Đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì?

Đi ngoài ra máu hay còn gọi là đi cầu ra máu khiến người bệnh mất máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và làm phát sinh nhiều loại bệnh như: suy nhược cơ thể, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, vàng da… Vậy người bệnh nên ăn gì và kiêng gì khi bị đi ngoài ra máu?

Đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Đi ngoài ra máu có thể gây nguy hiểm hoặc không gây nguy hiểm tùy vào các dấu hiệu, triệu chứng của nó.

Trường hợp không gây nguy hiểm

Đi ngoài ra máu không gây nguy hiểm khi tình trạng chảy máu với số lượng ít và bệnh tự khỏi sau khoảng 2 – 3 ngày xuất hiện. Đây được coi là triệu chứng thông thường, có thể do những thay đổi đột ngột trong sinh hoạt hoặc do người bệnh ăn phải đồ ăn lạ gây ra.

di-ngoai-ra-mau (2)

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh

Trường hợp gây nguy hiểm

Đi ngoài ra máu gây nguy hiểm khi mức độ bệnh nặng dần và kéo dài không tự khỏi, số lượng máu mất đi nhiều trong mỗi lần rặn đại tiện. Lúc này, đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu báo hiệu nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau mà chủ yếu là các bệnh về trực tràng – hậu môn như:

  • Bệnh trĩ : với hai trường hợp thường gặp nhất là bệnh trĩ nộitrĩ ngoại.
  • Bệnh viêm loét đại tràng.
  • Ung thư đại trực tràng.
  • Polyp hậu môn
  • Nứt kẽ hậu môn
  • Kiết lị

Các bệnh này đều có triệu chứng đi ngoài ra máu và số lượng máu chảy nhiều hay ít phụ thuộc vào từng loại bệnh khác nhau. Mời bạn tham khảo chi tiết từng loại bệnh cps thể gặp phải khi xuất hiện dấu hiệu đi cầu ra máu:

Người bệnh đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì?

Bổ sung các thực phẩm ăn uống giúp cơ thể tái tạo máu là cách phục hồi lại lượng máu nhanh và an toàn, tự nhiên nhất. Dưới đây là một số loại thức ăn tốt cho người bị đi ngoài ra máu, hãy cùng tham khảo nhé:

Đi ngoài ra máu nên ăn gì?

rau-xanh-chat-xo

Rau xanh

Rau xanh và chất xơ

Rất nhiều loại rau có tác dụng nhuận trường, giảm trường hợp táo bón rất tốt, cơ bản như Rau diếp cá, mồng tơi, rau má, rau khoai lang, rau đay, rau sam, rau cần…Thêm vào đó, những loại củ quả cũng như hạt có tỷ lệ chất xơ cao như khoai lang, củ cải, cà rốt, bơ, đu đủ, bưởi, thanh long, hạt đậu đen, vừng đen… Sẽ hỗ trợ tốt cho người mắc táo bón, trĩ, giúp đại tiện dễ dàng hơn.

Thực phẩm chứa nhiều sắt

Sắt là nguyên tố vi lượng tác động giúp cơ thể tổng hợp vài tái tạo phục hồi lượng máu đã mất khi đi đại tiện. Một số thực phẩm chứa nhiều sắt phải kể đến như: thịt bò, cá hồi, cá chích, tôm, cua và các loại hải sản, tim lợn, tim gà, bầu dục bò, trứng…

Thực phẩm chứa nhiều Vitamin C

qua-kiwi.

Kiwi chứa hàm lượng vitamin C dồi dào

Vitamin nổi tiếng là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó còn giúp cơ thể được thanh nhiệt hơn, tăng cường sức đề kháng, rất cần thiết nếu bạn đang mắc rách niêm mạc, chảy máu ở hậu môn, trực tràng.

Các dòng giàu vitamin cơ bản phải bổ sung bao gồm: cam, chanh, bưởi, kiwi, lê, xoài, đào, ổi…

Thực phẩm chứa nhiều magie

Magie là một khoáng đa lượng tối cần cho cơ thể vì góp mặt trong nhiều chuyển hóa quan trọng. Đặc biệt magie còn hỗ trợ giúp tăng cường nhu động ruột, giúp đại tràng thực hiện chức năng tiêu hóa trơn tru hơn.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều magie như: các loại rau xanh: súp lơ xanh, rau dền, rau bina, bí đỏ, …; các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt, hạt và quả hạch đặc biệt là hạnh nhân) và một số loại sữa tươi, sữa thanh trùng…

Uống đủ nước

uong-nuoc-loc

Nước lọc rất tốt cho việc phòng và điều trị đi ngoài ra máu

Khi thiếu nước, ruột già sẽ tăng cường hấp thu nước từ phân vào máu, làm cho phân càng khô cứng. Điều này khiến tình trạng táo bón xảy ra nặng nề hơn, người bệnh cần nhiều lực rặn khiến máu chảy nhiều hơn, tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy, uống đủ nước(từ 1,5 – 2 lit nước lọc/ngày) là thói quen rất tốt giúp người bệnh điều trị và phòng ngừa đi cầu ra máu.

Thực phẩm giàu Rutin

Rutin là một hợp chất flavonoid tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức bền tĩnh mạch rất tốt. Chính vì vậy, rutin thường được khuyên dùng trong trường hợp bị suy yếu mạch máu, các trường hợp chảy máu, tổn thương niêm mạc. Hoa hòe, lúa mạch, cam, bưởi, rau diếp cá, rau má, sung quả… là những thực phẩm dễ tìm được đánh giá có chứa lượng Rutin dồi dào.

Nguồn rutin dồi dào nhất hiện nay phải kể đến nụ hòe. Hoặc bổ sung rutin cho cơ thể từ nguồn thực phẩm sau: lúa mạch, kiều mạch, tam giác mạch, cam, bưởi, diếp cá, rau má…

Đi ngoài ra máu nên kiêng gì?

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, người bệnh cần lưu ý hạn chế một số thực phẩm không có lợi khi bị đi ngoài ra máu như:

do-an-chien-ran.

Nên tránh xa thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ được chiên đi chiên lại nhiều lần, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích chứa nhiều gia vị và dầu mỡ nên rất khó tiêu sẽ tạo ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa, táo bón thường xuyên không tốt cho bệnh đi ngoài ra máu.

Các loại đồ ngọt nhân tạo

Đồ ngọt nhân tạo như bánh kem, bánh ngọt, bánh gato, bánh bông lan ngọt… là các loại thực phẩm chứa chất ngọt tổng hợp lớn khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn và khiến chứng táo bón nặng hơn. Từ đó việc đi cầu khó khăn hơn và làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Các loại thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng

do-an-cay-nong

Thực phẩm cay nóng không tốt cho hệ tiêu hóa

Các món ăn hấp dẫn như: kim chi, lẩu cay, mì cay Hàn Quốc, mì cay 7 cấp độ, mì tôm và một số món ăn khác luôn thu hút người dùng nhưng đây cũng chính là các món ăn chứa nhiều loại gia vị gây nóng trong như: tiêu đen, ớt, tỏi, gừng, giềng, mù tạt, ngũ vị hương… làm dẫn đến tình trạng táo bón nặng.

Các loại đồ uống có gas

Các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia và các chất kích thích có hại: thuốc lá, cafe, trà đặc…

Xin đừng coi thường chứng đi cầu ra máu. Vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau mà nặng nhất có thể là bệnh ung thư.Người bệnh hãy chủ động thăm khám tìm bệnh và thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu đồng thời cải thiện sức khỏe.

Theo tracuusuckhoe.com

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image