Tìm hiểu về 7 loại nội tiết tố nữ chính

Nữ giới có 7 loại nội tiết tố chính liên quan chặt chẽ đến việc sinh sản, dậy thì, chu kì kinh nguyệt, mang thai và nhiều hơn thế nữa. Trong bài viết này chúng ta cùng thảo luận về các loại hormone giới tính nữ này và vai trò của chúng trong cơ thể.

Nội tiết tố nữ là gì?

noi-tiet-to-nu-la-gi1

Nội tiết tố hay hormone là các chất hóa học trong cơ thể, chúng được giải phóng vào máu sau khi sản xuất và di chuyển đến các mô hoặc cơ quan để giúp các bộ phận này thực hiện đúng chức năng. Có nhiều loại hormone khác nhau, mỗi loại lại ảnh hưởng đến một tiến trình trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Tăng trưởng và phát triển;
  • Trao đổi chất;
  • Chức năng tình dục;
  • Sinh sản;
  • Điều hòa tâm trạng;
  • .v.v.

Nội tiết tố nữ hay hormone nữ, hormone nội tiết nữ, hormone giới tính nữ,… là những nội tiết tố được sản xuất chủ yếu hoặc chỉ sản xuất ở nữ giới. Các hormone giới tính nữ này thúc đẩy sự phát triển, sinh sản, sinh lý và có những ảnh hưởng lớn đến suốt cuộc đời người phụ nữ.

7 loại nội tiết tố nữ cơ bản

Trong cơ thể nữ giới có rất nhiều loại hormone nội tiết, chúng cùng nhau hoạt động một cách nhịp nhàng và cân bằng để cơ thể phát triển đúng hướng. Dưới đây là 7 loại hormone nữ tiêu biểu và quan trọng:

Estrogen

nhung-dieu-can-biet-ve-noi-tiet-to-nu-02

Estrogen là nội tiết tố nữ quen thuộc nhất. Đây là tên gọi chung của một nhóm các nội tiết tố khác nhau, gồm:

  • Estradiol (E2) hoạt động ở tuổi dậy thì và trong những năm sinh sản;
  • Estriol (E3) được sản xuất trong thai kỳ;
  • Estrone (E1) là estrogen sau mãn kinh.

Ở phụ nữ, estrogen được sản xuất chủ yếu bởi buồng trứng, một số ít ở tuyến thượng thận và tế bào mỡ. Estrogen tham gia vào rất nhiều quá trình phát triển, sinh lý, sắc đẹp của người phụ nữ, tiêu biểu là:

  • Tác dụng lên cơ quan sinh dục nữ, giúp cơ thể nữ giới trưởng thành về mặt tình dục: làm niêm mạc tử cung dày lên trước khi rụng trứng; gây ra những biến đổi có chu kì của cổ tử cung, của âm đạo; tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào tử cung; giúp nhau thai phát triển;…
  • Tác dụng lên tuyến vú: làm các ống dẫn tuyến vú phát triển giúp vú to lên trong giai đoạn dậy thì; làm quầng vú sậm màu hơn;…
  • Tác dụng lên phái tính thứ phát của người phụ nữ: tạo hình dáng người phụ nữ: vai nhỏ, hông to, mỡ đóng ở vú và mông; thanh quản giữ nguyên kích thước để giọng nói trong trẻo; tóc phát triển nhưng cơ thể ít lông;…
  • Các tác dụng khác: duy trì ham muốn tình dục; bảo vệ sức khỏe xương, tim mạch; duy trì vẻ đẹp làn da;…

☛ Tìm hiểu thêm: Nội tiết tố Estrogen có vai trò gì với sức khỏe phụ nữ

Progesterone

noi-tiet-to-nu-progesterone

Progesterone là một loại hormone buồng trứng khác .

Estrogen và progesterone là hai hormone quyết định chu kỳ kinh nguyệt. Trong khi estrogen chuẩn bị cho đầu chu kỳ kinh, thì progesterone đạt đỉnh vào nửa sau của chu kỳ. Nó làm dày niêm mạc tử cung trong trường hợp trứng được thụ tinh để chuẩn bị cho trứng về làm tổ. Sau khi trứng đã làm tổ, progesterone giúp hình thành nhau thai, cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu trứng không về làm tổ, mức progesterone sẽ giảm xuống để chuẩn bị cho chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Testosterone

Testosterone là một hormone nam giới những nó cũng được sản xuất ở nữ giới. Ở nữ giới, testosterone đóng góp vào việc điều chỉnh ham muốn tình dục.

Nếu quá nhiều testosterone trong cơ thể, phụ nữ có thể bị hội chứng chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Phụ nữ mắc PCOS thường gặp khó khăn trong việc thụ thai và khiến họ phát triển các đặc điểm nam tính, như: giọng nói trầm, tóc thưa hoặc rụng, mụn trứng cá,…

Chorionic Gonadotropin (HcG)

noi-tiet-to-nu-hcg

Chỉ có phụ nữ mang thai mới có hormone HcG. Hormone này được sản xuất bởi các mô sẽ trở thành nhau thai. Khi phụ nữ mang thai, mức sẽ HcG tăng dần cho đến tuần thứ 8 tới 10 của thai kì, sau đó giảm dần.

Chức năng của hormone HcG là:

  • Thúc đẩy sản xuất progesterone hoàng thể;
  • Hình thành mạch máu của tử cung;
  • Giúp tử cung phát triển sao cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi;
  • Thúc đẩy tăng trưởng và khác biệt của các cơ quan ở thai nhi;
  • Tăng trưởng và phát triển dây rốn;
  • Các thụ thể hCG ở đồi thị não, vùng dưới đồi và thân não có thể gây buồn nôn và nôn khi mang thai;
  • .v.v.

Hormone kích thích nang trứng (FSH)

Ở phụ nữ, FSH chịu trách nhiệm cho việc rụng trứng hàng tháng. Đây là một trong những hormone cần thiết cho sự phát triển của tuổi dậy thì và điều khiển chức năng buồng trứng ở phụ nữ.

Vào đầu chu kỳ kinh nguyệt, tuyến yên tiết ra FSH để kích thích các nang trứng, giúp trứng phát triển và chuẩn bị cho quá trình phóng thích.

Phụ nữ nếu thiếu hormone kích thích nang trứng sẽ dẫn đến sự phát triển không hoàn chỉnh ở tuổi dậy thì và chức năng buồng trứng kém (suy buồng trứng). Còn nếu thừa FSH, có thể dẫn tới hội chứng quá kích buồng trứng.

Những phụ nữ có lượng hormone luteinizing cao có thể bị vô sinh, bởi vì hormone ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh sản.

Hormone luteinizing (LH)

noi-tiet-to-nu-LH

Hormone luteinizing cũng được sản xuất bởi tuyến yên. Hormone này giúp kích hoạt sự rụng trứng hay chính là phóng thích trứng đã trưởng thành. Nếu thụ tinh xảy ra, hormone luteinizing sẽ kích thích hoàng thể, sản sinh progesterone để duy trì thai kỳ.

Dehydroepiandrosterone Sulfate (DHEA)

Hormone DHEA được sản xuất bởi tuyến thượng thận, tuyến sinh dục và não. Đây là một trong những steroid phổ biến nhất ở người.

DHEA có rất nhiều vai trò với phụ nữ, có thể kể tới là:

  • Đây là một estrogen yếu nhưng cũng có thể được chuyển hóa thành estrogen mạnh (estradiol) trong một số mô như âm đạo;
  • Qua quá trình trao đổi chất, nó biến đổi thành androstenedione rồi tiếp tục chuyển thành testosterone, từ đó giúp tăng cường khả năng tình dục và giảm triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ;
  • Bảo vệ tế bào thần kinh khỏi độc tố và ngăn ngừa tế bào chết sau khi bị thương như đột quỵ;
  • Điều chỉnh tâm trạng;
  • Tác động tích cực lên khả năng ghi nhớ, tập trung;
  • .v.v.

Dấu hiệu mất cân bằng hormone nữ

Các triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết tố phụ thuộc vào tuyến và nội tiết tố bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các dấu hiệu phổ biến thường thấy là:

  • Tăng cân hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Đổ mồ hôi nhiều không phải do hoạt động;
  • Khó ngủ;
  • Nhạy cảm với nóng và lạnh;
  • Da khô ráp, sạm màu, đồi mồi, tàn nhang;
  • Huyết áp không ổn định;
  • Thay đổi nhịp tim;
  • Xương giòn, yếu, dễ gãy;
  • Hay cáu kỉnh hoặc lo lắng, buồn rầu;
  • Mệt mỏi kéo dài dù đã ngủ đủ giấc;
  • Đau đầu;
  • Suy giảm ham muốn tình dục;
  • Tóc thưa, mỏng, dễ gãy rụng;
  • Khô âm đạo;
  • Giọng nói trầm;
  • Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm;
  • Chu kì kinh không đều;
  • Vô kinh hoặc kinh thưa;
  • .v.v.

Nên làm gì?

Nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết tố có thể là do bạn đang ở những giai đoạn tự nhiên của cuộc đời, như: dậy thì, mang thai, sinh con, tiền mãn kinh, mãn kinh. Nhưng cũng có thể do các điều kiện y tế như: bị hội chứng PCOS, bị suy buồng trứng sớm, phơi nhiễm môi trường độc hại, nhiễm xenoestrogen,…

Vì thế, nếu gặp các triệu chứng trên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị sớm, đúng.

☛ Tìm hiểu thêm: Rối loạn nội tiết ở nữ giới: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Kết luận

Có rất nhiều nội tiết tố nữ khác nhau, mỗi loại lại có những vai trò riêng song tất cả đều hiệp đồng với nhau để nhằm duy trì sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý cho nữ giới. Vì thế, nếu gặp bất kì triệu chứng rối loạn nội tiết tố nào, chị em nên quan tâm và đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image