U xơ tử cung – nguyên nhân và phương pháp điều trị

Tử cung rất quan trọng đối với phụ nữ, có chức năng duy trì sự cân bằng nội tiết, bảo vệ buồng trứng, giúp sinh nở. Nhưng có một căn bệnh vẫn diễn ra âm thầm tại cơ quan này mà nhiều người không biết, đó chính là u xơ tử cung. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh u xơ tử cung ngày càng cao. Hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này.

U xơ tử cung thực chất là gì?

u xo tu cung

U xơ tử cung là khối u cơ trơn lành tính có nguồn gốc trong cơ tử cung. Hầu hết u xơ tử cung không gây ra triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện tình cờ khi chị em đi khám sức khỏe vì một lí do nào đó. Một số ít bệnh nhân được chẩn đoán là do lượng kinh nguyệt tăng lên, thời gian kinh nguyệt kéo dài hoặc các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, táo bón, đau thắt lưng, sờ nắn thấy cục cứng nổi lên ở bụng dưới.

Đọc thêm: U xơ tử cung kích thước bao nhiêu là to?

Nguyên nhân gây u xơ tử cung là gì?

Nguyên nhân chính xác gây ra u xơ tử cung vẫn chưa được làm rõ. Người ta chỉ có thể xác định được các yếu tố nguy cơ của bệnh. Nồng độ estrogen quá cao là một trong những yếu tố liên quan đáng nói. Chính vì lẽ đó, u xơ tử cung thường phát triển mạnh hơn khi phụ nữ mang thai do có sự thay đổi nội tiết tố lớn.

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ thứ hai khiến u xơ tử cung hình thành. Nó được đánh giá là loại khối u phổ biến nhất trong đường sinh sản của phụ nữ, thường gặp ở những người đã sinh con trong độ tuổi từ 30 đến 50 và tương đối hiếm gặp ở độ tuổi dưới 20.

Các yếu tố nguy cơ khác, bao gồm:

Béo phì:

Béo phì có thể gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến progesterone không được điều hòa theo chu kỳ, từ đó chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, tăng nguy cơ u xơ tử cung. So với phụ nữ có cân nặng bình thường, hệ thống nội tiết của phụ nữ béo phì dễ bị rối loạn hơn, tỷ lệ estrogen và progesterone dễ mất cân bằng, hình thành một vòng luẩn quẩn, từ đó nguy cơ mắc u xơ tử cung cũng sẽ tăng lên.

Căng thẳng kéo dài:

stress

Đây là vấn đề chung của nhiều chị em chốn công sở. Nhịp điệu công việc gò bó, áp lực quá lớn hay gia đình bất hòa, sang chấn tinh thần,… có thể gây rối loạn chức năng buồng trứng, khiến u xơ tử cung hình thành. Ngoài ra, nếu lo lắng quá mức sẽ dẫn đến trầm cảm, thậm chí trầm cảm sẽ làm tăng tiết estrogen, đây cũng là một trong những yếu tố rủi ro quan trọng dẫn đến u xơ tử cung.

Chế độ ăn uống không lành mạnh:

Một số chị em thường ăn các loại thực phẩm bổ sung có tác dụng giống như estrogen, dùng lâu dài có thể gây thừa estrogen. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ sử dụng liệu pháp thay thế hormone sau khi mãn kinh có tỷ lệ mắc u xơ tử cung cao hơn đáng kể. Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, hầu hết các sản phẩm đều có tác dụng thanh nhiệt giải độc và làm đẹp da, trắng da tàn nhang, giữ dáng, giảm cân, bổ huyết, bổ khí. Phụ nữ cần cảnh giác và tránh mua các sản phẩm sức khỏe có nồng độ hormone cao.

Các triệu chứng của u xơ tử cung là gì?

Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng và chỉ thỉnh thoảng được phát hiện khi khám vùng chậu hoặc siêu âm. Triệu chứng của bệnh liên quan chặt chẽ đến vị trí hình thành, tốc độ phát triển và kích thước của u xơ.

Các triệu chứng phổ biến như sau:

Rong kinh, rong huyết

rong-kinh-do-u-xo-tu-cung

Hiện tượng rong kinh, rong huyết chủ yếu xảy ra ở u xơ dưới niêm mạc. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ra máu nhiều là: diện tích nội mạc tử cung tăng lên, do tác dụng của estrogen làm tăng sản nội mạc tử cung, u xơ tử cung cản trở sự co bóp của tử cung, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu làm nội mạc tử cung bị xung huyết. Do tình trạng chảy máu lâu ngày nên bệnh nhân thường bị thiếu máu ở nhiều mức độ khác nhau.

Sờ nắn thấy khối cứng ở bụng dưới

Khi khối u lớn lên, người bệnh có thể sờ nắn thấy nó ở vùng chậu trái hoặc phải.

Rối loạn tiểu tiện và tiêu hóa

Các khối u xơ nằm ở phần dưới của tử cung và cổ tử cung có thể chèn ép các mô và dây thần kinh vùng chậu, gây ra các cơn đau bụng dưới và đau lưng. Các khối u xơ phát triển về phía trước hoặc phía sau và có thể chèn ép bàng quang, niệu đạo hoặc trực tràng, gây tiểu nhiều lần, khó tiểu, bí tiểu hoặc táo bón. Khi u xơ phát triển hai bên sẽ hình thành các u xơ dây chằng rộng, nếu chèn ép vào niệu quản có thể gây ứ nước bể thận, nếu chèn ép mạch máu vùng chậu và mạch bạch huyết có thể gây phù hai chi dưới.

Đau bụng

Ngoài cơn đau do chèn ép các dây thần kinh vùng chậu, u xơ dưới niêm mạc có cuống gây ra các cơn co thắt cung trong khoang tử cung và khiến người bệnh đau đớn. Khi u xơ chặn ống cổ tử cung và cản trở máu kinh chảy ra ngoài, nó có thể gây đau bụng kinh dữ dội hơn. Trong trường hợp các khối u xơ tử cung có cuống bị xoắn hoặc thoái hóa hoặc nhiễm trùng, chúng có thể gây ra những cơn đau bụng dữ dội giống như dao đâm.

Ảnh hưởng đến việc mang thai và sinh con

U xơ nằm gần sát về phía vòi trứng có thể chèn ép phần kẽ của vòi trứng gây khó khăn cho quá trình thụ thai. U xơ cũng có thể gây nhiễm trùng nội mạc tử cung, u xơ biến chứng do tăng sản nội mạc tử cung có thể gây vô sinh. Nếu có thể mang thai, đôi khi do lượng máu cung cấp không đủ hoặc do khoang tử cung bị chít hẹp làm cản trở sự phát triển của thai nhi, gây sảy thai, đẻ non. Khi thai đủ tháng, khoang tử cung vẫn có thể bị dị dạng khiến ngôi thai bất thường, u xơ tử cung có thể cản trở co bóp tử cung, gây sản phụ và băng huyết sau sinh.

Điều trị u xơ tử cung như thế nào?

Với trường hợp bị u xơ tử cung không có triệu chứng thì người bệnh chỉ cần theo dõi định kỳ, tái khám 3-6 tháng một lần. Khi phát hiện khối u xơ to lên hoặc xuất hiện các triệu chứng thì có thể cân nhắc điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật theo tư vấn của bác sĩ.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa gồm các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm kích thước u xơ tử cung
  • Chất tương tự hormone giải phóng gonadotropin (GnRH-a)
  • Mifepristone
  • Thuốc cải thiện các triệu chứng rong kinh
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Thuốc cầm máu, chẳng hạn như axit tranexamic, v.v.
  • Thuốc tránh thai hợp chất
  • Bổ sung sắt để khắc phục tình trạng thiếu máu

Điều trị phẫu thuật

Cắt bỏ u xơ tử cung

phau-thuat-noi-soi-u-xo

Những bệnh nhân muốn giữ lại chức năng sinh sản nên được cắt bỏ u xơ thông qua phẫu thuật mở ổ bụng hoặc nội soi. U xơ dưới niêm mạc hầu hết được cắt bỏ dưới ống soi tử cung.

Cắt bỏ tử cung

Phương pháp điều trị này phù hợp với những người đã sinh đủ số con, không cần bảo tồn khả năng sinh sản hoặc nghi ngờ u xơ chuyển dạng ác tính, nếu cần thiết có thể làm xét nghiệm mô học đoạn đông lạnh trong mổ. Cần loại trừ các tổn thương trong biểu mô cổ tử cung, ung thư cổ tử cung và ung thư nội mạc tử cung trước khi phẫu thuật.

Số lượng u xơ nhiều, đường kính u xơ lớn (> 10cm), u xơ ở những bộ phận đặc biệt, dính nặng ở hố chậu thì càng khó khăn hơn, sau này.

Những người có nguy cơ bị vỡ tử cung khi mang thai và những người có thể mắc bệnh u xơ tử cung nên mổ mở.

Các phương pháp điều trị khác

Thuyên tắc động mạch tử cung (UAE)

Phương pháp này chặn động mạch tử cung và các nhánh của nó, để làm giảm lượng máu cung cấp cho các khối u xơ. Khi đó, u xơ sẽ phát triển chậm lại và các triệu chứng cũng thuyên giảm. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích cho những bệnh nhân vẫn còn mong muốn sinh sản.

Xem thêm: Chi phí thuyên tắc động mạch tử cung bao nhiêu?

Siêu âm tập trung cường độ lượng cao (HIFU)

Kỹ thuật này còn được gọi siêu âm hội tụ hướng dẫn bằng cộng hưởng từ MRI. Dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc MRI, sóng siêu âm cường độ cao tạo ra luồng nhiệt (65-85 độ C) hội tụ tại một điểm để phá hủy khối u. Đây là phương pháp điều trị không xâm lấn phù hợp cho những bệnh nhân cần bảo tồn tử cung. Nhưng u xơ vẫn còn và có nguy cơ tái phát.

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image