Bệnh thoái hóa khớp – nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh thoái hóa khớp là căn bệnh không còn hiếm gặp trong cuộc sống ngày nay. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên – thời điểm mà cơ thể người bắt đầu thoái hóa và các khớp xương bắt đầu yếu dần. Hãy cùng tìm hiểu “tất tần tật” về bệnh thoái hóa khớp.

64

Hình ảnh thoái hóa khớp ở đầu gối

1. Bệnh thoái hóa khớp là bệnh gì?

Bệnh thoái hóa khớp là căn bệnh thường xảy ra ở độ tuổi trung niên và cao tuổi, khi mà các khớp xương bắt đầu xảy ra tình trạng lão hóa không còn chắc khỏe.

Thoái hóa khớp xuất hiện khi cơ thể người bị tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Đây là căn bệnh mạn tính.

Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng dần khiến cho khớp xương không thể vận hành trơn tru. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ chất khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, bắt đầu xuất hiện các vết nứt nhỏ.

Trong trường hợp nặng, sụn khớp có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương khiến cho các xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khi vận động làm người bệnh rất đau đớn, đi lại khó khăn.

2.Biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp

Đau nhức các khớp xương

Biểu hiện rõ ràng nhất của thoái hóa khớp là đau nhức, đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp. Cơn đau thường âm ỉ và đau nhiều hơn vào buổi tối. Khớp có cảm giác bị cứng lại sau khi nghỉ ngơi, nhưng thường là sẽ giảm sau một vài phút vận động.

Thoái hóa khớp càng nặng thì cảm giác đau hoặc cứng khớp càng dai dẳng hơn. Khớp có thể bị sưng, các cơ xung quanh trở nên mỏng, yếu đi gây hạn chế vận động với người bệnh. Ngoài ra, bệnh còn chịu tác động từ bên ngoài môi trường rất nhiều, ví dụ: khi thay đổi thời tiết, khi va chạm dù chỉ rất nhẹ… sẽ khiến cơn đau dữ dội hơn.

Biến dạng khớp

Khớp xương có các gai xương mọc thêm ở đầu xương, các đốt khớp phồng to bất thường, cột sống gù, vẹo, ngón tay trở nên gồ ghề, có thể cong…

Cơ thể bị hạn chế vận động

Người bệnh không thể hoạt động thoải mái, vì đau đớn nên không thể tự đi lại, không ngoảnh cổ được ra đằng sau, không cầm nắm được vật nặng…

Một số dấu hiệu khác

  • Bị teo cơ do ít vận động
  • Vận động phát ra những tiếng lục khục trong các khớp xương
  • Khớp xưng đau do tràn dịch khớp

3.Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp

Một số nguyên nhân gây thoái hóa khớp chủ yếu:

  • Do yếu tố tuổi tác: Khi con người bước vào độ tuổi trung niên, các khớp xương bị lão hóa nhanh chóng, tức là quá trình tái tạo sụn khớp chậm hơn nhiều so với quá trình phá hủy sụn khớp. Điều này làm cho các khớp xương mỏng và yếu gây ra thoái hóa khớp. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa từng người, mức độ chắc khỏe của sụn khớp khác nhau mà độ tuổi bị bệnh của từng người sẽ khác nhau.
  • Do các tác nhân bên ngoài: Việc bị chấn thương, u, loạn sản… hoặc người béo phì khiến các xương khớp phải chịu khối lượng đè nén quá lớn gây ra biến dạng khớp, là khởi đầu của sự phá hủy các sụn khớp.
  • Do các yếu tố bẩn sinh, di truyền.

Thoái-hóa-khớp-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-2

Hình ảnh khớp xương bị thoái hóa

4.Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp

Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp Y học hiện đại.

  • Dùng thuốc uống Tây y: Khi có các biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp, bạn hãy chủ động đến thăm khám bác sĩ và dùng thuốc Tây Y theo các chỉ định của bác sĩ để sớm cải thiện bệnh.
  • Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật: Tùy vào tình trang bệnh, nếu tình trạng bệnh nặng bác sĩ sẽ cân nhắc để bạn lựa chọn phương pháp phẫu thuật như: nội soi khớp, đục xương chỉnh trục hoặc thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối. Tuy nhiên, phẫu thuật có những hạn chế nhất định như: có thể để lại các di chứng hậu phẫu, có thể phải phẫu thuật lần tiếp khi bệnh tái phát.

Điều trị thoái hóa khớp theo y học cổ truyền

  • Chữa thoái hóa khớp theo Y học cổ truyền bằng một số phương pháp cổ truyền như: bấm huyệt, châm cứu, chườm thuốc, đắp cao… tại vùng khớp bị thoái hóa.
  • Các bài thuốc Đông Y chữa thoái hóa khớp đều có thành phần từ các cây dược liệu. Theo kinh nghiệm dân gian lưu truyền, nhân dân sử dụng rất nhiều các bài thuốc có thành phần từ cây Dây Đau Xương chữa thoái hóa khớp rất hiệu quả. Việc dùng những phương pháp đông y dân gian là giải pháp điều trị bệnh được người Việt ưa thích hơn cả bởi tính hài hòa, khả năng điều trị bệnh triệt để và lành tính của thảo dược.
  • Tuy nhiên dùng thuốc đông y trị bệnh thường không mang hiệu quả ngay lập tức mà cần thời gian để thuốc ngấm và phát huy công dụng. Vì vậy người bệnh cần có sự kiên trì trong quá trình chữa bệnh để đạt được hiệu quả mong muốn.

5.Phương pháp phòng tránh bệnh thoái khóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp là một quy luật tự nhiên ai cũng phải trải qua chỉ là thời gian khác nhau. Vì vậy chúng ta cần lưu ý một số yếu tố sau để phòng tránh, đẩy lùi bệnh thoái hóa khớp:

Tạo cuộc sống khoa học, tích cực.

  • Có chế độ ăn uống hợp lí, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhất là canxi, vitamin A,D, E..và chất sơ. Dành thời gian tập thể dục hoặc có chế độ luyện tập thể thao hợp lí để tăng cường sự dẻo dai của xương và các khớp xương.
  • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lí sau những giờ làm việc căng thẳng, tránh stress, mệt mỏi.
  • Tư duy lạc quan, cách nghĩ, cách sống thoáng, tránh sự tiêu cực, bi qua trong cách nghĩ.

Lao động vừa tầm sức khỏe.

Người bệnh cần biết lượng sức khỏe của mình, hạn chế tối đa mang vác quá sức khỏe để các tránh các khớp xương chịu áp lực nặng.

Giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết

 

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image