Bệnh nổi mề đay, cách trị nổi mề đay hiệu quả

Nổi mề đay, mẩn ngứa khi thời tiết thay đổi là căn bệnh ngoài da xảy ra khá phổ biến ở nước ta. Bệnh có thể xuất hiện trên mọi đối tượng không kể tuổi tác. Vậy cách trị nổi mề đay hiệu quả có những cách nào?

nhan-biet-cac-trieu-chung-benh-viem-da-co-dia1

1.Bệnh nổi mề đay

Bệnh mề đay (hay còn gọi là bệnh mày đay) là bệnh di ứng ngoài da phổ biến và hay xảy ra nhất ở nước ta. Có tên gọi bệnh mề đay vì khi thay đổi thời tiết, nóng hoặc lạnh bất thường, một số những vùng da trên cơ thể sẽ bị nổi mẩn ngứa khó chịu, bìu cứng và xưng to hơn bất thường làm người bệnh phải chịu những cơn đau, ngứa kéo dài.

2. Triệu chứng nổi mề đay

  • Ngứa là triệu chứng nổi mề đay điển hình nhất. Bệnh mề đay gây ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Người bệnh có khi gãi đến chảy máu mà vẫn không có cảm giác đau mà chỉ có cảm giác ngứa, đồng thời tình trạng bìu cứng vùng da mề đay cũng nặng hơn.
  • Mề đay có vùng diện tích da bệnh khác nhau tùy vào cơ địa mỗi người. Có thể chỉ là 1, 2 nốt mề đay nhỏ, bé bé, nhưng cũng có khi lại là cả đám, mề đay cả vùng da bụng da lưng, chân, tay…
  • Vùng da bị mề đay sẽ nổi mẩn đỏ, có cảm giác da bìu cứng và sưng to, không được mềm mại như da bình thường.
  • Một số ít trường hợp, mề đay xuất hiện ở đường tiêu hóa gây cảm giác đau quặn bụng, tiêu chảy, buồn nôn…

3.Nguyên nhân bệnh nổi mề đay

Nguyên nhân bệnh nổi mề đay rất phức tạp. Nó hình thành do phản ứng của cơ thể khi gặp những điều bất thường như:

  • Thay đổi thời tiết nóng – lạnh, ăn đồ ăn lạ (thường là các đồ hải sản ốc, tôm, cua, cá..), dùng mĩ phẩm lạ làm cơ thể không thích ứng..
  • Do cơ thể tăng tiết tố Cholin
  • Yếu tố di truyền.

4. Cách trị nổi mề đay hiệu quả

Cách trị nổi mề đay bằng lá khế: Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện đã được lưu truyền lại từ thời xa xưa

  • Cách làm 1: Lấy lá khế tươi (số lượng tùy theo vùng da bị mề đay nhiều hay ít)  cho vào chảo rang nóng đến khi lá héo đi thì lấy lá chà nhẹ vào vùng da bị mề đay cho đến khi hết ngứa. Lưu ý, nên rang lá khế nóng vừa phải để khi chà sát không làm da bị bỏng.
  • Cách 2: Lấy lá khế tươi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi khoảng 10 phút. Sau đó dùng nước lá khế tắm hàng ngày cho tới khi khỏi

cong-dung-chua-noi-me-day-bang-la-khe

Cách trị nổi mề đay bằng lá khế

Cách trị nổi mề đay bằng đu đủ và giấm

  • Chuẩn bị: 100g đủ đủ già (còn xanh vỏ) sắt thành miếng nhỏ + 6g gừng tươi sắt miếng nhỏ + 100g giấm gạo
  • Cách làm: Cho hồn hợp trên vào nồi. Đun nhỏ lửa cho tới khi giấm cạn thì bỏ ra dùng.
  • Cách dùng: Có thế lấy 1 miếng vải xô mỏng, sạch cho hỗn hợp trên vào vải, quấn tròn và đem trườm vào vùng da bị nổi mề đay. Co thể sử dụng buổi sáng, tối hoặc ngay lúc bị mề đay để giảm các cơn ngứa

Cách trị nổi mề đay bằng đường phèn và gừng tươi

  • Chuẩn bị: 100g đường phèn + 50g gừng rửa sạch và thái sợi nhỏ + 1 chén nhỏ giấm gạo
  • Cách làm: CHo hỗn hợp trên và thêm 1 chén nước lọc vào nồi đun. Đun nhỏ lửa và đậy nắp nồi. Khi ước lượng còn khoảng nửa chén nước hỗn hợp thì chắt ra và pha thêm chút nước ấm để dễ uống hơn. Có thể làm ngày 2 lần. Nếu bạn làm gộp dùng cho cả ngày thì cần tăng gấp đôi nguyên liệu.

Cách trị nổi mề đay bằng thuốc Tây y:

Có thể tham khảo một số loại thuốc Tây y điều trị hiệu quả bệnh mề đay như:

  • Dùng thuốc kháng histamin như Fexofenadine 180 mg/ngày, Loratadin 10-20 mg/ngày hoặc Cetirizine 10-20 mg/ngày, có thể kết hợp với kháng thụ thể H2 (Cimetidin) hoặc dùng Doxepin trong trường hợp bệnh nhân bị mề đay nặng.
  • Prednisolon được chỉ định điều trị trong hội chứng phù mạch – mề đay dạng phù Quincke.
  • Khi bị mề đay, mà đặc biệt là mề đay mãn tính, hãy chủ động thăm khám bác sĩ và uống thuốc để điều trị mề đay nhanh nhất (vì bản thân chứng mề đay cấp tính đợi tự khỏi rất lâu và rất dễ dẫn đến biến chứng mề đay mãn tính).

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image