Bị bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm hay không?

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là vấn đề mà khá nhiều người gặp phải hiện nay. Điều này khiến cho không ít người bệnh lo lắng không biết bị bàng quang tăng hoạt có gặp vấn đề nguy hiểm gì hay không? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì?

Hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB là tình trạng kết hợp tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp và tiểu không tự chủ, do bàng quang hoạt động quá mức mà không theo sự kiểm soát của cơ thể .

Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Mặt khác, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ có khả năng bị bàng quang tăng hoạt quá cao gấp 4 lần so với nam giới.


>>> Tham khảo chi tiết: Bàng quang tăng hoạt OAB là gì?

Bị bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm hay không?

Bàng quang tăng hoạt không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như sau:

Chất lượng cuộc sống

Bàng quang tăng hoạt gây khó chịu, trở ngại trong sinh hoạt, học tập và công việc. Bởi họ sẽ phải đối mặt với các triệu chứng: tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm và có thể kèm theo tình trạng tiểu gấp không kiểm soát.

Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh

Bàng quang hoạt động quá mức có thể gây ảnh hưởng tâm lý cho bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân trẻ tuổi.Họ liên tục phải đối mặt với một chuỗi phiền toái khi bàng quang thường xuyên bị kích thích: buồn tiểu nhiều lần, công việc thường xuyên bị gián đoạn, đặc biệt trong những tình huống quan trọng sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu. Họ không biết làm thế nào để đối phó với nó.

Đây là vấn đề tế nhị mà người bệnh ngại chia sẻ với người khác. Dần dần, cảm giác xấu hổ xuất hiện khiến họ thu mình hơn và tránh xa những nơi đông người. Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Bàng quang hoạt động quá mức không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Người bệnh dễ bị mất ngủ

Bệnh nhân khó ngủ do đi tiểu nhiều lần. Người bệnh trằn trọc và thức giấc giữa đêm với triệu chứng tiểu đêm. Nếu không ngủ ngon người bệnh sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, kém tập trung và nặng hơn là rối loạn giấc ngủ.

Chưa hết, người già khi bị bàng quang tăng hoạt thường xuyên phải thức giấc giữa đêm để đi tiểu, rất dễ trượt ngã, nặng có thể dẫn đến gãy xương. Từ đó, có thể để lại hậu quả lớn đối với sức khỏe tuổi già.

>>> Xem thêm: Món ăn giúp cải thiện tiểu đêm hiệu quả

Suy giảm sinh lý ở nam giới

Bàng quang hoạt động quá mức sẽ ảnh hưởng đến cơ thể nam giới, gây rối loạn tình dục và giảm ham muốn tình dục.

Hệ lụy khi bàng quang tăng hoạt xuất hiện biến chứng

Nếu tình trạng bàng quang tăng hoạt không được tầm soát sớm hoặc để bệnh kéo dài và không được điều trị, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số hệ lụy do bàng quang tăng hoạt gây ra:

Tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch

Tình trạng này thường là hậu quả của việc mất ngủ thường xuyên, kéo dài khiến giấc ngủ bị rối loạn. Hệ quả là nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não, tim mạch tăng cao ở người cao tuổi.

Nguy cơ hình thành sỏi đường tiết niệu

Do đi tiểu thường xuyên, một số người tự cải thiện bằng cách uống rất ít nước. Không bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, sẽ khiến nước tiểu bị cô đặc. Từ đó, dẫn đến nguy cơ cao hình thành sỏi tiết niệu và gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra, việc nhịn tiểu quá lâu cũng là tác nhân khiến nước tiểu cô đặc, tăng nguy cơ hình thành sỏi bàng quang, không những vậy, điều này còn tiềm ẩn nguy cơ bí tiểu thứ phát.

Cách giúp giảm bớt mức độ nguy hiểm của bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị có thể gây ra các vấn đề về tâm lý, rối loạn giấc ngủ,… cho người bệnh. Để giảm thiểu những nguy hiểm của tình trạng này, người bệnh cần thực hiện một số điều sau:

Thực hiện bài tập

Tập luyện cơ bàng quang và cơ sàn chậu là phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt không dùng đến thuốc. Chúng bao gồm các bài tập:

  • Kiểm soat số lần đi tiểu
  • Thực hiện bài tập kegel
  • Tập luyện cơ sàn chậu

Thay đổi lối sống

Loại bỏ các thói quen xấu cũng là cách thức hữu hiệu để hạn chế triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Cụ thể:

  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc kích thích cơ bàng quang và gây ra những cơn ho, có thể dẫn đến rò rỉ nước tiểu.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm, đồ uống có tính lợi tiểu hoặc kích thích bàng quang như cafein, rượu bia, đồ uống có đường, đồ ăn cay, nóng…

Kiểm soát lượng nước tiêu thụ

Uống quá nhiều hoặc quá ít nước đều ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang. Vì vậy, lượng nước cần thiết hàng ngày trung bình khoảng 1.500ml hay 30ml/kg trọng lượng cơ thể sẽ giúp cải thiện tình trạng bàng quang hoạt động quá mức và giúp giải tỏa cơn khát.

Tránh tình trạng táo bón

Táo bón có thể gây áp lực lên bàng quang và tác động tiêu cực đến chức năng của bàng quang. Để tránh tình trạng này, người bệnh không nên nhịn đại tiện. Đồng thời, họ nên tăng lượng chất xơ ăn vào hàng ngày.

Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân có thể gây thêm áp lực lên bàng quang, khiến các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức trở nên tồi tệ hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần giảm 5-10% trọng lượng cơ thể là có thể giảm được tình trạng bàng quang hoạt động quá mức gây ra.

Vậy là bài viết đã đưa ra những nguy hiểm mà người bị bàng quang tăng hoạt có thể gặp phải. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng bàng quang tăng hoạt này, từ đó có những biện pháp, phương án xử lý phù hợp. Ngoài ra để biết thêm nhiều thông tin hơn nữa các bạn có thể tìm hiểu TẠI ĐÂY hoặc thông qua Fanpage của chúng tôi Vương Niệu Đan.

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image