Cây mật nhân là cây thuốc nam quý ở nước ta có tác dụng đặc biệt trong việc nâng cao sức khỏe, lấy lại “phong độ đàn ông” ở nam giới. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người đang bị nhầm lẫn hình thái giữa cây mật nhân với cây mật gấu. Dưới đây là một số hình ảnh cây mật nhân giúp các bạn tránh nhầm lẫn nhé.
Hình ảnh cây mật nhân
1.Cây mật nhân
Cây mật nhân hay còn gọi là cây bách bệnh, cây bá bệnh, cây sâm alipas.
Cũng giống như tên gọi “bách bệnh”, cây mật nhân có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người như:
- Giúp tăng cường sinh lực, kích thích cơ thể nam giới tăng sản sinh testosterol, nâng cao chất lượng tinh trùng, cải thiện ham muốn ở nam giới giúp các “đấng mày râu” giữ phong độ đàn ông khi khi bước vào độ tuổi trung niên.Ngoài ra, mật nhân còn giúp tăng cơ hội có con ở những người bệnh hiếm muộn.
- Giúp phụ nữ phòn ngừa và điều trị một số chứng khí hư, huyết kém và một số bệnh phụ khoa
- Giúp người cao tuổi điều trị bệnh đau nhức xương khớp, đặc biệt là chứng đau đầu gối, đau mỏi, tê cứng chân tay lâu năm. Tuy nhiên, muốn bệnh chuyển biến người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian nhất định.
- Kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, làm tăng cảm giác đói, giúp ăn ngon miệng đặc biệt là ở đối tượng phụ nữ sau khi sinh. Ngoài ra, cây bá bệnh còn giúp điều trị một số bệnh tiêu hóa thông thường như: tiêu hóa kém, ăn không tiêu, đầy hơi, ăn không ngon miệng…
- Dùng mật nhân chữa một số bệnh cảm mạo như: ho, cảm cúm, sốt cao…, chữa bệnh ngoài da như mẩn ngứa, dị ứng, ghẻ lở…
2.Hình ảnh cây mật nhân
Rất nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa cây mật nhân và cây mật gấu miền Bắc (cây hoàng liên ô rô) và cây mật gấu miền Nam (cây lá đắng). Xảy ra sự nhầm lẫn như trên có thể do 3 loại cây này có tên gần giống nhau và cả 3 đều là cây thuốc Nam có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền. Dưới đây là một số hình ảnh cây mật nhân giúp người dùng có thể nhận biết đúng cây bách bệnh.
- Cây bách bệnh là cây thân gỗ, cây có thể cao từ 2m – 8m tùy vào độ tuổi của cây.
- Các cành cây phân tán theo hình tròn. Mỗi cành có khoảng từ 25 lá – 30 lá mọc đối xứng nhau. Lá có dạng hình bầu dục, dài từ 7cm – 10cm. Mặt dưới lá có lông màu xám, mặt trên lá mang màu xanh sẫm bóng. Cuống lá có màu đỏ nâu.
- Hoa mật nhân có màu đỏ sẫm (có thể là đỏ nâu), mọc tập trung ở ngọn và mọc thành các chùm kép. Mỗi hoa có khoảng 5 – 6 cánh, cánh hoa mảnh và nhỏ. Mua ra hoa mật nhân là khoảng tháng 3, tháng 4.
- Mùa kết quả mật nhân rơi vào khoảng tháng 5, tháng 6. Quả mật nhân có hình trứng, dài khoảng 1cm – 2cm., khi non có màu xanh và khi chín có màu đỏ thẫm.
- Rễ mật nhân là bộ phận phát triển nhất của cây. Rễ thường ăn sâu xuống đất và phát triển to hơn thân cây. Rễ mật nhân cũng là bộ phận được sử dụng làm thuốc nhiều nhất.
Người dân đang khai thác và buôn bán rễ mật nhân chữa bệnh
Xem thêm:
Ý kiến của bạn