Nghiên cứu dịch chiết xuất từ Nhung Hươu đối với sức khỏe

1. Nghiên cứu tác dụng chống lão hóa của dịch chiết Nhung hươu

Tác giả: Ben xiang Wang et al.

Nơi thực hiện: Viện nghiên cứu Wakan-Yaku, Trường đại học y dược Toyama, Nhật Bản

Năm nghiên cứu: 1998

Đối tượng: chuột cống và chuột nhắt

Phương pháp: Đo nồng độ MDA (malondialdehyd) ở 3 nhóm: chứng, nhóm dùng ethanol (hoặc cholorofom), nhóm dùng dịch chiết nhung hươu + ethanol (CHCI3).

Kết quả

Khi cho các loài động vật gặm nhấm uống cholorofom hoặc cồn đẫn đến tăng bất thường tổng hợp MDA ở gan.  Khi cho những động vật này dùng dịch chiết nhung hươu đã làm giảm nồng độ MDA đáng kể.

Trên microsome được phân lập từ gan chuột, dịch chiết nhung hươu ức chế tổng hợp MDA trong hệ thống NADPH.  Kết quả này cho thấy, tổn thương peroxid lipid ở gan gây ra bởi tăng các gốc tự do chứa Oxy có thể được bảo vệ bằng dịch chiết nhung hươu trên invivo và invitro.

Bảng cho thấy sự thay đổi trong hình thành MDA trong gan ở chuột khi dùng dịch chiết cồn nhung hươu trong 30 ngày. Nồng độ MDA tăng gấo đôi ở những con chuột sau khi uống ethanol 6 tiếng. Những con chuột dùng dịch chiết nhung hươu 300mg/kg/ngày đã giảm đáng kể hình thành MDA (do ethanol).

Sự thay đổi trong hình thành MDA trong gan ở chuột khi dùng dịch chiết cồn nhung hươu trong 30 ngày

Bảng thể hiện sự thay đổi sự hình thành MDA trong gan chuột được gây ra bởi CHCl3 khi dùng dịch chiết nhung hươu trong 7 ngày liều 200-300 mg/kg/ngày. Dịch chiết nhung hươu làm giảm đáng kể MDA và tác dụg này phụ thuộc liều.

Sự thay đổi sự hình thành MDA trong gan chuột được gây ra bởi CHCl3 khi dùng dịch chiết nhung hươu trong 7 ngày

2. Nghiên cứu tác dụng bổ sung hồng cầu, tăng sức mạnh cơ bắp và sức bền cơ thể

Tác giả: Gordon Sleivert

Nơi thực hiện: Khoa Vận động học, Đại học New Brunswick, Fredericton, New Brunswick, Canada E3B 5A3.

Năm nghiên cứu: 2003

Phương pháp: Đo mức độ thay đổi của hormone testosterone, sức mạnh cơ bắp, sức bền và VO2max.

Kết quả:

Khi cho 38 con đực được phân ngẫu nhiên theo từng đôi dùng dịch chiết xuất nhung hươu (n=12) và bột (n=13) với nhóm giả dược (n=13). Tất cả các nhóm đều cải thiện sức mạnh 6 RM tương đương (41+/- 26%, p<0,001), nhưng có sự gia tăng lớn về phần sức khỏe ở các cơ đầu gối (30 +/- 21% so với 13 +/- 15%, p=0,04) và độ bền (21 +/- 19% so với 7 +/- 12%, p=0,02) so với nhóm dùng giả dược.

3. Nghiên cứu chiết xuất nhung hươu cải thiện mệt mỏi thông qua việc thay đổi biểu hiện của các gen liên quan đến sức mạnh cơ bắp ở cơ xương của chuột

Tác giả: Jaw-Chyun Chen và Chien-Yun Hsiang

Đối tượng nghiên cứu: Chuột BABL/c đực (8-10 tuần tuổi) được nuôi ở nhiệt độ phòng 25+/- 1độ C với chu kỳ sáng/tối 12/12 giờ.

Phương pháp:

Kết quả

Nghiên cứu cho thấy, FSDTAE (dịch chiết xuất từ Nhung hươu Sambar có thể làm tăng thời gian bơi trong bài kiểm tra tra bơi cưỡng bức đối với loài chuột. Kết quả microarray chỉ ra rằng FSDTAE có thể điều chỉnh để thay đổi tình trang toàn thân của cơ thể giúp cải thiện quá trình chuyển hóa năng lượng. Thông qua các chức năng của các mô cục bộ, tăng cường sức mạnh cơ bắp và điều hòa lại các gen (Tpm2, Tnnt1 và Tnni1) chịu trách nhiệm cơ cơ và làm tăng tỷ lệ cơ xuong đồng dạng chậm và nhanh.

Giả thuyết về cơ chế chiết xuất nhung hươu để cải thiện hiệu ứng mệt mỏi

Nguồn tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3950920/
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14669926/

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image