Bệnh rối loạn mỡ máu là gì? Có nguy hiểm không?

Rối loạn mỡ máu là một căn bệnh phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, chúng là bệnh tiến triển âm thầm, cho tới khi phát hiện thì thường đã kèm theo nhiều biến chứng về tim mạch. Vậy rối loạn mỡ máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu xảy ra khi một người nào có có lượng lipid (mỡ) trong máu quá cao hoặc quá thấp.

Máu của chúng ta chứa ba loại lipid chính. gồm:

  • Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL-C). Đây là cholesterol tốt và nó giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.
  • Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL-C). Được coi là cholesterol xấu vì nó có thể làm hình thành các mảng bám trong mạch máu.
  • Triglyceride (TG – chất béo trung tính). Hình thành khi calo không được đốt cháy ngay và lưu trữ trong các tế bào mỡ.

Có nhiều loại rối loạn mỡ máu khác nhau, phổ biến nhất là:

  • Tăng chỉ số LDL-C
  • Giảm chỉ số HDL-C
  • Tăng chỉ số chất béo trung tính.
  • Tăng cả LDL-C và TG (tăng lipid máu hỗn hợp)

Rối loạn lipid máu là tình trạng một người có có lượng lipid (mỡ) trong máu quá cao hoặc quá thấp (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu được chia thành nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ cấp, trong đó:

  • Nguyên nhân nguyên phát: Do di truyền
  • Nguyên nhân thứ cấp: Do lối sống và các nguyên nhân khác.

Cụ thể như sau:

Nguyên nhân nguyên phát

Rối loạn lipid máu nguyên phát về cơ bản là do di truyền. Nó gây ra bởi một hoặc nhiều đột biến gen, dẫn đến:

  1. Sản xuất quá mức hoặc kém thanh thải triglycerid, lipoprotein mật độ thấp (LDL).
  2. Sản xuất dưới mức hoặc thanh thải quá mức lipoprotein mật độ cao (HDL).

Nếu bạn có người thân bị rối loạn mỡ mấu (cha, mẹ, ông bà…) thì bạn có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn những người khác (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân thứ cấp

Tuổi tác

Tuổi cao cũng là một yếu tố nguy cơ của rối loạn mỡ máu. Đặc biệt ở phụ nữ, khi bước vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ thường có xu hướng tăng LDL-C.

Mắc một số bệnh lý

Mắc một số bệnh lý cũng có thể làm rối loạn mỡ máu, chúng bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường loại 2
  • Suy giáp
  • Bệnh thận mãn tính
  • Hội chứng cushing
  • Viêm đường mật nguyên phát
  • .v.v.

Sử dụng một số loại thuốc

Sử dụng thuốc điều trị cũng là một nguyên nhân phổ biến gây rối loạn mỡ máu. Một số loại thuốc này gồm:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc hormone
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Thuốc chống loạn thần
  • Retinoids
  • .v.v.

Lối sống

Lối sống không lành mạnh là một trong những yếu tố dẫn đến rối loạn mỡ máu:

  • Hút thuốc lá
  • Béo phì
  • Lối sống ít vận động
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
  • Uống quá nhiều rượu
  • .v.v.

Lối sống không lành mạnh là một nguyên nhân phổ biến gây rối loạn mỡ máu (Ảnh minh họa)

Triệu chứng

Rối loạn mỡ máu thường không có triệu chứng rõ ràng, vì thế hầu hết mọi người đều không biết rằng mình mặc bệnh. Bệnh nhân thường chỉ phát hiện bệnh khi đi kiểm tra sức khỏe định kì hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra một bệnh lý khác.

Khi rối loạn mỡ máu không được phát hiện và điều trị, nó có thể dẫn đến các tình trạng khác như bệnh mạch vành hay bệnh động mạch ngoại vi. Lúc này, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đau chân, đặc biệt là khi đi bộ hoặc đứng
  • Đau ngực
  • Tức ngực hoặc khó thở
  • Đau, căng tức, cảm thấy có áp lực ở cổ, hàm, vai và lưng
  • Khó tiêu, ợ chua
  • Khó ngủ và cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày
  • Chóng mặt
  • Tim đập nhanh
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Nôn và buồn nôn
  • Sưng ở chân, mắt cá chân, bàn chân, bụng và tĩnh mạch cổ
  • Ngất xỉu

Các triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động hoặc khi căng thẳng, đồng thời thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không?

Rối loạn mỡ máu là căn bệnh nguy hiểm bởi nó gây ra những ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, đồng thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số biến chứng do rối loạn mỡ máu gây ra:

Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là biến chứng lâu dài của rối loạn mỡ máu. Bệnh xảy ra khi nồng độ chất béo trong máu cao, dẫn tới hình thành các mảng bám trong lòng mạch, hệ quả của điều này là làm chậm hoặc tắc nghẽn lưu thông máu, đồng thời làm cho thành mạch trở nên xơ cứng hơn. Nếu mảng xơ vữa chặn hoàn toàn dòng chảy của máu hoặc vỡ ra, nó có thể gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Tăng huyết áp

Đây cũng là một biến chứng thường gặp khi bị rối loạn mỡ máu. Điều này xảy ra là do các mảng xơ vữa làm cho đường kính bình thường của lòng mạch hẹp lại, khiến tim phải tăng co bóp để máu có thể đi qua các chỗ hẹp này, dẫn tới tăng huyết áp.

Nhồi máu cơ tim

Khi lượng chất béo dư thừa tích tụ quá nhiều trong lòng động mạch vành, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tim. Theo thời gian, các mảng xơ vữa này ngày càng nhiều làm hình thành lên khối máu đông, bịt kín đường đi của mạch vành khiến tim không thể nhận đủ máu, từ đó gây ra nhồi máu cơ tim vô cùng nguy hiểm.

Đột quỵ

Đột quỵ là một tình trạng y tế nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của người mắc. Nó xảy ra khi máu không được cung cấp đủ tới não.

Đối với bệnh nhân rối loạn mỡ máu có mảng xơ vữa động mạch, đột quỵ có thể xuất hiện thoáng qua với những dấu hiệu rất mơ hồ. Nếu không may mảng xơ vữa bong ra kích hoạt quá trình hình thành khối máu đông làm tắc nghẽn động mạch cảnh sẽ gây hoại tử tế bào não chỉ từ 3 – 5 phút!

Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan tích tụ một lượng mỡ lớn hơn 5% tổng trọng lượng gan. Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ chưa gây ra các triệu chứng hay ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn 2-3, gây ra tình trạng vàng da, vàng mắt, xuất hiện các nốt sao mạch trên cơ thể. Nếu để lâu hơn, bệnh có thể tiến triển gây sẹo gan, xơ gan hay thậm chí là ung thư gan.

Điều trị

Để điều trị rối loạn mỡ máu, bác sĩ cần xác định xem bạn bị rối loạn kiểu nào, sau đó tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Thông thường, việc điều trị thường là:

  • Thay đổi lối sống
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ
  • Sử dụng thuốc

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là việc cần làm đầu tiên nếu bạn muốn điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả. Chúng thường bao gồm:.

  • Giảm tiêu thụ chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như chất béo có trong thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa béo, carbohydrate tinh chế, các loại thực phẩm chiên rán, thức ăn sẵn,…
  • Tăng tiêu thụ chất béo lành mạnh, chẳng hạn chất béo từ các loại đậu, cá, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, dầu ô liu.
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ quả
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Ngủ ít nhất 6-8 giờ mỗi đêm
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì
  • Không hút thuốc lá
  • Hạn chế sử dụng rượu
  • .v.v.

Một lối sống lành mạnh, khoa học là điều cần thiết để điều trị rối loạn mỡ máu cũng như để bảo vệ sức khỏe nói chung (Ảnh minh họa)

Thuốc men

Nếu thay đổi lối sống không giúp bạn thay đổi các chỉ số mỡ máu, bác sĩ có thể kê cho bạn một trong số các loại thuốc sau:

  • Statin
  • Fibrate
  • Niacin
  • Resin
  • Ezetimibe

Các loại thuốc điều trị lipid máu kể trên có thể tương tác với nhiều nhóm thuốc và có nhiều tác dụng phụ, vì thế bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà phải đến bệnh viện để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc, bạn vẫn cần kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh. Bởi chỉ sử dụng thuốc là chưa đủ để kiểm soát chỉ số lipid máu.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ

Song song với việc thay đổi lối sống hay sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu. Chúng là các sản phẩm thuộc nhóm TPCN, TPBVSK. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kì sản phẩm không kê đơn nào, bạn cũng cần tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như tính an toàn của sản phẩm.

Với những bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu với tình trạng mỡ máu cao, bạn có thể tìm hiểu để sử dụng thêm sản phẩm FREMO.

FREMO là sản phẩm được phát triển bởi Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, với thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, được nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần các hoạt chất, giúp sản phẩm phát huy tối đa công dụng của mình.

Đặc biệt, với bộ ba thảo dược Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Xạ đen và Giảo cổ lam có khả năng làm giảm chỉ số của các cholesterol xấu và tăng chỉ số cholesterol tốt. Chế phẩm này ở mức liều 500mg/kg tương đương với thuốc chứng dương Artovastatin mức liều 50mg/kg – một thuốc điều trị mỡ máu nhóm statin thông dụng.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, bạn có thể đọc bài viết: FREMO là sản phẩm gì?

Tổng kết

Rối loạn mỡ máu là một vấn đề thường gặp. Tuy nhiên đây lại là căn bệnh tiến triển âm thầm và khó để phát hiện. Vì thế, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, bạn nên làm xét nghiệm mỡ máu mỗi 4-6 năm/lần. Nếu kết quả xét nghiệm với các chỉ số bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn và cho bạn lời khuyên.

Nguồn bài viết: www.fremo.vn

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image