Đồng hồ sinh học của con người

Tất cả sự sống trên trái đất đều có các chu kì hoạt động sống riêng được gọi chung với cái tên “nhịp điệu cuộc sống”. Các nhịp sống này được điều khiển bởi một hệ thống kiểm giờ bên trong cơ thể sống, được gọi là “đồng hồ sinh học của con người”

dong-ho-sinh-hoc-cua-con-nguoi

Đồng hồ sinh học của con người

1.Đồng hồ sinh học là gì?

Như đã nói ở trên, có thể hiểu đồng hồ sinh học là một chu kì sống, được thay đổi theo hệ thống từng khung giờ phụ thuộc vào nhu cầu, mong muốn bên trong cơ thể sống.

Đồng hồ sinh học được cảm nhận khi một ngày bắt đầu và kết thúc. Ở thực vật, đồng hồ sinh học truyền tín hiệu khi nào thì chúng tăng trưởng thông qua thay đổi hình thái như: quá trình quang hợp, hút chất dinh dưỡng, phát triển, ra hoa, kết quả…. Còn ở người, đồng hồ sinh học giúp điều hòa các thay đổi về huyết áp, thân nhiệt, cảm xúc và sự tỉnh táo thay đổi tùy thời gian trong ngày.

2.Đồng hồ sinh học của con người

Đồng hồ sinh học của con người hoạt động như thế nào?

Theo kinh điển y học cổ truyền, nói đến kinh lạc qua thiên “Kinh biệt” sách “Linh Khu viết”: “Con người có 12 kinh mạch; khỏe mạnh bình an hay đau ốm bệnh tật đều bắt nguồn từ đó cả”.

Và theo các nghiên cứu khoa học hiện nay đồng hồ sinh học của con gười cũng hoạt động theo 12 khung giờ:

2.1.Hoạt động đồng hồ sinh học của con người vào buổi sáng.

  • Từ 5h – 7h: Đây là thời điểm nhu động cuả ruột gia tăng và ruột già hoạt động hiệu quả nhất. Vì vậy, đây là thời điểm lí tưởng nhất để bạn ghé thăm “nhà cầu”.
  • Từ 6h – 7h: Bộ não đã bắt đầu tỉnh táo và sẵn sàng hoạt động với cường độ cao nhất. Nhưng bạn tuyệt đối đừng động vào rượu hãy thuốc lá trong khung thời gian này. Vì lúc này máu bắt đầu gia tăng lưu thông trong các mao mạch nên các chất độc hại của rượu thuốc lá sẽ thâm nhập vào máu với tốc độ nhanh gấp 2 lần bình thường.
  • Từ 7h – 9h: Là thời gian ruột non hoạt động mạnh mẽ nhất. Đây là lí do vì sao bạn nên ăn sáng vào khung giờ này. Lúc này, toàn bộ thức ăn sẽ được dạ dày chuyển hóa thành năng lượng để hoạt động làm việc chứ không dồn vào vòng 2 đâu nhé.
  • Giữa 9h và 10h là thời điểm nguy cơ bệnh tim quậy phá cao nhất. Để hạn chế rủi ro, hãy uống biệt dược theo chỉ định của bác sĩ (ví dụ thuốc hạ huyết áp chẳng hạn).

2.2.Hoạt động đồng hồ sinh học của con người vào buổi trưa.

  • Từ 10h – 12h: Cái gọi là trí nhớ ngắn hạn hoạt động tốt nhất. Bạn hãy dành thời gian này tập trung làm việc cao độ hoặc chuẩn bị cho những cuộc gặp quan trọng.
  • Khoảng 11h – 13h: sự vui vẻ, trẻ trung nhiệt huyết dễ dàng quay trở về con người của bạn nếu bạn muốn.
  • Từ 12h – trước 13h: Là thời gian dành cho bũa trưa. Thức ăn sẽ không tồn đọng lâu trong dạ dày của bạn và sẽ gia tăng tiêu hóa trong đầu giờ buổi chiều (khoảng 13h – 15h).

2.3.Hoạt động đồng hồ sinh học của con người vào buổi chiều.

13

  • Sau 13 giờ, cơ thể có khả năng đề kháng tốt nhất với cảm giác đau đớn. Trường hợp có răng sâu, đây chính là thời điểm lý tưởng để gõ cửa bác sĩ nha khoa.
  • Từ 13h – 15h: cơ thể bắt đầu mệt mỏi và chán nản sau nửa ngày làm việc nỗ lực. Hãy tận dụng thời gian này cho công việc nhẹ nhàng, không đòi hỏi tập trung cao độ.
  • Sau 16 giờ, hãy trở về công việc tích cực. Lúc này não bộ hoạt động năng suất cao. Quá trình thu thập, tổng hợp thông tin gom nhặt trước đó diễn ra nhanh chóng. Chúng được tập kết vào bộ nhớ dài hạn – chính kiến thức và mọi ký ức được lưu giữ tại đây.
  • Từ 15h – 18h, hãy dành chút thời gian bài thể dục thư giãn. Đó là thời điểm có thể vươn tới phong độ tốt nhất. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể vẫn diễn ra hoàn hảo, vậy nên bạn có thể nhanh chóng đốt cháy dự trữ năng lượng dư thừa.

2.4.Hoạt động đồng hồ sinh học của con người vào buổi tối.

  • Từ 17h – 19h: thận tăng cường thải độc hiệu quả nhất. Vậy nên đây là thời điểm rất thích hợp cho các “đấng mày râu” tụ tập, nhậu nhẹt bạn bè. Đây cũng là khung thời gian lí tưởng để nấu và ăn bữa tối, giúp đảm bảo dạ dày có thể tiêu thụ hết thức ăn trước giờ đi ngủ. Nếu ăn tối quá muộn sẽ gây rối loạn thời gian nghỉ đêm của cơ thể, đồng thời thức ăn sẽ chuyển hết thành dạng mỡ dư thừa tích tụ ở vòng 2. Đây cũng là lí do hàng đầu dẫn tới căn bệnh béo phì, thừa cân.
  • Sau 19h: khả năng đề kháng của cơ thể sẽ suy giảm. Đây là nguyên nhân khiến cho người bệnh xương khớp cảm thấy đau nhức hơn sau 19h tối.
  • Từ 20h – 21h: cơ thể hấp thụ thuốc kháng sinh tốt nhất. Trường hợp phải sử dụng, đây chính là thời điểm thích hợp.

2.5.Hoạt động đồng hồ sinh học của con người vào buổi đêm.

  • Từ 22h trở đi: cần đi nằm để đảm bảo xương sống được thư giãn sau cả ngày hoạt động mệt mỏi.
  • Từ 22h – 23h: Nên đi vào giấc ngủ để toàn bộ cơ thể được hoạt động nhẹ nhàng và mắt được nghỉ ngơi.
  • Từ 23h – 24h: Thời điểm lí tưởng để làn da tự phục hồi và “làm mới mình”.
  • Từ 1h – 3h: là thời điểm cổ họng có sức đề kháng kém nhất. Bạn nên đắp chăn ấm quanh cổ để tránh bị viêm họng khi sáng dậy.
  • Từ 3h – 5h: là thời điểm phổi thải độc để phục hồi chức năng. Lương dịch do niêm mạc phổi tiết ra cũng ra tăng. Đây là lí do vì con người hay bị ho khoảng sau 5h sáng.

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image