Phụ nữ bị nội tiết tố kém nên ăn gì để cải thiện?

Để khắc phục tình trạng nội tiết tố kém, chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng trước khi tìm đến các loại thuốc Tây Y nhiều tác dụng phụ, sao bạn không thử thay đổi chế độ ăn uống của mình?

Phụ nữ bị nội tiết tố kém nên ăn gì để cải thiện?

noi-tiet-to-kem-an-gi-de-cai-thien

Bơ là loại trái cây quen thuộc và nó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn bạn nghĩ.

Các chất dinh dưỡng có trong “siêu thực phẩm” này giúp kiểm soát nồng độ hormone estrogen và progesterone, hai hormone nữ có liên quan đến chu kì kinh nguyệt và nhiều hoạt động khác trong cơ thể. Giúp chu kì trở nên ổn định hơn, nồng độ hormone nữ cân bằng hơn. Ngoài ra, beta-sitosterol trong trái bơ gũng giúp cân bằng hormone cortisol, là một hormone gây căng thẳng.

Hạt lanh

Hạt lanh cũng mang lại nhiều lợi ích cho hormone của bạn. Đây là nguồn bổ sung đáng kể một loại phytoestrogen có tên là lignans. Lignans có cả tác dụng estrogen và kháng estrogen. Tức là nó sẽ giúp bổ sung nếu cơ thể bạn đang thiếu estrogen và đào thải đi nếu cơ thể bạn đang dư thừa.

Hạt lanh cũng là nguồn cung cấp tuyệt vời các loại axit béo omega-3, chất xơ và chất chống oxy hóa. Đây đều là những chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

noi-tiet-to-kem-an-hat-lanh

Hạt lanh cũng mang lại nhiều lợi ích cho hormone của bạn (Ảnh minh họa)

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh cũng có thể hoạt động để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bạn.

Loại rau họ cải này chứa các hợp chất phytoestogen có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa estrogen có lợi, loại bỏ estrogen xấu (xenoestrogen) ra khỏi cơ thể.

Ngoài súp lơ xanh, các loại rau họ cải khác cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự, như: cải bắp, cải xoăn, cải tí hon (cải brussel), cải chíp,…

Lựu

Theo một nghiên cứu từ Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, loại trái cây này chứa đầy chất các chống oxy hóa, nó giúp ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen dư thừa trong cơ thể.

Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy rằng, quả lựu có khả năng ngăn ngừa các loại ung thư vú đáp ứng với estrogen. Bởi trong lựu có một hợp chất tự nhiên, có khả năng ức chế enzyme trong cơ thể phụ nữ chuyển đổi estrone thành estradiol, một loại estrogen mạnh có thể đóng vai trò trong nguồn gốc của bệnh ung thư phụ thuộc hormone.

qua-luu-cai-thien-noi-tiet-to

Quả lựu chứa đầy chất các chống oxy hóa, nó giúp ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen dư thừa trong cơ thể (Ảnh minh họa)

Cá hồi

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ nên ăn các loại cá béo (như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá cam,…) ít nhất 2 lần mỗi tuần.

Các loại cá béo là nguồn cung cấp chất béo tốt omega-3 tuyệt vời. Loại chất béo này cho phép giao tiếp giữa các tế bào và nội tiết tố được cải thiện tốt hơn. Từ đó làm tăng hoạt động của các nội tiết tố trong cơ thể, bao gồm cả nội tiết tố nữ.

Ngoài ra, một khẩu phần khoảng 100 gram cá béo hai lần mỗi tuần còn giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh, hạn chế mắc các bệnh về tim mạch.

Rau màu xanh đậm

Các loại rau màu xanh đậm là những thực phẩm tuyệt vời giúp cải thiện tình trạng nội tiết tố kém. Bởi chúng chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, giúp cân bằng estrogen, ngăn ngừa viêm và giảm mức độ căng thẳng cho cơ thể.

Một số loại rau như cải xoăn, rau chân vịt, rau xanh collard cũng là nguồn bổ sung chất sắt rất tốt. Thiếu sắt có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, trí nhớ kém và làm các triệu chứng nội tiết tố kém trở nên tệ hơn.

Vì thế, hãy luôn luôn kết hợp rau xanh vào chế độ ăn hằng ngày của bạn.

noi-tiet-to-kem-an-rau

Các loại rau màu xanh đậm là những thực phẩm tuyệt vời giúp cải thiện tình trạng nội tiết tố kém (Ảnh minh họa)

Đậu nành

Chúng ta đều biết rằng, đậu nành có chứa isoflavones – một loại phytoestrogen có ảnh hưởng tích cực đến mức độ estrogen trong cơ thể, đặc biệt là trong thời kì mãn kinh. Ngoài ra, theo Mayo Clinic, đậu nành cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở một số người.

Củ nghệ

Giống như đậu nành, hoạt chất tumeric, curcumin có trong đậu nành có thể bắt chước hoạt động của estrogen. Giúp bổ sung nồng độ estrogen thiếu hụt.

Ngoài ra, curcumin trong củ nghệ còn được biết đến như một phương thuốc tuyệt vời để chống viêm. Một nghiên cứu năm 2009 thậm chí còn phát hiện ra rằng nghệ có khả năng giảm đau như ibuprofen ở những người bị viêm khớp.

noi-tiet-to-kem-nen-an-nghe

Hoạt chất tumeric, curcumin có trong đậu nành có thể bắt chước hoạt động của estrogen (Ảnh minh họa)

Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô rất giàu chất dinh dưỡng, ngon và dễ thưởng thức.

Chúng là một nguồn cung cấp dồi dào các phytoestrogen khác nhau, giúp cân bằng nồng độ nội tiết tố nữ trong cơ thể. Hơn nữa, trái cây sấy khô còn chứa đầy chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác rất tốt cho cơ thể.

Chà là, mận khô và quả mơ khô là một vài trong số những nguồn thực phẩm khô có hàm lượng phytoestrogen cao nhất.

Hạt vừng

Hạt vừng chứa nhiều chất xơ và là loại thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Chúng thường được thêm vào các món ăn để tăng hương vị. Đây cũng là loại thực phẩm khá giàu phytoestrogen và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, tiêu thụ 50 gram bột hạt mè mỗi ngày trong 5 tuần không chỉ làm tăng hoạt động của estrogen mà còn cải thiện cholesterol trong máu.

Tỏi

Tỏi không chỉ nổi tiếng vì các thuộc tính ẩm thực, mà còn nổi tiếng vi các đặc tính tốt cho sức khỏe. Tỏi rất giàu phytoestrogen và có thể giúp giảm mất xương liên quan đến thiếu hụt estrogen ở phụ nữ mãn kinh.

Phytoestrogen có nguy hiểm không?

Phytoestrogen là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong thực vật và thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Khi được nạp vào cơ thể, chúng có tác dụng giống estrogen nội sinh do cơ thể sản xuất. Trong hầu hết các trường hợp, tiêu thụ các loại thực phẩm giàu phytoestrogen không mang lại bất kỳ rủi ro sức khỏe tiềm ẩn nào.

Tuy nhiên điều quan trọng bạn cần nhớ là hãy ăn uống cân bằng giữa các nhóm thực phẩm với nhau. Đây là điều kiện tiên quyết để có một sức khỏe tốt.

Nguồn bài viết:

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image