Bệnh á sừng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh á sừng là một bệnh ngoài da, không gây tổn hại đến sức khỏe con người nhưng lại mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh vì bệnh hay tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm. Vậy bệnh á sừng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh á sừng là gì?

benh-a-sung-o-ngon-chan-dien-hinh

Bệnh á sừng

1.Bệnh á sừng là bệnh gì?

Bệnh á sừng là hiện tượng lớp sừng chuyển hóa dở dang, bên trong tế bào sừng vẫn còn nhân và tế bào sống chưa chuyển hóa thành dạng sừng hết. Điều này làm cho lớp sừng ngoài da kém chất lượng, sừng non, sừng bở gây ra tình trạng bong tróc da hàng ngày. Đây là một dạng bệnh viêm da cơ địa dị ứng.

Bệnh á sừng không gây nguy hại về sức khỏe nhưng vì xảy ra trên bề mặt da nên á sừng gây cho người bệnh nhiều khó khăn, hạn chế trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

2.Nguyên nhân bệnh á sừng

Hiện nay, chưa có tài liệu chính xác nào nói về nguyên nhân chính gây ra bệnh á sừng. Tuy nhiên, có thể kể đến một vài tác nhân gián tiếp gây nên bệnh á sừng như:

  • Do thiếu cân đối trong cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể (đặc biệt là trẻ nhỏ): ăn ít chất sơ, ăn ít rau xanh, hoa quả, thiếu những vitamin để bổ trợ, tăng cường chất lượng lớp sừng mạnh khỏe như vitamin A, C, E…
  • Do cơ thể thay đổi nội tiết tố
  • Do yếu tố di truyền (tỉ lệ thấp)

3. Triệu chứng bệnh á sừng

Bệnh á sừng có thể gặp ở nhiều vị trí trong cơ thể, nhưng triệu chứng bệnh á sừng rõ rệt nhất thường là ở các đầu ngón tay và ngón chân.

Vùng da bàn tay, bàn chân như các đầu ngón tay, chân, da lòng bàn tay, chân, gót chân…bị thô ráp, nứt nẻ, đôi khi có thể là bong da nhưng không bóng hết hẳn mà bong nửa chừng gây khó khăn trong làm cuộc sống, công việc.

Vào mùa đông, thời tiết khô hanh, bệnh á sừng phát triển có thể gây nứt nẻ, đau đớn, chảy máu và đi lại khó khăn. Vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm, chân tay tiết ra nhiều mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi nổi mụn nước, mụn cục nước to giống như bệnh tổ đỉa nhìn rất mát thẩm mĩ.

4.Cách điều trị bệnh á sừng hiệu quả

Bệnh á sừng là bệnh ngoài da nên cách điều trị đơn giản và tối ưu nhất là sử dụng thuốc bôi ngoài da điều trị bệnh á sừng tại chỗ. Có nhiều loại thuốc bôi tạo sừng, bạt sừng như: Diprosalic, Axit salixilic, Betnoval… giúp da hết khô ráp, mềm mại, điều trị bệnh á sừng hiệu quả.

thuoc-Diprosalic-dieu-tri-benh-vay-nen-viem-da

Cách điều trị bệnh á sừng hiệu quả

Trường hợp người bệnh nặng, bị nhiều mảng sừng to hoặc bị các loại vi nấm, vi khuẩn khác tấn công cần kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi để điều trị bệnh dứt điểm, ngăn ngừa bệnh lan rộng và tái lại. Một số loại thuốc uống có thể dùng như kháng histamin, corticoid…

Ngoài sử dụng thuốc tây, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc nam trị bệnh á sừng như:

Bài thuốc trị á sừng từ lá trầu không: Dùng 10 lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi cho vào khoảng 1,5lit nước. Đun sôi. Để nguội bớt rồi bạn cho 1 nhúm muối trắng hoa tan và ngâm tay, chân, vùng da bị á sừng.

Bài thuốc trị á sừng từ cây lá đinh lăng và lá huyết dụ: 

Cách làm: Chuẩn bị 70g lá mỗi loại, rửa sạch,cho vào nôi đun với khoảng 1,5 lit nước. Khi nồi sôi vặn nhỏ lửa đun thêm khoảng 30p thì chắt nước uống thay nước lọc trong ngày. Nước từ lá cây huyết dụ và lá đinh lăng không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh á sừng hiệu quả mà còn giúp cơ thể giải độc, thanh nhiệt cơ thể, làm đẹp mịn da.

Lưu ý: Tránh bóc vẩy da, chọc nhể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải…, làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng.

5.Phương pháp giảm thiểu và phòng tránh bệnh á sừng.

Một số phương pháp giảm thiểu và phòng tránh á sừng như:

  • Luôn giữ khô các kẽ chân tay để phòng ngừa các vi khuẩn, vi nấm có cơ hội tấn công gây bệnh ở lớp da sừng đang bị tổn thương
    Tăng cường bổ sung nhiều loại rau xanh, chất sơ, đặc biệt là vitamin C, A, B… giúp cơ thể tổng hợp lớp sừng khỏe.
  • Hạn chế tiếp xúc với những chất có tính gột rửa, làm sạch như: xà phòng, dầu rửa bát, nước lau kính… trước khi vùng da á sừng khỏi
  • Vào mùa lạnh chủ động bảo vệ bản thân bằng cách mặc ấm, đi gang tay… để vùng da sừng không bị tróc khô, nứt nẻ, chảy máu…

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image