Phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Bệnh tiểu đường là căn bệnh hay gặp và có biến chứng rất nguy hiểm. Bệnh có 3 loại là bệnh tiểu đường type 1, type 2 và bệnh tiểu đường thai kì (type 3), trong đó xảy ra phổ biến nhất là type 1 và type 2. Vậy bệnh tiểu đường type 1 và type 2 khác nhau như thế nào? Hãy cùng xem nhé.

benhtieuduongtuyp

Người béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường type 2

Phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2

1.Bệnh tiểu đường type 1 và type 2 là gì?

Bệnh tiểu đường (hay  tên Y học là bệnh đái tháo đường) type 1 và type 2 đều phát sinh khi lượng đường huyết (glucose) trong máu người bệnh cao hơn bình thường (theo bộ Y tế, chỉ số đường huyết của người bình thường khi đói khoản từ  4,0 – 7,2mmol/l và sau khi ăn no khoảng từ 7,2 – 10mmol/l). Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng và gây ra nhiều bệnh khác ở thận, mắt, tim, thần kinh, răng.

2.Đối tượng bệnh tiểu đường type 1 và type 2

  • Đối tượng mắc bệnh tiểu đường type 1: thường là trẻ em và thanh thiếu niên, người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi)
  • Đối tượng mắc bệnh tiểu đường type 2: Người trung tuổi và người cao tuổi (ngoài 40 tuổi trở ra), người bị bệnh béo phì, thừa cân.

3.Triệu chứng bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Triệu chứng bệnh tiểu đường type 1:

  • Có cảm giác đói nhanh, đói liên tục
  • Khát nước nhiều
  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều (nhất là về ban đêm)
  • Sụt cân nhanh
  • Thị lực giảm rõ rệt, mắt mờ, không nhìn rõ
  • Cơ thể cực kì mệt mỏi

Trong khi đó, triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 là:

  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Khát nước bất thường
  • Các vết thương hở lâu lành hơn bình thường
  • Bị giảm cân nhưng không rõ lí do
  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Mắt mờ, giảm thị lực
  • Có thể đau, tê nhức chân tay

4.Diễn biến bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Bệnh đái tháo đường type 1 diễn biến trong thời gian ngắn, khoảng từ 6 – 7 tháng. Biểu hiện của bệnh rõ ràng, dễ nhận thấy sự khác thường.

Tuy nhiên, diến biến chuyển bệnh của đái tháo đường type 2 lại diễn ra âm thầm, rất lâu từ khoảng 2 – 3 năm. Biểu hiện của bệnh không thường xuyên, khó nhận biết làm cho người bệnh thường chủ quan, không đề phòng. Bệnh chỉ được phát hiện khi đã biến chứng như bị nhồi máu cơ tim, tai biến, suy thận, mù lòa… hoặc vô tình người bệnh đi xét nghiệm. Chính vì vậy, tiểu đường type 2 được ví như một “kẻ giết người thầm lặng” cực kì nguy hiểm.

benh-tieu-duong-tuyp-2

Vai trò của insulin trong quá trình hấp thu glucose trong máu

Mức độ phụ thuộc hooc môn insulin ở bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Bệnh tiểu đường type 1 là loại bệnh phụ thuộc vào insulin. Tuyến tụy của người bệnh không tự sản sinh được insulin làm xúc tác vào hoạt động hấp thu và chuyển hóa glucose trong máu tới các các tế bào, làm lượng đường trong máu cao hơn bình thường.

Khác với đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 không phụ thuộc vào insulin của tuyến tụy. Trong trường hợp này, tuyến tụy vẫn sản sinh ra insulin cung cấp cho quá trình chuyển hóa đường glucose, nhưng do lượng sản sinh quá ít hoặc cơ thể xảy ra tình trạng kháng insulin (các tế bào sống không thể tiếp nhận insulin để hấp thu glucose trong máu), làm lượng glucose bị tồn đọng trong máu cao hơn bình thường.

5.Nguyên nhân tiểu đường type 1 và type 2

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1:

  • Do các tế bào tuyến tụy bị phá hủy không thể sản sinh ra insulin.
  • Do yếu tố di truyền: Gen di truyền từ bố mẹ sang con, hoặc các gen lặn biến thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ nhỏ
  • Do môi trường bên ngoài: thực phẩm bị ngộ độc, thực phẩm bẩn cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới cơ thể, mà đặc biệt là tuyến tụy.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2:

  •  Không có chế độ ăn uống hợp lý gây bệnh béo phì, thừa cân: đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường type 2. Do quá trình nạp và tiêu thụ calo ở người béo phì không hợp lí làm cho năng lượng dư thừa chuyển hóa thành mỡ dư thừa và glucose quá nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc bắt tuyến tụy làm việc liên tục để sản sinh insulin hấp thu glucose. Sau thời gian dài hoạt động, tuyến tụy mất dần khả năng tiết hooc môn gây ra bệnh tiểu đường.
  • Do cơ thể xảy ra tình trạng kháng insulin (không tiếp nhận insulin để hấp thụ đường huyết trong máu)
  • Do yếu tố di truyền.

6.Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2:

Bệnh tiểu đường type 1 không thể điều trị được. Khi mắc bệnh, người bệnh cần xác định tâm lí sống chung với bệnh suốt đời. Nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện nếu người bệnh có chế độ ăn uống luyện tập, sinh hoạt và điều trị kịp thời. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể tham khảo như:

  • Thăm khám bác sĩ và có hướng điều chỉnh cuộc sống kịp thời.
  • Có chế độ ăn uống hợp lí, khoa học. Hạn chế tối đa ăn tinh bột và đồ ngọt
  • Tập thể dục hàng ngày
  • Giữ cân nặng ở mức bình thường
  • Đo lượng đường huyết thường xuyên, theo định kì để theo dõi bệnh.
  • Không hút thuốc lá
  • Không uống rượu hoặc hạn chế tối đa việc dung nạp rượu, chất cồn vào cơ thể
  • Kiểm tra sứ khỏe định kì 6 tháng/lần để theo dõi, phòng ngừa và điều trị biến chứng bệnh kịp thời.

Xem thêm:

Bệnh tiểu đường là bệnh gì? Dấu hiệu và nguyên nhân

Bệnh tiểu đường type 2, điều trị và phòng ngừa.

 

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image