Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Với đặc tính trong máu luôn chứa lượng đường cao vượt mức cho phép so với bình thường, người bệnh tiểu đường luôn gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm ăn uống hàng ngày. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì để đảm bảo lượng đường huyết trong máu duy trì ổn định?

benh-tieu-duong-nen-an-gi

Rau xanh và hoa quả – thực phẩm tuyệt vời dành cho người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường có thể hiểu đơn giản là người có lượng đường (glucose) trong máu cao hơn định mức bình thường. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 là do tuyến tụy không sản sinh được hoặc sản xuất không đủ hooc môn insulin làm xúc tác để các tế bào sống hấp thu glucose trong máu. Thời gian tích tụ làm lượng đường huyết trong máu cao gây ra bệnh tiểu đường.

Biến chứng bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra các bệnh nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, mù lòa…

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Để duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định đồng thời ngăn ngừa và phòng chống biến chứng của bệnh xảy ra, người bệnh tiểu đường nên ăn những thực phẩm sau đây:

1.Rau xanh và trái cây.

rau-xanh

Rau xanh và trái cây là 2 nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C, E, D… và các khoáng chất cần thiết như Na, Mg, Ca, P…. Đây cũng là nguồn chất xơ, nguồn chất chống oxy hóa và lượng phytochemical dồi dào giúp người bệnh tiểu đường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể nhưng lại hạn chế làm tăng lượng glucose trực tiếp trong máu.

Một số loại rau xanh người bệnh tiểu đường nên ăn như: các loại đậu, cải xoăn, bông cải xanh, rau mù tạt, cải bắp, rau bina, cà chua, mướp đắng… Đây là những loại rau có chứa hàm lượng calo và caborhydrat thấp những lại là nguồn chất xơ và vitamin dồi dào.

Bên cạnh rau xanh, nên bổ sung kèm một số loại hoa quả trong bữa ăn người bệnh tiểu đường với các loại quả ít đường như: bưởi, cam, dứa, táo, ổi, lê, thanh long… Trong trái cây có nguồn chất sơ lớn giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Mặc dù trái cây có chứa một lượng đường nhất định nhưng đây là dạng đường chậm, cần trải qua quá trình tiêu hóa mới có thể hấp thu vào cơ thể nên có thể tránh hiện tượng glucose trong máu tăng cao hoặc hạ thấp bất thường. Lưu ý người bệnh nên tránh ăn một số loại hoa quả có độ ngọt cao như: nho, xoài, vải, nhãn…

2. Hải sản – điển hình là tôm, cá

112

Cá trích rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

Hải sản – tôm, cá có chứa nguồn lượng chất béo Omega 3 và các chất đạm, vitamin A, D, E và khoáng chất rất có lợi cho cơ thể như cải thiện thị giác, giúp tim, phổi hoạt động khỏe mạnh, bổ sung máu, cung cấp Canxi, Photpho cho xương chắc khỏe giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường rất tốt.

Lời khuyên từ các bác sĩ cho biết người bệnh tiểu đường nên ăn ít nhất 2 bữa tôm, cá/tuần để đảm bảo sức khỏe. Một số loại cá giàu hàm lượng Omega 3 và chất béo có lợi cho việc phòng ngừa bệnh tim mạch và ung thư nên ăn như: cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích. Có thể chế biến theo dạng nấu súp, canh chua, hấp, luộc. Không nên chế biến bằng các chiên rán để hạn chế lượng dầu mỡ vào cơ thể.

3. Chất đạm

cach-chon-thit-bo-tuoi

Người mắc tiểu đường có nên ăn chất đạm từ các loại thịt nạc (thịt nạc đã loại bỏ hết mỡ) mà đặc biệt là thịt bò. Trong thịt bò có chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) giúp cải thiện quá trình chuyển hóa lượng đường trong máu đồng thời tăng cường khả năng chống ung thư cho cơ thể.

Người bệnh nên hạn chế ăn các chất đạm từ các đồ hộp như: thịt hộp, xúc xích, pate, hoặc da gà da vịt vì những thực phẩm này có chứa hàm lượng chất béo và cholesteron cao gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

4. Chất béo tốt

qua-oc-cho-hatngonplus

Chất béo tốt đối với người bệnh tiểu đường là nguồn chất béo có trong các loại hạt như: hạt hạnh nhân, hạt đậu phộng (hạt lạc), dầu oliu, quả óc chó, hồ đào và trong quả bơ. Đây là những chất béo tốt giúp làm giảm nồng độ cholesteron trong máu đồng thời có thể sử dụng thay thế cho chất béo có nguồn gốc từ động vật. Đối với dầu oliu khi sử dụng nấu ăn tránh sử dụng ở nhiệt độ cao vì có thể gây ra các chất độc hại khác với cơ thể.

Một số nguyên tắc ăn uống người bệnh tiểu đường cần biết.

Dưới đây là một số nguyên tắc người bệnh tiểu đường nên tham khảo để tránh hiện tượng tăng đường huyết cũng như ngăn chặn và làm chậm biến chứng của bệnh, giúp kéo dài tuổi thọ:

  • Ăn uống điều độ, đúng giờ giấc, không để cơ thể quá no hoặc quá đói
  • Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để lượng glucose trong máu không bị tăng đột ngột sau khi ăn.
  • Nên hướng ăn chủ yếu các thực phẩm có lợi cho người tiểu đường (đã nói ở trên)
  • Không nên thay đổi quá nhanh khối lượng các bữa ăn, thực đơn trong ngày.
  • Hàng ngày luyện tập thể dục thể thao như đi bộ, chạy bộ, chơi các môn thể thao để nâng cao sức khỏe, phòng  ngừa biến chứng tiểu đường. Tránh việc lười vận động khiến cơ thể mệt mỏi, không thể tiêu hao năng lượng gây dễ biến chứng tiểu đường.

Xem thêm:

Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?

Triệu chứng bệnh tiểu đường và nguyên nhân

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image