ gọt vỏ rồi cũng rửa sạch và băm nhuyễn
  • Mẹ bác nồi lên bếp, cho hành tây vào phi thơm rồi thêm tôm đã sơ chế vào xào cho tới khi thịt tôm săn lại
  • Tiếp theo cho cà rốt, khoai tây vào đảo cùng với tôm. Khi cà rốt và khoai tây đã chín mềm, cho cháo yến mạch đã chuẩn bị trước vào nồi, đun sôi và đảo đều
  • Đun cháo trên lửa vừa cho tới khi cháo chín, mẹ tắt bếp và cho cháo ra bát để bé ăn ngay khi cháo nguội bớt

Nguồn tham khảo: Norikidplus.vn

]]>
http://tracuusuckhoe.com/cach-nau-chao-tre-8-thang-bieng-an-1451/feed/ 0
6 mẹo giảm đau bụng kinh đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà http://tracuusuckhoe.com/meo-giam-dau-bung-kinh-1439/ http://tracuusuckhoe.com/meo-giam-dau-bung-kinh-1439/#respond Mon, 20 Nov 2023 09:16:00 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1439 Những cơn đau bụng mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn có thể khiến sinh hoạt, tinh thần chị em bị ảnh hưởng. Vậy đau bụng kinh phải làm sao? Hãy cùng Tra cứu sức khỏe khám phá những mẹo giảm đau bụng kinh hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Hiểu nhanh về tình trạng đau bụng kinh

Đau bụng kinh là tình trạng thường xảy ra với nhiều chị em phụ nữ ngay trước hoặc trong những “ngày ấy”. Tuy nhiên, mức độ đau bụng kinh thường khác nhau đối với từng người. Một số người chỉ trải qua những cơn đau nhẹ, trong khi số khác lại phải đối mặt với cảm giác đau nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh thường xuất phát từ sự co bóp của tử cung để loại bỏ niêm mạc và trứng không được thụ tinh ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đau bụng kinh xuất phát từ những vấn đề về sức khỏe  như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và các viêm nhiễm tại vùng chậu…

Trường hợp có những cơn đau dữ dội hoặc kéo dài trên 72 giờ, chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định rõ nguyên nhân và can thiệp kịp thời, tránh sức khỏe bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Đau bụng kinh như gãy xương là bệnh gì?

6 mẹo giảm đau bụng kinh tại nhà

Khi bị đau bụng kinh, chị em có thể áp dụng một số mẹo giảm đau tại nhà dưới đây:

Chườm nóng bụng

Chườm nóng là một trong những cách giảm đau bụng kinh đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện và được áp dụng rộng rãi nhất. Nhiệt độ từ túi chườm có thể có tác động lên vùng bụng dưới, giúp các cơ và mạch máu tại đây giãn ra, từ đó giảm căng thẳng và sự co thắt của tử cung, giảm đau kinh.

Để áp dụng phương pháp này, bạn có thể sử dụng túi chườm đổ nước ấm vào và nhẹ nhàng đặt lên vùng bụng dưới. Hãy giữ tư thế thoải mái và chú ý đến nhiệt độ nước để tránh việc làm tổn thương da. Khi nước trong túi chườm nguội, bạn có thể thay nước ấm mới và tiếp tục chườm nhẹ nhàng.

Ngoài việc chườm nóng, các phương pháp làm ấm cơ thể như tắm nước ấm, uống nước ấm cũng có thể được áp dụng để làm giảm cơn đau bụng trong ngày “đèn đỏ”.

Massage nhẹ nhàng

Những động tác massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp vùng bụng dưới bị căng cứng do sự co thắt tử cung giãn ra, đem lại cảm giác dễ chịu hơn. Mặt khác, chúng cũng giúp kích thích tuần hoàn máu, tăng cường lưu thông máu ở tử cung và vùng bụng, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Khi thực hiện massage, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng các loại dầu xoa bóp trị liệu để tăng hiệu quả giữ ấm vùng bụng, giảm đau.

Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung dinh dưỡng khoa học cũng là cách giúp chị em có thể vượt qua những cơn đau ngày “đèn đỏ” một cách nhẹ nhàng hơn.

Theo đó, việc thêm vào khẩu phần ăn các thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin B, E và các acid béo sẽ giúp giảm tình trạng co thắt cơ, hỗ trợ giảm bớt cảm giác đau bụng kinh. Ngoài ra trong thời gian này, phái đẹp cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có chứa cồn, caffeine hoặc các loại nước có gas…

Vận động nhẹ nhàng

Khi bị đau bụng kinh, nhiều người nghĩ rằng chị em chỉ nên nằm yên một chỗ, không nên vận động. Tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm. Với những cơn đau nhẹ và vừa, việc tập luyện nhẹ nhàng có thể giúp làm giãn các nhóm cơ, bao gồm cơ ở vùng bụng, tăng cường lưu thông máu đến tử cung, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Vào những ngày ấy, chị em nên chọn cho mình những bài tập vận động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… tuyệt đối không tập luyện quá sức. Đồng thời nên kết hợp cùng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học để có cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tham khảo: Đồng hồ sinh học của cơ thể

Uống trà thảo mộc

Một ly trà gừng hoặc trà quế ấm nóng có thể giúp bạn xoa dịu cảm giác đau bụng trong những ngày ấy và cảm thấy thư giãn hơn.

Trà gừng không chỉ làm ấm cơ thể mà còn hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm đau bụng. Cách chế biến cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đun sôi nước và thêm vài lát gừng, sau đó thêm chút mật ong là có thể thưởng thức hương vị thơm ngọt, ấm nồng.

Quế có khả năng chống viêm, chống đông máu nên cũng được sử dụng để giảm đau bụng kinh. Để pha được ly trà quế thơm ngon, bạn cần pha một thìa cà phê bột quế vào nước nóng khoảng 2 – 3 phút, sau đó thêm chút mật ong và khuấy đều.

Nếu trong nhà không có sẵn gừng, quế thì bạn cũng có thể tự chuẩn bị 1 ly nước ấm mật ong để bản thân cảm thấy thoải mái hơn. Mật ong không chỉ giúp giảm co thắt tử cung mà còn cung cấp dưỡng chất, giúp giảm mệt mỏi. Đơn giản chỉ cần thêm 3 muỗng canh mật ong vào một ly nước ấm, khuấy đều và thưởng thức.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Trong trường hợp đau bụng kinh kéo dài, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, đã áp dụng các biện pháp chăm sóc nhưng không thuyên giảm, chị em có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để loại bỏ những cơn đau một cách nhanh chóng. Tuy nhiên cần lưu ý tuân thủ hướng dẫn sử dụng, tránh lạm dụng thuốc để hạn chế nguy cơ tác dụng phụ.

Đọc thêm: Xoa môi trên có giúp giảm đau bụng kinh?

Kết luận

Trên đây Tra cứu sức khỏe đã tổng hợp những mẹo giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà. Với những trường hợp có cơn đau nghiêm trọng, kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường về máu kinh, chị em hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn.

]]>
http://tracuusuckhoe.com/meo-giam-dau-bung-kinh-1439/feed/ 0
Trẻ biếng ăn nên bổ sung các chất gì để phát triển khỏe mạnh? http://tracuusuckhoe.com/tre-bieng-an-bo-sung-cac-chat-gi-1427/ http://tracuusuckhoe.com/tre-bieng-an-bo-sung-cac-chat-gi-1427/#respond Thu, 16 Nov 2023 03:32:58 +0000 http://tracuusuckhoe.com/?p=1427 Phụ huynh có con nhỏ đang gặp phải tình trạng biếng ăn thường hay lo lắng về việc nên bổ sung gì cho con để tránh bị thiếu hụt dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ cần bổ sung gì để trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện hơn nhé!

Biểu hiện của trẻ biếng ăn?

Trẻ biếng ăn thường có những biểu hiện như sau:

  • Trẻ không có hứng thú với đồ ăn, không muốn ăn.
  • Thời gian bữa ăn kéo dài quá 30-40 phút.
  • Quấy khóc, trốn tránh, la hét, bỏ chạy khi đưa thức ăn tới gần trẻ.
  • Ngậm đồ ăn trong mồm không chịu nuốt.
  • Không ăn hết khẩu phần phù hợp.
  • Tụt cân, chững cân trong khoảng 3 tháng.

☛ Tìm hiểu thêm: Trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc cần phải làm gì cải thiện?

Nên bổ sung chất gì cho trẻ biếng ăn?

Dưới đây là một số chất nên bổ sung cho trẻ biếng ăn, cụ thể như:

Kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và phát triển tế bào. Trẻ em cần đủ lượng kẽm để hỗ trợ quá trình phát triển tế bào và mô, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Chất kẽm còn cải thiện chức năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật và tăng cường sức đề kháng.

Những trẻ thiếu kẽm thường có nguy cơ suy dinh dưỡng, trở nên mệt mỏi và kém tập trung hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển của trẻ.

Các nguồn thực phẩm giàu kẽm mà cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho trẻ bao gồm: thịt đỏ, cá, hạt, đậu, hạt óc chó, sữa và sản phẩm từ sữa.

Chất xơ

Chất xơ giúp cải thiện chuyển hóa thức ăn, tăng cường nhu động đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Trẻ nhỏ cần phải bổ sung đủ chất xơ đủ để duy trì sự cân bằng đường ruột, giúp hỗ trợ chuyển hóa thức ăn và ngăn ngừa táo bón.

Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc,…

Lysine

Lysine là một loại axit amin cần thiết mà cơ thể không tự sản xuất, do đó việc bổ sung lysine đủ qua thực phẩm rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Chất lysine tạo ra protein cần thiết, giúp hấp thụ Canxi, kẽm, sắt thúc đẩy tạo Collagen, giúp sản xuất các Enzym. Từ đó giúp cơ thể phát triển cơ bắp, xương và tế bào, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật và bảo vệ sức khỏe.

Cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu chất này như:  thịt, cá, gà, trứng, các loại đậu và phomai.

☛ Tham khảo thêm: Bổ sung lysine cho trẻ đúng cách

Sắt

Sắt là chất quan trọng đối với trẻ đang trong giai đoạn phát triển, trẻ từ 1-18 tuổi cần từ 7-15mg sắt mỗi ngày (tùy thuộc vào từng độ tuổi và giới tính). Sắt giúp cho các tế bào hồng cầu chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nếu trẻ bị thiết sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu kéo dài, da dẻ nhợt nhạt, thiếu máu lên não, ảnh hưởng đến sự tập trung và nhận thức của trẻ.

Các loại thịt như: thịt bò, lợn, cừu, gà, cá hồi, cá ngừ, cá thu, trứng, ngũ cốc, rau lá màu xanh đậm, các loại đậu, đậu hũ.

Canxi

Canxi là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển về xương của trẻ. Nếu trẻ bị thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, chậm lớn, xương mỏng và yếu hơn, vàng da và chân vòng kiềng. Do vậy chế độ ăn của trẻ cần phải chứa nhiều dưỡng chất này để trẻ phát triển toàn diện.

Nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất canxi như: sữa và các thực phẩm làm từ sữa, rau xanh, hạnh nhân, ngũ cốc, trái cây,… nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ.

Vitamin nhóm B

Các vitamin nhón B như: B1, B2, B3, B5, B9, B12,… là nhóm vitamin rất cần để bổ sung nhu cầu năng lượng ở trẻ. Vitamin nhóm này giúp phát triển thành kinh, da, mắt, cơ bắp, năng lượng toàn cơ thể, đặc biệt hơn là giúp trẻ có cảm giác thèm ăn. Cha mẹ cho trẻ ăn các thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, cá, sữa, trứng, đậu nành, ngũ cốc,… để bổ sung đủ chất cho trẻ.

Vitamin D

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần được bổ sung 400 IU hoặc 10mcg vitamin D mỗi ngày, còn với trẻ trên 1 tuổi – 18 tuổi thì cần nhiều hơn khoảng 600IU hoặc 15mcg vitamin D mỗi ngày. Vitamin D sẽ giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa được tình trạng trẻ còi xương. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D cho trẻ được kể đến như: các hồi, dầu gan cá, các muối, phô mai, trứng, sữa hạt, ngũ cốc, trái cây,…

Bình thường, trẻ cũng có thể nhận vitamin D từ ánh năng mặt trời, tuy nhiên nếu không tiếp xúc đúng cách sẽ làm tổn thương da của trẻ. Vì thế các mẹ nên bôi kem chống nắng cho trẻ và cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trước 9h sáng.

Vitamin A

Vitamin A rất cần thiết cho trẻ biếng ăn, hỗ trợ phát triển tế bào trong cơ thể, thị lực khỏe mạnh. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, trung bình trẻ cần từ 300-900mcg vitamin A. Một số loại thực phẩm giàu vitamin A như: cà rốt, khoai lang, rau bina, thực phẩm từ sữa, gan,…

Omega-3

Omega-3 là một loại axit béo không no thiết yếu, đặc biệt là DHA và EPA, hai chất này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ và thị lực của trẻ. Điều này rất quan trọng trong giai đoạn phát triển ban đầu, khi não bộ của trẻ đang phát triển mạnh mẽ và cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra, omega-3 cũng có khả năng giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường chức năng não bộ, giúp trẻ có tinh thần tập trung tốt hơn trong việc học tập và hoạt động hàng ngày.

Cần phải chọn loại thực phẩm giàu omega-3 từ nguồn tự nhiên như cá hồi, cá ngừ, hạt giống lanh, bơ, các loại đậu,…

Probiotic

Probiotic là những vi khuẩn có lợi, chúng có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng vi khuẩn trong đường ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa. Trẻ em có hệ tiêu hóa còn đang phát triển và có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ thức ăn đến môi trường xung quanh. Việc sử dụng probiotic có thể giúp cân bằng vi khuẩn trong ruột, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cải thiện hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn.

Probiotic cũng có thể giúp giảm triệu chứng đau bụng, khó tiêu, và các vấn đề về tiêu hóa mà trẻ có thể gặp phải khi họ biếng ăn. Bằng cách cải thiện sức khỏe đường ruột, probiotic có thể tạo cảm giác thoải mái hơn khi ăn và tăng cảm giác thèm ăn của trẻ.

Loại men này thường sẽ có trong các sản phẩm lên men như sữa chua, nấm sữa Kefir, dưa bắp cải, dưa kim chi, sữa bơ (Buttermilk), trà nấm thủy sâm…

☛ Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biếng ăn, cha mẹ nên làm gì? 

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “trẻ biếng ăn nên bổ sung chất gì?” và biết được nên bổ sung các loại thực phẩm gì để trẻ không còn biếng ăn. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh hơn.

Nguồn tham khảo: Norikidplus.vn

]]>
http://tracuusuckhoe.com/tre-bieng-an-bo-sung-cac-chat-gi-1427/feed/ 0