Thiếu máu ở bà bầu: Hãy cẩn trọng!

Thiếu máu ở bà bầu là vấn đề đáng được lưu tâm. Ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, tình trạng này cũng khiến thai nhi chịu nhiều tác động tiêu cực. Vậy thiếu máu ở bà bầu gây ảnh hưởng ra sao? Cải thiện bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thiếu máu ở bà bầu gây ảnh hưởng ra sao?

Trong quá trình mang thai, tình trạng thiếu máu xảy ra rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu thiếu máu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Khi cơ thể mẹ thiếu máu, việc cung cấp đủ oxy cho các mô và tế bào sẽ giảm sút, dẫn đến những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi… Tình trạng này còn làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai và các biến chứng như nhiễm trùng, tiền sản giật, băng huyết… Thai nhi cũng có thể đối diện với các vấn đề như suy dinh dưỡng, nhẹ cân, đồng thời dễ mắc các bệnh lý sơ sinh và làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất, trí não trong tương lai.

Đặc biệt, các trường hợp nghiêm trọng do thiếu oxy có liên quan đến thiếu máu cũng có thể tác động đến các cơ quan như tim, não… của mẹ và bé, gây ra các tổn thương tại đây và để lại những hệ lụy nặng nề.

Đọc thêm: Nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu máu ở bà bầu

Thiếu máu khiến mẹ bầu mệt mỏi, đau đầu

Khi bị thiếu máu, mẹ có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau đầu, chóng mặt: Khi cơ thể thiếu máu, khả năng vận chuyển máu và oxy đến não bị ảnh hưởng, làm tăng áp lực lên các mạch máu não, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế nhanh.
  • Da nhợt nhạt, xanh xao: Khi mẹ bị thiếu máu, máu tập trung chủ yếu ở các vùng quan trọng như tim, phổi và não. Việc lưu thông máu dưới da giảm, làm da trở nên nhợt nhạt, tái xanh.
  • Thở gấp, khó thở: Khi thiếu máu, phổi phải hoạt động ở mức độ cao hơn để sản xuất máu giàu oxy. Điều này sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên phổi, gây tình trạng thở gấp ngay cả khi nghỉ ngơi, ít vận động.
  • Rối loạn nhịp tim: Thiếu máu gây tình trạng thiếu oxy, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu cho cơ thể. Điều này có thể làm nhịp tim bị rối loạn, lúc nhanh, lúc chậm.
  • Rụng tóc nhiều: Khi cơ thể thiếu máu, máu không đủ lưu thông đến da đầu, làm suy yếu nang tóc vì không được cung cấp đủ dưỡng chất, khiến tóc gãy rụng ngày càng nhiều. (Xem thêm: Tóc rụng nhiều bổ sung chất gì?)
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Thiếu máu có thể khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trì trệ hơn do không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Việc chuyển hóa dưỡng chất thành năng lượng cũng bị ảnh hưởng, khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, suy nhược.

Tìm hiểu chi tiết: 10 dấu hiệu thiếu máu ở bà bầu

Cải thiện tình trạng thiếu máu ở bà bầu bằng cách nào?

Để khắc phục tình trạng thiếu máu ở bà bầu, ngoài việc thăm khám, sử dụng thuốc sắt đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ thì mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp cải thiện như:

Bổ sung dinh dưỡng khoa học

Bổ sung dinh dưỡng khoa học là một trong những cách hữu hiệu giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm bớt tình trạng mệt mỏi, suy nhược do thiếu sắt. Theo đó, ngoài việc ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất, mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt, cá, các loại đậu, rau có màu xanh đậm… để hỗ trợ quá trình tái tạo hồng cầu diễn ra hiệu quả hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng nên thêm vào chế độ ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dây tây, kiwi, bưởi… để cải thiện quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?

Xây Dựng Lối Sống Lành Mạnh

Một lối sống lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc sẽ giúp mẹ bầu có được sức khỏe tốt hơn, đồng thời tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi, cải thiện tình trạng mệt mỏi do thiếu máu.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên dành thời gian vận động nhẹ nhàng, tập luyện với các bộ môn phù hợp như bơi lội, yoga… để nâng cao thể trạng, đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện khả năng trao đổi chất, khắc phục chứng thiếu máu.

Kết luận:

Thiếu máu ở bà bầu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, an toàn của mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ hãy chủ động theo dõi sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt lành mạnh và đặc biệt đừng quên duy trì bổ sung sắt và thường xuyên thăm khám định kỳ.

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image