Một ngày đi tiểu bao nhiều lần là bình thường?

Đi tiểu là nhu cầu sinh lý bình thường của con người, nhưng có thể nhiều người không biết cơ chế của việc đi tiểu cũng như tần suất đi tiểu mỗi ngày bao nhiêu lần là bình thường? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này nhé!

Cơ chế đi tiểu?

Đi tiểu là một chuỗi hoạt động của bàng quang kết hợp với một số cơ quan khác trong cơ thể bao gồm thận, niệu quản và hệ thần kinh. Nước tiểu được tạo ra ở thận, sau đó đi xuống niệu quản và được lưu trữ trong bàng quang. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, quá trình đi tiểu bắt đầu. Các cơ không tự nguyện gửi tín hiệu đến hệ thống thần kinh, khiến bạn đi tiểu. Có hai cơ chính liên quan đến việc đi tiểu:

  • Cơ vòng niệu đạo trong: Không tự nguyện, bao quanh lỗ mở của bàng quang đến niệu đạo, tự thư giãn để cho phép nước tiểu chảy ra.
  • Cơ vòng niệu đạo ngoài: Tự động, bao quanh niệu đạo bên ngoài bàng quang, được kiểm soát để thư giãn để cho phép đi tiểu..

Đi tiểu bao nhiêu lần một ngày là bình thường?

Bàng quang có thể mở rộng khi nước tiểu từ niệu quản chảy vào, nhưng nó có khả năng hạn chế. Khi có khoảng 200ml nước tiểu trong bàng quang, cơ vòng sẽ gửi tín hiệu thông qua hệ thống thần kinh để tạo ra cảm giác cần đi tiểu gấp. Nó có thể được kiểm soát, nhưng khả năng này giảm dần khi lượng nước tiểu tăng lên. Khoảng 500ml sẽ tác động đến cơ thắt niệu đạo trong, nếu cơ thắt niệu đạo ngoài không đủ mạnh để ngăn dòng chảy của nước tiểu, bạn có thể bị tiểu không tự chủ.

Người khỏe mạnh trung bình đi tiểu 8 lần/ngày, 7 lần ban ngày và 1 lần ban đêm. Lượng nước tiểu trung bình mỗi lần là 200ml, hay 1400ml mỗi ngày.

Các đặc điểm của nước tiểu như tần suất và lượng nước tiểu mỗi ngày có thể phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Lượng chất lỏng uống bổ sung: Nếu bạn uống hơn 2 lít nước mỗi ngày, bạn có thể đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là khi sử dụng đồ uống có chứa caffein hoặc rượu. Bia có tác dụng lợi tiểu, kích thích bàng quang.
  • Tuổi tác: Người cao tuổi thường đi tiểu nhiều hơn, nhất là vào ban đêm. Điều này là do chức năng thận bị suy giảm, tuyến tiền liệt phì đại hoặc giảm sản xuất hormone giúp cô đặc nước tiểu.
  • Yếu tố môi trường: Thời tiết quá lạnh gây co mạch khiến huyết áp tăng và thận phải lọc máu nhiều hơn. Đó là lý do tại sao bạn đi tiểu thường xuyên hơn vào mùa đông.
  • Thai kỳ:Khi mang thai, cơ thể mẹ tiết ra nhiều chất lỏng hơn, chất lỏng này phải được lọc ra ngoài. Đồng thời, thai nhi ngày càng lớn gây áp lực lên bàng quang, kích thích bàng quang đi tiểu nhiều hơn.
  • Thuốc men: Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc lợi tiểu có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

Khi nào đi tiểu bất thường cần đi khám?

Nếu tình trạng đi tiểu bất thường chỉ xuất hiện một hai ngày do chế độ ăn uống thì thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày, kèm theo các triệu chứng sau thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt:

  • Đi tiểu thường xuyên trên 8 lần/ngày.
  • Lượng nước tiểu quá nhiều, đau rát trước, trong hoặc sau khi đi tiểu.
  • Tiểu gấp, tiểu són, tiểu không tự chủ.
  • Màu nước tiểu chuyển thành hồng, đỏ nhạt, trắng đục, nâu sẫm…
  • Nước tiểu có bọt, mùi hôi.
  • Triệu chứng toàn thân như buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, hụt hơi, sốt, sưng bàn chân hay mắt cá chân, chán ăn, sụt cân…

>>> Bạn có thể quan tâm: Nguyên nhân đi tiểu són nhiều lần

Cách giúp hạn chế tình trạng tiểu bất thường xảy ra

Để việc đi tiểu như nhu cầu sinh lý không phải là dấu hiệu của bệnh lý, bạn cần chú ý đến những vấn đề như sau:

  • Uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Nếu không uống đủ nước, nước tiểu của bạn sẽ bị cô đặc dẫn đến có màu vàng đậm, cơ thể mệt mỏi, da khô, sạm và mất đi độ đàn hồi. Uống quá nhiều nước cũng không tốt cho sức khỏe vì thận sẽ phải làm việc nhiều hơn và bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn.
  • Tránh các chất gây kích thích bàng quang như caffein, rượu, thực phẩm có tính acid…
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây giúp chống táo bón, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Táo bón khiến phân tích tụ trong trực tràng, gây áp lực lên bàng quang và gây ra chứng tiểu không tự chủ.
  • Không nhịn tiểu quá lâu, giữ khoảng cách thích hợp giữa mỗi lần đi tiểu là 3 – 4 giờ.
  • Lau vùng kín sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo.
  • Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là bài tập kegel, giúp tăng cường cơ sàn chậu và kiểm soát tiểu tiện. Điều này cũng giúp duy trì cân nặng hợp lý, đảm bảo duy trì áp lực lên bàng quang và các cơ xung quanh, đồng thời giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
  • Giảm hút thuốc lá: Do làm tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang, gây tiểu không kiểm soát.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn về vấn đề đi tiểu bao nhiều lần là bình thường. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích nhiều cho các bạn. Để tìm hiểu thêm những thông tin khác các bạn có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY hoặc thông qua Fanpage của chúng tôi Vương Niệu Đan.

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image