Suy giảm nội tiết tố nữ estrogen – Không thể coi thường!

Estrogen là một trong những hormone quan trọng nhất với người phụ nữ. Nếu hormone này suy giảm, một loạt các vấn đề về sức khỏe và sinh lý có thể xảy ra.

Tại sao mức độ estrogen của bạn quan trọng?

Estrogen là một tập hợp các hormone, gồm Estradiol, Estrone và Estriol. Trong đó, Estradiol được cơ thể sản sinh ra với số lượng nhiều nhất đồng thời cũng có tác dụng sinh học mạnh nhất.

Ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời, phụ nữ lại có nồng độ estrogen khác nhau. Thậm chí, mức estrogen còn có thể thay đổi trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, về cơ bản, mức estrogen bình thường ở một phụ nữ trưởng thành là từ 23 – 261 pg/mL hay 84 -1325 pmol/L

Ở nồng độ ổn định bình thường, estrogen có những vai trò lớn trong việc duy trì sức khỏe người phụ nữ:

  • Giúp hình thành nên các đặc điểm phái tính của nữ giới: ít lông; giọng nói cao, trong trẻo; mọc lông mu, lông nách; hông nở; eo nhỏ;…
  • Chịu trách nhiệm cho sự phát triển tình dục của các cô gái khi đến tuổi dậy thì;
  • Kiểm soát sự phát triển của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt và khi bắt đầu mang thai;
  • Giúp ngực phát triển đầy đủ để chuẩn bị cho quá trình sinh nở;
  • Bảo vệ hệ thống cơ xương, tim mạch;
  • Duy trì ham muốn tình dục;
  • Khiến làn da săn chắc, trắng hồng;
  • .v.v.

Khi estrogen suy giảm nồng độ, nó không thể duy trì đầy đủ các chức năng cần có. Vì thế, việc duy trì mức độ estrogen ổn định trong cơ thể là việc làm cực kì cần thiết.

suy-giam-estrogen

Khi estrogen suy giảm nồng độ, nó không thể duy trì đầy đủ các chức năng cần có (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng suy giảm estrogen

Các triệu chứng phổ biến khi suy giảm estrogen là:

Triệu chứng sinh lý:

  • Âm đạo khô
  • Suy giảm ham muốn
  • Quan hệ đau đớn
  • Khó đạt khoái cảm

Triệu chứng đau:

  • Đau ngực
  • Nhức đầu, đau nửa đầu
  • Đau các khớp
  • Đau rát miệng

Triệu chứng tâm thần:

  • Mệt mỏi
  • Suy giảm trí nhớ
  • Khó tập trung
  • Lo lắng, trầm cảm
  • Cáu gắt

Triệu chứng vận mạch:

  • Bốc hỏa
  • Đổ mồ hôi

Triệu chứng khác:

  • Rụng tóc, tóc dễ gãy (xem thêm: Rụng tóc nhiều là bị bệnh gì?)
  • Móng tay giòn hơn
  • Da khô sạm, tàn nhang, đồi mồi, xuất hiện nếp nhăn
  • Tiểu són
  • Đầy hơi
  • Dị ứng
  • Xương dễ gãy hơn hoặc loãng xương
  • Chu kì kinh nguyệt không đều
  • Huyết áp cao
  • Nhịp tim nhanh
suy-giam-noi-tiet-to-nu-co-nguy-hiem-khong

Nếu bị suy giảm nội tiết tố, phụ nữ có thể gặp phải một loạt các triệu chứng trên toàn hệ thống cơ thể, từ nhẹ tới nặng, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây suy giảm estrogen

Nguyên nhân không do bệnh lý

  • Tập thể dục quá mức (thường gặp ở những vận động viên chuyên nghiệp)
  • Gặp chứng rối loạn ăn uống
  • Phụ nữ trên 40 bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh

Nguyên nhân bệnh lý

  • Do các bệnh lý ở buồng trứng – tử cung, như: suy buồng trứng sớm, hội chứng buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng… (estrogen được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng. Vì vậy, bất cứ điều gì ảnh hưởng đến buồng trứng sẽ đều ảnh hưởng tới nồng độ estrogen)
  • Suy giảm hoạt động ở tuyến yên
  • Bị hội chứng tớc-nơ
  • Bị bệnh thận mãn tính
  • Gia đình có tiền sử về các bệnh nội tiết tố
  • Thực hiện các phẫu thuật ở tử cung – buồng trứng (như phẫu thuật cắt buồng trứng, cắt tử cung,…)
  • .v.v.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây suy giảm estrogen (Ảnh minh họa)

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây suy giảm estrogen (Ảnh minh họa)

Cách khắc phục tại nhà

Ăn các loại thực phẩm giàu phytoestrogen

Phytoestrogen hoạt động như một chất thay thế estrogen trong cơ thể và xuất hiện tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Tiêu biểu có thể kể tới là:

  • Các loại đậu: đậu nành, đậu Hà Lan, đậu pinto và đậu lima
  • Trái cây: quả nam việt quất, mận, quả mơ
  • Thảo mộc: oregano, cây xô thơm, cam thảo
  • Các loại ngũ cốc
  • Hạt lanh
  • Rau: bông cải xanh và súp lơ

Xem thêm:

Thể thao đều đặn

Tập thể dục quá mức có thể làm giảm nồng độ estrogen. Nhưng luyện tập vừa phải, phù hợp với sức khỏe bản thân sẽ làm tăng sức khỏe tổng thể, đồng thời giúp hệ thống nội tiết hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, nó còn có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ và tăng tuổi thọ.

Vì thế, bạn nên lựa chọn cho mình một bộ môn phù hợp và luyện tập đều đặn. Nếu quá bận rộn, bạn có thể chỉ cần vận động khoảng 30 phút mỗi ngày.

tang-nong-do-estrogen

Luyện tập phù hợp làm tăng sức khỏe tổng thể, đồng thời giúp hệ thống nội tiết hoạt động tốt hơn (Ảnh minh họa)

Bỏ thuốc

Hút thuốc có thể có tác động tiêu cực đến hệ thống nội tiết, hạn chế khả năng sản xuất estrogen của cơ thể. Đặc biệt, với phụ nữ, hút thuốc còn làm tăng nguy cơ vô sinh và gây mãn kinh sớm.

Giảm tiêu thụ đường

Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm mất cân bằng hormone trong cơ thể. Vì thế, bạn nên giảm tiêu thụ đường bằng cách:

  • Hạn chế ăn các loại đồ ngọt;
  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt;
  • Không uống nhiều các loại nước ngọt, nước có ga.

Uống cà phê

Theo một số nghiên cứu, phụ nữ uống 2 tách cà phê (200 mg caffeine) mỗi ngày có mức estrogen cao hơn so với phụ nữ không uống. Nhưng bạn cũng nên biết rằng, mặc dù caffeine có thể làm tăng nồng độ estrogen, nhưng nó không làm tăng khả năng sinh sản. Và nếu bạn đang cố gắng tăng estrogen để rụng trứng, cà phê sẽ không giúp ích cho vấn đề này.

Lưu ý: Bạn nên uống cà phê và các loại đồ uống chứa caffein trong chừng mực. Bạn không nên tiêu thụ hơn 400mg caffeine mỗi ngày.

tang-estrogen-tu-nhien

Phụ nữ uống 2 tách cà phê (200 mg caffeine) mỗi ngày có mức estrogen cao hơn so với phụ nữ không uống (Ảnh minh họa)

Uống trà

Một số loại trà thảo dược được chứng minh có thể làm tăng nồng độ estrogen hoặc giúp làm giảm các triệu chứng suy giảm estrogen. Đó là:

  • Trà đen và xanh. Hai loại trà này có chứa phytoestrogen.
  • Trà dong-quai (Angelica sinensis). Được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, loại thảo dược này có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Không sử dụng loại trà này nếu bạn đang uống thuốc làm loãng máu, như warfarin.
  • Cỏ ba lá đỏ. Chứa isoflavone, có thể giúp giảm các triệu chứng mãn kinh hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt.

Sử dụng TPCN

Để tăng cường estrogen một cách tự nhiên. Bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh.

Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh là sản phẩm được phát triển từ đề tài nghiên cứu về Sâm Tố nữ của PGS.TS.Nguyễn Thượng Dong – nguyên viện trưởng Viện Dược liệu. Sản phẩm có chứa phytoestrogen từ củ Sâm tố nữ, chiết xuất theo quy trình chiết xuất của Viện hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, tối ưu hàm lượng hoạt chất của của Sâm tố nữ cao nhất và tinh túy nhất.

Phytoestrogen trong củ Sâm Tố Nữ được chứng minh là giúp bổ sung nội tiết tố nữ an toàn và hiệu quả gấp 10.000 lần so với mầm đậu nành. Hơn thế nữa, các thành phần trong Sâm Nhung Tố Nữ đều được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chuẩn sạch theo tiêu chuẩn GACP của Tổ chức Y tế Thế giới.

Để tìm hiểu về sản phẩm, bạn có thể xem: TẠI ĐÂY

mk-sam-to-nu-box-555x370

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu các biện pháp tự nhiên không giúp làm giảm các triệu chứng estrogen thấp, bạn nên đến bác sĩ.  Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh và thảo luận với bạn về các phương pháp điều trị tốt hơn.

Kết luận

Estrogen là hormone giới tính quan trọng với phụ nữ. Khi estrogen suy giảm, nó có thể gây ra một loạt

Thực phẩm chức năng, vitamin và khoáng chất, và bổ sung thảo dược là những cách tự nhiên để tăng cường estrogen trong cơ thể.

Nếu các phương pháp tự nhiên không đủ để tăng mức estrogen của bạn, hãy đến bác sĩ để thảo luận về các lựa chọn điều trị khác, chẳng hạn như liệu pháp thay thế hormone.

Nguồn bài viết:

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image