Tư thế ngủ tốt cho người bị giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý khá phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhung lại ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc, giấc ngủ… của bệnh nhân. Họ thường xuyên phải vật lộn để đi vào giấc ngủ vì những cơn chuột rút cũng như đau nhức “hành hạ”. Vậy tư thế ngủ nào tốt cho người suy giãn tĩnh mạch? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Vì sao suy giãn tĩnh mạch gây ảnh hưởng giấc ngủ?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch ở chân giãn ra hoặc các van tĩnh mạch bị hỏng. Hệ quả khiến máu ứ đọng ở dưới chân thay vì phải trở về tim như bình thường. Người bệnh thường xuyên trải qua những cơn đau nhức, khó chịu, chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm dẫn tới hiện tượng mất ngủ. Thậm chí, có người bệnh hay bị chuột rút, chân mất sức không cử động được.

Vào ban ngày, người bệnh phải hoạt động liên tục nên họ thường quên đi cảm giác đau hoặc đau không nhiều. Tuy nhiên, vào buổi tối đặc biệt là khi đi ngủ, người bệnh sẽ không bị chi phối bởi các hoạt động khác nên các sẽ cảm nhận rõ rệt các triệu chứng của bệnh như đau nhức, chuột rút… Điều này gây cảm giác khó ngủ, mất ngủ kéo dài  tác động tiêu cực tới cuộc sống của bệnh nhân.

Vì vậy, bạn cần lưu ý một số thói quen nhỏ chẳng hạn như tư thế đi ngủ mang lại rất nhiều lợi ích, giúp bệnh không trở nặng hơn. Việc áp dụng tư thế ngủ phù hợp cho người suy giãn tĩnh mạch chân còn giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn, hạn chế các triệu chứng khó chịu do suy giãn tĩnh mạch chân gây ra.

Hướng dẫn tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch chân

Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ luyện tập thì bệnh nhân nên được áp dụng những tư thế ngủ đúng cách để không bị những cơn nhức mỏi, khó chịu do giãn tĩnh mạch gây ra để có một giấc ngủ ngon đúng nghĩa.  Cùng điểm qua một số tư thế ngủ tốt cho người suy giãn tĩnh mạch chân nhé.

Kê cao chân

Nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch là do van một chiều suy yếu khiến máu bị tích tụ lại ở tĩnh mạch. Do đó, khi nằm ngủ máu  có thể tiếp tục ứ đọng khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Vì vậy, bạn nên áp dụng là nâng cao chân khi ngủ khoảng 8 – 10 cm so với tim khi ngủ.

Mẹo nhỏ này giúp hoạt động lưu thông của máu lên tim diễn ra nhịp nhàng, đều đặn hơn. Từ đó, giảm tích tụ máu ở chân và bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn. Bạn có thể dùng gối hoặc khăn gấp gọn để kê cao chân mỗi khi ngủ nhé.

Nằm ngủ nghiêng bên trái

Theo nhiều chuyên gia khuyên, người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên ngủ với tư thế nghiêng sang bên trái sẽ giúp máu huyết lưu thông về tim tốt hơn, giảm áp lực lên thành tĩnh mạch, hạn chế tĩnh mạch giãn nở. Từ đó, cải thiện tình trạng máu ứ đọng, giảm tê bì tay chân, chuột rút mỗi khi ngủ. Sau khi ngủ dậy, bạn sẽ cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhàng hơn, không còn cảm thấy đau mỏi hoặc khó chịu như trước nữa.

Bên cạnh đó, tư thế này còn có lợi cho người bệnh đang mắc phải vấn đề về tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản vì có thể ức chế acid trào ngược khi bạn ngủ.

Song khi áp dụng tư thế ngủ này, bạn không nên gập chân quá nhiều vào ngực, có thể gây khó chịu và đau cột sống. Đừng quên linh hoạt đổi bên và lựa chọn cho mình một chiếc gối êm ái để tránh đè lên tay trái quá lâu khiến bạn đau mỏi nhé. Bạn có thể áp dụng mẹo sau để làm đúng tư thế đồng thời tăng hiệu quả:

  • Ngủ nghiêng bên trái 30 phút rồi đổi sang phải khoảng 10 phút sau đó duy trì lại tư thế cũ.
  • Dùng thêm gối kê chân nhằm giảm triệu chứng bệnh.
  • Đổi vị trí với người ngủ cùng để ngủ đúng tư thế cho người bệnh.

Không nằm sấp

Ngủ nghiêng trái và kê gối lên chân khi ngủ được coi là tư thế tốt cho tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, khi ngủ bạn cần lưu ý không được nằm sấp. Bởi nó sẽ gây ra áp lực lên mạch máu khắp cơ thể, đặc biệt là ở vùng chân khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, đau âm ỉ và khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, tư thế này còn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và đau nhức sau khi ngủ dậy.

☛ Đọc chi tiết: Tư thế ngủ phù hợp cho người giãn tĩnh mạch chân

Mẹo giúp người suy giãn tĩnh mạch chân ngủ ngon

Ngoài việc chú ý tới tư thế khi ngủ, bạn nên áp dụng một số mẹo sau đây để có một giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn:

Mang vớ nén (vớ y khoa) khi ngủ

Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp kết hợp mang vớ nén giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng. Vớ suy giãn tĩnh mạch tạo áp lực lên chân giúp hạn chế ứ đọng máu tại vị trí bệnh. Bạn nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn loại vớ nén có kích thước phù hợp với bản thân và có hiệu quả cho tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nhé.

Xoa bóp chân

Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị giãn tĩnh mạch ở chân của mình trước khi lên hỗ trợ cải thiện giấc ngủ khá hiệu quả. Hãy dành 15 phút xoa bóp vùng chân bị giãn tĩnh mạch, có thể dùng thêm tinh dầu trong quá trình massage như oải hương, hương thảo, cam chanh nhằm xoa dịu cơ thể, tăng khả năng lưu thông máu, giúp đi vào giấc ngủ dễ hơn.

Ngoài ra, bạn nên mặc quần áo thoải mái, hạn chế mặc đồ bó hoặc ngồi bắt chéo chân sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

☛ Đọc thêm: Cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch

Tập thể dục nhẹ nhàng

Vận động thể dục thể thao, đặc biệt là các bài vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe giúp lưu thông máu, giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Hoạt động thể chất là chìa khóa vàng giúp chúng ta có được giấc ngủ chất lượng.

Ngoài ra, tập thể dục còn giúp chúng ta giảm cân hiệu quả và duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh. Béo phì, thừa cân là nguyên nhân gây tăng áp lực lên mạch ở chân dẫn tới giãn tĩnh mạch. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh này hiệu quả.

☛ Có thể bạn quan tâm: Bị giãn tĩnh mạch chân nên tập môn thể thao nào?

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về “Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch chân” giúp bệnh nhân ngủ ngon giấc hơn. Nếu đang gặp phải tình trạng này, đừng chần chừ mà hãy thăm khám và chữa trị tại các cơ sở y tế uy tín. Kết hợp áp dụng với tư thế ngủ đúng sẽ giúp bạn hạn chế triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra, hỗ trợ ngủ ngon hơn.

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image