Tìm hiểu về thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn. Người bệnh chủ yếu dựa vào việc dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống để cải thiện triệu chứng, ngăn bệnh tái phát trở lại. Trong bài viết hôm nay, mời bạn tìm hiểu chi tiết về các loại thuốc dùng trong điều trị viêm đại tràng co thắt.

thuoc dieu tri viem dai trang co that

Tìm hiểu khái quát về viêm đại tràng co thắt.

Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích là một rối loạn cơ năng của đại tràng gây các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn đại tiện. Tuy nhiên, khi kiểm tra đại tràng thì không phát hiện thấy biểu hiện bất thường nào (không viêm loét, chảy máu), niêm mạc ruột hoàn toàn trơn láng.

Có 3 loại viêm đại tràng co thắt

  • Loại 1: Đau bụng và tiêu chảy
  • Loại 2: Đau bụng và táo bón
  • Loại 3: Có đau bụng, táo bón thỉnh thoảng bị tiêu chảy (có khi táo bón, có khi phân nát hoặc tiêu chảy).

dau-bung-do-ibs

Bệnh viêm đại tràng co thắt không khó để phát hiện ra các triệu chứng. Tuy nhiên, nhiều khi các triệu chứng cũng rất dễ bị nhầm lẫn những bệnh tiêu hóa khác.

Đau bụng:

  • Điển hình của bệnh viêm đại tràng co thắt đó là biểu hiện đau bụng. Đau bụng do viêm đại tràng thường là đau sau khi ăn no, đau bụng sau khi ăn những đồ ăn kích thích như rau sống, tiết canh, đồ cay, nóng lạnh, uống rượu bia,…
  • Các cơn đau xuất hiện khi ăn các thức ăn không hợp, thức ăn cay nóng, thức ăn không hợp vệ sinh, thức ăn sống chưa chín kĩ.
  • Đặc biệt cơn đau cũng tăng lên khi căng thẳng, stress. Sau khi đi ngoài, người bệnh cảm thấy các cơn đau giảm đi nhưng vẫn có nhiều trường hợp đi đại tiện xong lại xuất hiện cơn đau khác và muốn đi ngoài tiếp.
  • Có nhiều mức độ đau bụng: có thể đau âm ỉ, cơn đau quặn bụng, đau bụng từ dưới lân tới trên.

Rối loạn tiêu hóa

  • Rối loạn tiêu hóa cũng là triệu chứng của bệnh, người bệnh đi ngoài phân lỏng, nát, hoặc xen kẽ táo bón.
  • Đi ngoài nhiều lần vào buổi sáng, đi ngoài nhiều lần và thường có cảm giác mót rặn, buồn đi ngoài.
  • Ngoài ra còn kèm theo triệu chứng chướng bụng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi và khó chịu vùng bụng.

Những biểu hiện trên tái diễn nhiều lần, thời gian dài sẽ dẫn tới viêm đại tràng co thắt mãn tính. Người bệnh viêm đại tràng co thắt mãn tính dễ suy kiệt do mất nước, đi ngoài tiêu chảy và thiếu chất dinh dưỡng, hay cáu gắt, mệt mỏi, từ đó  ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và công việc

Các loại thuốc chữa viêm đại tràng co thắt

Thuốc Tây y

Điều trị viêm đại tràng co thắt hiện nay chưa có đơn thuốc riêng lẻ nào có thể điều trị tận gốc, chỉ có thể điều trị các triệu chứng của bệnh, làm giảm các triệu chứng và không tái phát lại.Vì vậy khi bị viêm đại tràng co thắt có thể dùng các thuốc điều trị triệu chứng sau đây:

Thuốc chống đau

Hầu hết những người mắc viêm đại tràng co thắt đều chỉ thấy đau bụng, khó chịu. Trường hợp này có thể dùng các thuốc chống co thắt, kháng cholin, các thuốc chống trầm cảm, an thần, các thuốc ức chế kênh calci, các thuốc điều chỉnh ngưỡng đau.

Thuốc chống táo bón:

OPV - Lactosorbit – điều trị táo bón Lactosorbit – điều trị táo bón

Viêm đại tràng co thắt thể táo bón có thể dùng thuốc macrogol hay lactulose

Macrogol cao phân tử, chúng làm tăng lượng nước trong ruột khi uống vào, do đó có tác dụng nhuận tràng. Thuốc dùng để điều trị táo bón cho người lớn và trẻ trên 8 tuổi, nhưng chỉ dùng để điều trị táo bón tạm thời, không được dùng kéo dài. Vì vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều phải có chỉ định của bác sĩ.

Lactulose là thuốc thuộc phân nhóm nhuận tràng, vì vậy có tác dụng làm cho phân mềm ra. Khi dùng, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như đầy hơi, đau bụng, đôi khi tiêu chảy, nhất là khi dùng lần đầu tiên.

 

Thuốc trị triệu chứng phân lỏng, nát

Để điều trị phân lỏng, nát, không thành khuôn ta có thể dùng: Smectite intergrade hoặc loperamid

Thuốc smectide intergrade có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa nên bảo vệ được niêm mạc tiêu hóa. Nên uống sau ăn và uống thêm nước.

Tác dụng phụ không mong muốn:

  • Smectide intergrade gây táo bón hoặc đầy hơi, nôn hoặc buồn nôn.
  • Với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ nhỏ, người cao tuổi muốn sử dụng smectid intergrade cần có chỉ định và tư vấn của bác sĩ, không tự động mua thuốc dùng.
  • Thuốc loperamid có thể gây một số tác dụng phụ cần lưu ý như chóng mặt, mệt mỏi, có thể xuất hiện cơn đau bụng, buồn nôn, khô miệng, đôi khi gây táo bón. Nên người mắc viêm đại tràng co thắt thể táo bón không nên dùng loại thuốc này.
  • Khi phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không tự động mua thuốc sử dụng, nếu thấy cần thiết dùng, cần có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Đông y

Một số vị thuốc thường được dùng để chữa trị viêm đại tràng có thể kể đến là bạch truật, trần bì, hoàng liên, mộc hương, sa nhân,…

Nhiều người cũng tìm đến các bài thuốc chữa bằng Đông y bởi  các thành phần của thuốc Đông Y chủ yếu là các thảo dược có trong tự nhiên nên thuốc đảm bảo và ít gây tác dụng phụ.

Thuốc Đông y không chỉ giúp giảm triệu chứng đau bụng, đi ngoài phân sống, khó tiêu, đi ngoài nhiều lần, giảm kích thích co thắt đại tràng, cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà còn bồi bổ khí huyết, bổ tỳ, kiện vị, tăng cường tiêu hóa, kích thích ăn uống,…

Giới thiệu một số bài thuốc đông y trị viêm đại tràng co thắt:

Bài thuốc 1:

Thành phần:

  • Sinh địa, rau má, đẳng sâm, lá mơ lông: Mỗi vị 16g
  • Ngải tượng, hoàng bì, toan táo nhân: Mỗi vị 12g
  • Viễn chí, trần bì: Mỗi vị 6g
  • Chỉ xác: 8g
  • Đại hoàng: 4g
  • Táo: 3 quả

Cách dùng:

Cần mua khoảng 10 thang thuốc uống trong 10 ngày, người bệnh phải uống hết 1 thang trong 1 ngày. Kiên trì dùng trong thời gian dài, bệnh sẽ sớm khỏi.

Bài thuốc 2:

Thành phần:

  • Nam mộc hương: 60g
  • Thảo quyết minh: 50g
  • Cao bồ công anh: 100g

Cách dùng:

Thảo quyết minh và nam mộc hương đem sao vàng sau đó tán thành bột mịn. Mang bột này trộn chung với cao bồ công anh thành dạng bột đặc. Vê thuốc thành hình viên nhỏ cho tiện dùng. Mỗi ngày uống thuốc từ  10-15g tùy theo tình trạng bệnh. Ngày uống 2 lần thuốc.

Lưu ý:

Tuy nhiên thuốc Đông y tuy an toàn, ít tác dụng phụ như thuốc tây nhưng hấp thu chậm hơn, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, hiệu quả thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Vì vậy, đối với việc dùng thuốc bạn nên tìm hiểu, cân nhắc kỹ càng và nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Biện pháp cải thiện tại nhà

Biện pháp sinh hoạt và ăn uống

Viêm đại tràng co thắt là căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa vì vậy sinh hoạt ăn uống hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến việc phòng chống và điều trị bệnh viêm đại tràng. Ngoài việc dùng thuốc, thực phẩm cũng là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định thành công trong điều trị viêm đại tràng co thắt. Điều trị viêm đại tràng co thắt bên cần một chế độ dinh dưỡng khoa học hàng ngày  để giảm thiểu triệu chứng khó chịu của bệnh như sau:

  • Thường xuyên trong thực đơn hàng ngày những thực phẩm có lợi cho bệnh nhân mắc viêm đại tràng co thắt như: Các thức ăn giàu đạm (đậu nành, sữa, thịt, cá…), thực phẩm chứ nhiều chất xơ và vitamin (rau xanh, trái cây tươi). Những thực phẩm trên giúp bệnh nhân viêm đại tràng co thắt cải thiện hệ tiêu hoá, giảm triệu chứng táo bón, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm không tốt cho bệnh như: Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp…
  • Đặc biệt, phải tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích không có lợi.

Giữ tinh thần thoải mái

Tâm lý người bệnh quyết định không nhỏ đến hiệu quả chữa bệnh, trong đó có bệnh viêm đại tràng co thắt. Điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt đặc biệt chú ý tới tinh thần của người bệnh. Tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng, tức giận là điều người bệnh cần thực hiện nếu muốn quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.

Tập thể dục, thể thao thường xuyên

Tập thể dục, thể thao đúng cách, khoa học giúp tăng cường hệ tiêu hóa, lưu thông khí huyết và tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống táo bón,…Vì vậy, thường xuyên tập thể dục, thể thao có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh viêm đại tràng co thắt.

Viêm đại tràng co thắt gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, khi nghi ngờ cần được khám bệnh đầy đủ, tốt nhất là khám chuyên khoa tiêu hóa. Khi đã xác định được bệnh, người bệnh cần kiên trì điều trị.

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image