Bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là căn bệnh ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa nhanh gây nhiều nguy hại tới sức khỏe con người. Vậy bệnh loãng xương là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

hinh-loang-xuong

Hình ảnh xương bình thường và xương bị bệnh loãng xương

1.Bệnh loãng xương là bệnh gì?

Bệnh loãng xương còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là tình trạng tăng phần xốp trong xương, làm xương liên tục mỏng dần và mật độ dưỡng chất trong xương ngày càng thưa dần (đặc biệt là canxi). Điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già với một số vị trí như: xương cột sống, xương cổ tay, xương hông, xương đầu gối… gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và những khớp xương lân cận… Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là xương hông.

2. Biều hiện của bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là căn bệnh phát triển thầm lặng, không đau đớn, không triệu trứng bất thường. Vì vậy, người bệnh thường rất khó chủ động phát hiện và phòng tránh kịp thời.

Bệnh loãng xương chỉ có thể nhận biết sau thời gian dài theo sự thay đổi hình dáng, cảm nhận từ người bệnh như: lưng còng hơn, đau lưng, dáng đi không thảng, sụt cân nhanh…

Các chuyên gia Y tế khuyến cáo, bạn nên đi khám định kì 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe và sớm điều trị khi phát hiện bệnh loãng xương.

3.Đối tượng bị bệnh loãng xương.

Khi bước vào độ tuổi trung niên, lúc mà quá trình phát triển và tái tạo xương của cơ thể chậm dần đồng thời quá trình hủy xương xảy ra nhanh hơn thì con người dễ mắc phải bệnh loãng xương. Tuy nhiên ở một số trường hợp, người trẻ cũng có thể bị loãng xương sớm do ăn uống không đủ chất hoặc do yếu tố di truyền.

Có 2 loại bệnh loãng xương:  xảy ra ở phụ nữ tuổi mãn kinh và nam giới ở tuổi trung niên loãng xương tuýp I và loãng xương ở người già là tuýp II.

4.Nguyên nhân bệnh loãng xương

Xương con người chủ yếu được hình thành từ 2 quá trình tạo xương và hủy xương. Khi 2 quá trình này xảy ra không đồng đều, tức là quá trình phá hủy xương nhanh hơn quá trình tạo xương sẽ gây ra hiên tượng loãng xương. Dưới đây là một số nguyên nhân làm quá trình hủy xương xảy ra nhanh hơn:

  • Do sự lão hóa dẫn đến sự sụt giảm tiết tố estrogen ở phụ nữ mãn kinh và suy giảm testosterone (hormone nam) ở nam giới.

loang_xuong_-_thuc_pham

Loãng xương xảy ra ở phụ nữ mãn kinh

  • Thức ăn hàng ngày không cung cấp đủ canxi và phosphate để thúc đẩy quá trình tạo xương.
  • Thiếu các chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng trong cơ thể như: canxi, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin…
  • Những người bị bệnh thận, bệnh về nội tiết làm tiêu tốn nhiều canxi trong cơ thể.
  • Hệ miễn dịch suy giảm cũng là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương
  • Do yếu tố di truyền. (trường hợp này ít xảy ra).

5. Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh loãng xương

  • Cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể theo nhiều đường: đường ăn uống hàng ngày, bổ xung thường xuyên các vi chất, uống thêm các thực phẩm chức năng giàu canxi…
  • Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, vitamin A, B, D, E, Ca, Mg, Na… cho cơ thể
  • Chăm chỉ luyện tập thể dục giúp các khớp xương được hoạt động thường xuyên. Điều này giúp tăng quá trình tạo xương mới của cơ thể.
  • Tạo dựng cuộc sống lành mạnh, tránh sử dụng các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá làm quá trình hủy xương xảy ra nhanh, sức khỏe giảm sút.
  • Nếu đã chuẩn đoán bị chứng loãng xương, bạn có thể uống một số thuốc có thành phần bisphosphonates, estrogen agonists/antagonists, calcitonin, hormone tuyến cận giáp, liệu pháp estrogen, liệu pháp hormone.
  • Đi khám định kì để năm được tình trạng sức khỏe hiện tại và chủ động điều trị khi bệnh xảy ra.

 

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image