Rối loạn nội tiết tố uống thuốc gì?

Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng nồng độ các hormone nữ tăng lên quá cao hoặc giảm xuống quá thấp, làm hệ thống nội tiết trong cơ thể bị mất cân bằng. Để điều trị tình trạng này, thuốc là một trong những phương pháp thường được sử dụng.

Rối loạn nội tiết tố nữ uống thuốc gì?

roi-loan-noi-tiet-to-nu-uong-thuoc-gi

Có nhiều loại thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố khác nhau, mỗi loại có những công dụng riêng. Tuy nhiên về cơ bản, chúng được chia thành 3 nhóm:

  • Thuốc chỉ có estrogen
  • Thuốc chỉ có progestin
  • Thuốc kết hợp estrogen và progestin

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp. Phần dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Thuốc chỉ có estrogen

Một số loại thuốc thuộc nhóm này: estradiol (Alora, Climara, Divigel, Estrace,…); estropipate (Ortho-Est); esterified estrogen (Menest, Femtrace, Femring,…),.v.v.

thuoc-chi-co-estrogen

Sử dụng trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân có các rối loạn vận mạch (bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm) từ trung bình đến nghiêm trọng thuộc thời kì mãn kinh;
  • Teo âm đạo, âm hộ;
  • Suy buồng trứng;
  • Thiểu năng sinh dục nữ;
  • Xuất huyết âm đạo bất thường;
  • Phòng ngừa bệnh loãng xương sau khi mãn kinh.

Không được sử dụng nếu:

  • Chảy máu âm đạo bất thường;
  • Đang hoặc đã từng mắc một số bệnh ung thư, như ung thư vú hoặc ung thư tử cung;
  • Có tiền sử xuất hiện cục máu đông ở chân hoặc phổi;
  • Bị rối loạn chảy máu;
  • Bị đột quỵ hoặc đau tim;
  • Có vấn đề về gan;
  • Có phản ứng nghiêm trọng với thuốc estrogen;
  • Đang mang thai.

Tác dụng phụ thường gặp

  • Nhức đầu;
  • Ngực đau hoặc mềm;
  • Xuất huyết âm đạo;
  • Đau dạ dày, đầy hơi;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Bị rụng tóc nhiều;
  • Giữ nước;
  • Nhiễm nấm âm đạo.

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Đột quỵ hoặc có cục máu đông;
  • Ung thư nội mạc tử cung ở những phụ nữ vẫn còn tử cung;
  • Sa sút trí tuệ ở phụ nữ từ 65 tuổi trở lên;
  • Bệnh túi mật hoặc các vấn đề với tuyến tụy;
  • Mất thị lực do cục máu đông trong mắt;
  • Huyết áp cao;
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Thuốc chỉ có progestin

Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong liệu pháp hormone. Các loại thuốc chỉ có estrogen thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc chỉ có progestin để giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung ở những phụ nữ vẫn còn tử cung.

Một số loại thuốc thuộc nhóm này: micronized progesterone (Prometrium); medroxyprogesterone acetate (Provera)

thuoc-chi-co-progesteron

Thuốc được sử dụng trong các trường hợp:

  • Kiểm soát sinh sản;
  • Dùng trong thời kì mãn kinh;
  • Làm giảm mức độ hormone nữ (nếu mức hormone tăng cao);
  • Các chỉ định khác.

Không sử dụng trong các trường hợp: Tương tự như thuốc chỉ có estrogen.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Nhức đầu;
  • Đau ngực;
  • Xuất huyết âm đạo;
  • Có các vấn đề với hệ tiêu hóa;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Rụng tóc;
  • Nấm âm đạo;
  • Tích nước trong cơ thể.

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Đau tim hoặc đột quỵ;
  • Tăng nguy cơ ung thư vú;
  • Sa sút trí tuệ ở phụ nữ trên 65 tuổi;
  • Mắc vấn đề về túi mật, tuyến tụy;
  • Mất thị lực;
  • Huyết áp cao;
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống.

Thuốc kết hợp estrogen và progestin

Nhóm thuốc này thường được sử dụng để điều trị các rối loạn nội tiết tố trong thời kì mãn kinh, gồm:

  • Các rối loạn vận mạch;
  • Ngứa, viêm âm hộ, âm đạo;
  • Teo xơ âm đạo;
  • Suy buồng trứng;
  • Chảy máu âm đạo bất thường;
  • Phòng ngừa loãng xương.

Một số loại thuốc thuộc nhóm này: estradiol/norethindrone acetate (Activella); estradiol/drospirenone (Angeliq); norethindrone acetate/ethinyl estradiol (Femhrt),…

thuoc-ket-hop

Không sử dụng nếu:

  • Bệnh nhân bị chảy máu âm đạo bất thường;
  • Có cục máu đông;
  • Rối loạn chảy máu;
  • Có các bênh về gan;
  • Đang mang thai;
  • Bị đột quỵ hoặc đau tim;
  • Đã mắc một số bệnh ung thư;
  • Có phản ứng nghiêm trọng với thuốc estrogen

Tác dụng phụ: Cũng tương tự như nhóm thuốc chỉ có estrogen hay progestin.

Các loại thuốc khác

Rối loạn nội tiết tố nữ có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS);
  • Mụn trứng cá;
  • Tăng cân;
  • Suy giáp;
  • .v.v.

Để điều trị các vấn đề cụ thể như trên, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn các loại thuốc khác hoặc kê kết hợp.

CẢNH BÁO khi sử dụng thuốc rối loạn nội tiết

Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố là nhóm thuốc đặc biệt, có tính chất phức tạp. Chính vì vậy, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này (phác đồ điều trị cụ thể sẽ được lên sau khi bệnh nhân khám lâm sàng toàn diện; làm phiến đồ âm đạo, cổ tử cung; chụp tuyến vú; đo lipid máu, vv)
  • Cần tìm hiểu về các loại thuốc mà mình sử dụng, nếu chưa rõ hãy hỏi thật kỹ bác sĩ;
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc, không tự ý bỏ thuốc hoặc tăng liều;
  • Nếu gặp các triệu chứng bất thường, cần báo cáo ngay với bác sĩ;
  • Không sử dụng thuốc vào các mục đích khác ngoài chữa bệnh.
can-trong-khi-su-dung-thuoc-noi-tiet

Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố là nhóm thuốc đặc biệt, có tính chất phức tạp. Chính vì vậy, bạn nên lưu ý một số vấn đề khi sử dụng thuốc (Ảnh minh họa)

Lựa chọn khác để điều trị rối loạn nội tiết

Để điều trị rối loạn nội tiết tố, với những trường hợp nhẹ chưa cần sử dụng thuốc, bạn có thể cân bằng nội tiết tự nhiên bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và sử dụng thêm các sản phẩm BVSK có nguồn gốc thiên nhiên.

Một số gợi ý chúng tôi dành cho bạn là:

Chế độ ăn uống. Ăn uống lành mạnh là nền tảng để cân bằng hormone và có sức khỏe tốt.

Đầu tiên, bạn nên loại bỏ các loại thực phẩm không tốt cho hệ nội tiết, gồm: caffeine, rượu, thuốc lá, vv. Sau đó, hướng đến việc ăn các loại thực phẩm tốt, như: các loại đồ ăn hữu cơ, nhiều rau xanh, các loại thực phẩm giàu phytoestrogen, uống nước đầy đủ,… (Xem thêm: Nội tiết tố nữ kém nên ăn gì?)

Tập thể dục. Thể thao không chỉ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, săn chắc, mà nó còn giúp hệ thống nội tiết của bạn hoạt động tốt hơn. Chỉ cần 30 phút mỗi ngày chăm chỉ luyện tập bộ môn yêu thích, bạn sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt.

Thực hiện các kỹ thuật giảm căng thẳng. Căng thẳng là “kẻ thù” của hệ thống nội tiết. Vì thế, bạn hãy cố gắng hạn chế căng thẳng trong cuộc sống của mình. Để làm được điều này, bạn có thể thực hiện một số kỹ thuật giảm căng thẳng như: yoga, thiền định, nghe nhạc, đọc sách,…

Xây dựng giấc ngủ chất lượng. Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới nồng độ nội tiết tố trong cơ thể bạn. Tám giờ ngủ chất lượng mỗi tối là một trong những điều kiện tốt nhất để hormone có thể cân bằng trở lại. Vì thế, hãy tìm cách xây dựng cho mình một giấc ngủ chất lượng.

Các sản phẩm cân bằng nội tiết nguồn gốc thiên nhiên. Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm CSSK có nguồn gốc thiên nhiên đang là xu hướng của toàn thế giới. Theo thống kê, thị trường châu Á đứng đầu trong việc tiêu thụ các sản phẩm thảo dược, đứng thứ hai là các nước châu Âu (dẫn đầu bởi Pháp, Đức).

mk-sam-to-nu-box-555x370

Nói riêng tại Việt Nam, người tiêu dùng ngày càng thông minh trong việc lựa chọn các sản phẩm thảo dược, do chúng có ít tác dụng phụ hoặc không có, có thể dùng lâu dài để duy trì sức khỏe. Đặc biệt, với các sản phẩm giúp cân bằng nội tiết tố nữ, hiện nay, Sâm tố nữ đang là ứng cử viên sáng giá trong việc giúp bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ. So với mầm đậu nành, Sâm tố nữ có đầy đủ thành phần isoflavone quan trọng, đồng thời còn có thêm một hoạt chất đặc biệt mang tên deoxymiroestrol mạnh gấp 10.000 lần isoflavone.

Để được hưởng lợi ích tối đa từ Sâm tố nữ, chị em nên tìm mua các sản phẩm CSSK có thành phần là loại thảo dược này. Tuy nhiên, cần tìm hiểu thật kỹ nguồn gốc cũng như hỏi ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng.

Nguồn bài viết:

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image