Nội tiết tố Estrogen có vai trò gì với sức khỏe phụ nữ

Bạn có biết, trong suốt cuộc đời một người phụ nữ, estrogen đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển sinh lý, sắc đẹp và sức khỏe của riêng phái đẹp. Vậy hormone này là gì, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Estrogen là gì?

estrogen-co-phai-cu-thieu

Estrogen là một nhóm các hormone khác nhau, gồm:

  • Estradiol: Còn được gọi là E2, nó xuất hiện ở phụ nữ giữa tuổi dậy thì và thời kỳ mãn kinh.
  • Estrone: Còn được gọi là E1. Trong những năm phụ nữ thuộc độ tuổi sinh nở, nó có nồng độ cao thứ hai sau E2. Khi phụ nữ mãn kinh, nồng độ hormone này sẽ giảm dần.
  • Estriol: Còn được gọi là E3. Là estrogen khi mang thai, nó được sản xuất để hỗ trợ nhau thai và sự phát triển của thai nhi.

Trong 3 dạng này, E2 được cơ thể sản sinh ra với số lượng nhiều nhất đồng thời cũng có tác dụng sinh học mạnh nhất. Tác dụng của E2 cao gấp 12 lần so với estron và cao gấp 80 lần so với estriol. Do đó estradiol là thành phần chính tạo nên tác dụng của estrogen. Estriol có tác dụng sinh học yếu nhất., nó là dạng chuyển hoá của estradiol và estrone.

Estrogen được tạo ra hầu hết ở buồng trứng, một lượng nhỏ ở tuyến thượng thận và tế bào mỡ. Phụ nữ thường có hàm lượng nồng độ Estrogen dao động trong khoảng 50 pg/ml – 400 pg/ml.

Ngoài việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, estrogen còn ảnh hưởng đến đường sinh sản, đường tiết niệu, tim và mạch máu, xương, vú, da, tóc, màng nhầy, cơ xương chậu và não. Các đặc điểm tình dục thứ cấp, chẳng hạn như lông mu và lông nách. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của estrogen với phái nữ ở phần tiếp theo.

Vai trò của nội tiết tố nữ estrogen

Dưới đây là những vai trò chính của estrogen đối với sức khỏe phái nữ.

Tác dụng lên cơ quan sinh dục nữ

Estrogen giúp các thành phần của cơ quan sinh dục nữ phát triển, gồm:

  • Làm tăng lượng máu tới tử cung, giúp tử cung phát triển bình thường và hoạt động tốt;
  • Làm nội mạc tử cung dày lên, các tuyến trong nội mạc tăng trưởng và phát triển;
  • Tạo ra những biến đổi có chu kì của cổ tử cung, âm đạo, từ đó hình thành nên chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ;
  • Tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng tồn tại, di chuyển và xâm nhập được vào tử cung. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ tinh và mang thai;
  • Hỗ trợ sự phát triển của nang trứng và làm tăng nhu động của vòi trứng để dễ dàng đón lấy trứng đã thụ tinh và đưa vào trong tử cung.
estrogen-la-gi

Estrogen giúp các thành phần của cơ quan sinh dục nữ phát triển (Ảnh minh họa)

Tác dụng lên tuyến vú

Chức năng của tuyến vú cũng được điều hòa bởi hormone estrogen.

Bước tuổi dậy thì, nồng độ estrogen tăng sẽ kích thích sự phát triển của mô tuyến vú ở phụ nữ, đồng thời làm vú tăng kích thước thông qua sự tích tụ của mô mỡ. Estrogen cũng làm quầng vú sậm màu hơn trong giai đoạn này. Song song với đó, progesterone (một loại homrone khác) thì kích thích sự phát triển của hệ thống ống dẫn trong vú.

Khi mang thai, các hormone sẽ tăng cường sự phát triển hơn nữa của tuyến vú, kích thích sản xuất sữa trong mô tuyến và đẩy sữa ra khỏi tuyến.

Chính vì vai trò này mà estrogen còn được gọi là hormone tăng trưởng của tuyến vú.

Tác dụng lên phái tính thứ phát của người phụ nữ

Phái tính thứ phát của phụ nữ chính là những đặc điểm xuất hiện ở tuổi dậy thì của phái nữ. Estrogen tác dụng để tạo nên những phái tính này, có thể kể tới là:

  • Phát triển kích thước của tuyến vú.
  • Tạo nên hình dáng người phụ nữ: vai nhỏ, hông to, tăng tích mỡ ở ngực và mông.
  • Thanh quản vẫn giữ tỷ lệ như lúc chưa dậy thì, giọng nói tần số cao;
  • Tóc mọc nhanh, lông tay chân ít hơn nam giới;
  • Mọc lông mu, lông nách.
vai-tro-cua-estrogen-voi-nguc

Estrogen tác dụng để tạo nên những phái tính thứ phát ở phụ nữ (Ảnh minh họa)

Duy trì ham muốn và khả năng tình dục

Estrogen ảnh hưởng lớn đến ham muốn tình dục. Khi cơ thể có đủ nồng độ estrogen, âm đạo sẽ được bôi trơn và mở rộng, giúp phụ nữ dễ dàng đạt khoái cảm và duy trì ham muốn.

Do sự dao động của nội tiết tố, nữ giới thường ở đỉnh điểm của ham muốn tình dục ngay trước khi rụng trứng. Đây cũng là lúc mà nồng độ estrogen tăng cao.

Bảo vệ xương

Estrogen giúp cơ thể hình thành hệ thống xương và giúp xương chắc khỏe. Bởi estrogen kết hợp cùng với vitamin D, canxi và các kích thích tố khác để tạo nên chu trình phá vỡ – tái tạo xương một cách hiệu quả.

Bước vào tuổi mãn kinh khi nồng độ estrogen bắt đầu suy giảm, quá trình tái tạo xương sẽ chậm lại trong khi quá trình phá hủy vẫn diễn ra như trước, điều này khiến phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao bị mất mật độ xương và dẫn tới loãng xương, xương dễ gãy. Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao gấp 4 lần so với nam giới, theo Phòng khám Cleveland.

estrogen-lam-xuong-chac-khoe

Estrogen giúp cơ thể hình thành hệ thống xương và giúp xương chắc khỏe (Ảnh minh họa)

Ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần

Estrogen được cho là đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của phụ nữ.

Khi nồng độ estrogen giảm đột ngộ trong máu và thời gian kéo dài, tâm trạng của nữ giới bị ảnh hưởng đáng kể: dễ cáu gắt, hay giận dỗi, tâm trạng thay đổi thất thường, lúc buồn, lúc vui,.v.v. Thậm chí còn có thể dẫn tới trầm cảm.

Điều này được nhận thấy rõ rệt trong sau khi phụ nữ sinh con, gần mãn kinh và sau mãn kinh.

Duy trì vẻ đẹp làn da

Trong nhiều năm nghiên cứu, người ta đã nhận ra rằng estrogen rất quan trọng trong việc duy trì làn da của con người. Chúng cải thiện chất lượng collagen dưới da, tăng độ dày của da và cải thiện việc cung cấp máu cho da.

Số lượng thụ thể estrogen khác nhau ở mỗi phần da trên cơ thể. Mức độ thụ thể cao nhất được tìm thấy trên da mặt, da đùi và da vú.

Một số nhà nghiên cứu hy vọng họ có thể sử dụng thông tin này để tạo ra các loại thuốc trị nám an toàn. Cơ chế hoạt động của thuốc sẽ là kích hoạt phản ứng làm sạm da ở estrogen, mà không kích hoạt các thay đổi khác trong cơ thể.

estrogen-va-da

Estrogen rất quan trọng trong việc duy trì làn da của con người (Ảnh minh họa)

Bảo vệ tim mạch

Bình thường, estrogen giúp cho mạch máu của bạn khỏe mạnh, giảm viêm, kiểm soát mức cholesterol. Từ đó, giúp bảo vệ tim mạch.

Khi cơ thể thiếu hụt estrogen, nguy cơ mắc bệnh tim và xơ vữa động mạch sẽ tăng lên. Đặc biệt, trong thời kỳ mãn kinh, khi tác dụng bảo vệ của estrogen không còn nữa, phụ nữ sẽ rất dễ mắc bệnh tim. Trên thực tế, các biến chứng của bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ mãn kinh.

Nồng độ estrogen có mãi cân bằng không?

Câu trả lời là KHÔNG.

Nồng độ estrogen sẽ thay đổi trong suốt cuộc đời của chúng ta, nó có thể tăng lên hay giảm xuống, khiến các homrone khác thay đổi theo, dẫn tới một tình trạng gọi là rối loạn nội tiết tố nữ. Sự thay đổi này diễn ra từ lúc còn trẻ đến tận khi về già, nó có thể gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu từ bên trong đến bên ngoài, cùng với đó là nguy cơ của hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của phái đẹp.

Nguyên nhân gây thay đổi nội tiết tố nữ có thể là do:

  • Bước vào các giai đoạn tự nhiên của cuộc đời: tuổi dậy thì, mang thai, sinh con, mãn kinh.
  • Mắc một số bệnh làm ảnh hưởng tới hệ thống nội tiết: U buồng trứng, mắc các bệnh về gan, cắt tử cung,…
  • Hóa trị liệu
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học
  • Ngủ không đủ giấc
  • Nhiễm xenoestrogen
  • .v.v.
thay-doi-noi-tiet-to-nu-1

Các hormone trong cơ thể được giữ ở mức độ phù hợp và tác động qua lại lẫn nhau, chỉ cần một trong các hormone thay đổi sẽ làm mất trạng thái cân bằng hormone của cơ thể (Ảnh minh họa)

Nên làm gì để cân bằng Estrogen?

Tuổi dậy thì (9-18 tuổi) 

Giai đoạn này buồng trứng mới bắt đầu hoạt động nên chưa có sự ổn định, dẫn tới hormone thường xuyên rối loạn, với biểu hiện dễ thấy nhất là chu kì kinh nguyệt không đều, rong kinh, thưa kinh. Vì thế bạn nên biết rằng, gần như tất cả những bất thường với chu kì kinh ở giai đoạn này đều là bình thường.

Để nội tiết tố nữ cân bằng trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và khoa học. Một số gợi ý của chúng tôi là:

  • Ăn các loại thực phẩm lành mạnh, nhiều rau và trái cây tươi. Đảm bảo ăn cân bằng, đa dạng giữa các nhóm thức ăn;
  • Uống đủ nước mỗi ngày;
  • Tránh xa các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chiên đi chiên lại;
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên. Đây chính là một trong những phương pháp tuyệt vời giúp cân bằng các kích thích tố trong cơ thể.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, bởi căng thẳng mệt mỏi chính là “kẻ thù” khiến nội tiết tố rối loạn.

Các loại thuốc giúp cân bằng nội tiết tuổi dậy thì luôn có sẵn, nhưng bạn đừng lạm dụng các loại thuốc này, bởi chúng tiềm ẩn những tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Hơn thế nữa, để sử dụng thuốc, bạn cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ.

can-bang-estrogen

Giiai đoạn này, bạn nên bắt đầu xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và khoa học (Ảnh minh họa)

Tuổi trưởng thành (18 – 35 tuổi)

Giai đoạn này là giai đoạn có rất nhiều thay đổi trong cuộc đời một cô gái, đây là lúc bạn nhận ra các vấn đề mới với nội tiết tố hoặc tiếp nối những rối loạn của tuổi dậy thì.

Để giải quyết tình trạng rối loạn nội tiết trong giai đoạn này, bạn vẫn cần chú ý nhiều tới chế độ ăn uống cũng như lối sống giống giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hơn tới việc tiêu thụ caffeine hay rượu, bởi chúng có thể làm suy giảm các vi chất dinh dưỡng, khiến tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Lưu ý rằng, nếu bạn gặp phải những triệu chứng bất thường trong giai đoạn này (như rong kinh kéo dài, không có chu kì kinh nguyệt, có các triệu chứng tiền kinh nguyệt nặng, khó thụ thai…), kèm theo những ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể.

Mang thai 

Việc rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt estrogen, thiếu hụt progesterone khi mang thai là vấn đề rất bình thường. Nó gây ra một loạt những rắc rối như: sưng phù, tăng cân,…

Để hạn chế vấn đề này, chúng tôi đưa ra một số lời khuyên tham khảo như sau:

  • Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống trước khi thụ thai khoảng 3 tháng, tốt nhất là 1 năm trước đó;
  • Có kế hoạch bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ;
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress;
  • Khám sức khỏe đầy đủ để phát hiện sớm các vấn đề, trong đó có rối loạn nội tiết.

Lưu ý rằng, rối loạn nội tiết khi mang thai là vấn đề khó dự đoán bằng các triệu chứng thông thường, vì thế bạn tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Việc mang thai và sử dụng thuốc cân bằng nội tiết là việc hết sức nguy hiểm, nếu sử dụng sai, không đúng, hậu quả để rất khó lường, ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

can-bang-estrogen-khi-mang-thai

Việc rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt estrogen, thiếu hụt progesterone khi mang thai là vấn đề rất bình thường (Ảnh minh họa)

Sau khi sinh nở

Nhiều phụ nữ hiểu và chuẩn bị rất tốt trước những thay đổi của cơ thể sau sinh. Nhưng, nhiều phụ nữ lại không hiểu được những điều này.

Sau sinh, sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ có rất nhiều thay đổi, chẳng hạn như: mệt mỏi, trầm cảm, rụng tóc, mụn trứng cá, tăng cân, da xuất hiện tàn nhang, đồi mồi,… Bản chất của tất cả những vấn đề này chính là do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ trước, trong và sau sinh. Đây là những vấn đề hết sức bình thường. Các triệu chứng đa phần sẽ giảm dần sau khoảng 6-8 tuần, một số triệu chứng thì vẫn sẽ tồn tại cho đến khi trẻ được cai sữa.

Để giảm nhẹ triệu chứng rối loạn nội tiết trong giai đoạn này, bạn nên:

  • Thời kì cho con bú, chỉ nên điều trị bằng các phương pháp tự nhiên (như ăn uống hay thay đổi lối sống), nếu các triệu chứng ảnh hưởng quá nặng nề tới chất lượng cuộc sống, bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
  • Sau khi trẻ cai sữa, bạn đã có thể sử dụng một số sản phẩm tự nhiên giúp cân bằng nội tiết. Nếu các triệu chứng nặng và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, bạn nên đi khám để được tư vấn sử dụng thuốc.

Giai đoạn tiền mãn kinh (35-45 tuổi)

Đây là giai đoạn mà không người phụ nào có thể tránh khỏi.

Với nhiều phụ nữ, họ không cảm thấy các triệu chứng mãn kinh ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của họ. Họ vẫn khỏe mạnh, da không có nhiều thay đổi, tình dục và tinh thần vẫn tốt. Nhưng nhiều phụ nữ lại gặp những rắc rối lớn, họ suy giảm ham muốn, khô âm đạo, nếp nhăn xuất hiện trên da, tóc hay bị rụng, tóc khô cứng. Nguyên nhân của tất cả những vấn đề này chính là do sự dao động biến thiên, lên xuống thất thường của estrogen trong giai đoạn này.

Giai đoạn này rất khó để đo chính xác nồng độ nội tiết tố. Vì thế, ngoài việc phải chú ý chế độ ăn uống và tập luyện thể thao, bạn cũng nên chủ động tìm hiểu và sử dụng thêm một số phẩm giúp bổ sung, cân bằng nội tiết, chẳng hạn như Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh.

Sâm Nhung Tố Nữ là sản phẩm được cố vấn bởi PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong (nguyên viện trưởng Viện Dược liệu). Thay vì sử dụng isoflavone trong đậu nành, Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh dùng phytoestrogen chuẩn hóa chiết xuất từ củ Sâm Tố Nữ, giúp bổ sung nội tiết an toàn hơn và mạnh hơn isoflavone trong đậu nành gấp cả ngàn lần. Ngoài ra, đây còn là sản phẩm duy nhất có chứa thành phần chiết xuất Nữ Lang, giúp giải quyết tốt nhất tình trạng mất ngủ, lo lắng, bồn chồn ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

can-bang-estrogen-khi-man-kinh

Giai đoạn này ngoài việc phải chú ý chế độ ăn uống và tập luyện thể thao, bạn cũng nên chủ động tìm hiểu và sử dụng thêm một số phẩm giúp bổ sung, cân bằng nội tiết (Ảnh minh họa)

Giai đoạn mãn kinh, sau mãn kinh (45 tuổi ++)

Sau tiền mãn kinh thì mãn kinh là giai đoạn tương đối suôn sẻ, bởi bạn đã không còn rụng trứng nữa và hormone đã cân bằng trở lại.

Tuy nhiên, do nồng độ nội tiết đã suy giảm hơn rất nhiều so với thời còn trẻ, bạn sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh như: loãng xương, tim mạch, xơ vữa động mạch, trầm cảm,…

Vì thế, để nâng cao chất lượng cuộc sống ở giai đoạn này, bạn vẫn cần duy trì chế độ tập luyện và tìm hiểu về chế độ ăn uống phù hợp với lứa tuổi. Cùng với đó, bạn vẫn nên tiếp tục dùng thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là thời điểm bạn cần quan tâm hơn tới hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, bởi chúng có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi tác.

Kết luận

Estrogen là hormone có liên quan đến mọi khía cạnh của phụ nữ, từ sức khỏe cho tới sinh lý và sắc đẹp. Vì thế, hãy chủ động tìm hiểu và quan tâm tới cân bằng hormone trong mỗi giai đoạn cuộc đời, điều này sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

Nguồn bài viết: estrogen.vn

Ý kiến của bạn

Responsive Menu Clicked Image