Việt Nam nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi của nhiều bệnh ngoài da phát triển trong đó có bệnh hắc lào. Bệnh hắc lào là môt căn bệnh do các vi nấm gây ra và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi.Vậy cách bệnh hắc lào tận gốc có những cách nào?
1.Bệnh hắc lào là bệnh gì?
Bệnh hắc lào hay còn được gọi dân gian là bệnh lác đồng tiền, chủ yếu do vi nấm cạn thuộc nhóm dermatophytes gây nên. Trong đó, thường có 3 loại hay gặp nhất là 3 loại trychophyton, microsporum và epidermophyton.
Hắc lào là một bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi độ tuổi khác nhau. Vì biểu hiện ban đầu của bệnh thường không nặng, không có gì nghiêm trọng nên người bệnh hay chủ quan, không chữa trị tận gốc khiến bệnh có cơ hội phát triển và lây lan nhanh.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh hắc lào
Vùng da bị hắc lào có dấu hiệu thường có những dấu hiệu nhận biết sau:
- Ngứa. Đây là biểu hiện đầu tiên và dễ nhận biết nhất. Người bệnh có cảm giác ngứa cả ngày, đặc biệt là vào buổi đêm khi đi ngủ. Tuy nhiên, nếu bị vào mùa đông, thời tiết lạnh và cơ thể ít thoát mồ hôi thì cảm giác ngứa sẽ dịu hơn.
- Nổi mẩn đỏ, trên bề mặt da thường xuất hiện các mụn nước li ti tập trung chủ yếu ở viền ngoài vì da tổn thương. Khi bóp các mụn nước sẽ thấy có dịch màu trắng đục chảy ra.
- Có hình tròn như hình đồng tiền (vì vậy nên có tên gọi khác là bệnh lác đồng tiền).
- Người bệnh để lâu không chữa trị, vùng da tổn thương sẽ lan rộng ra theo hình tròn đồng tâm. Khi loang rộng đến một diện tích nhất định, thì ở vùng da giữa (đã từng bị lan) lại xuất hiện tiếp các vòng tròn bé hơn có mụn nước li ti và thâm. Các vòng trong này sẽ đồng thời cùng phát triền và lan rộng đến các vùng da lân cận.
- Bệnh có thể xảy ra ở mọi vị trí trên cơ thể như: ngực, lưng, mông, chân, tay, bẹn, đùi, mặt, cổ…
3. Nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, đây là môi trường thuận lợi để bệnh hắc lào dễ gây bệnh. Các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh hắc lào do:
- Thường xuyên ra nhiều mồ hôi mà ít vệ sinh cá nhân.
- Thường xuyên bơi lội, tắm rửa, nghịch nước ở các ao hồ tù đọng, là nơi ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn, nấm gây bệnh.
- Đi rừng, sống trong môi trường ẩm thấp, thiếu ánh sáng mặt trời
- Bị lây gián tiếp thông qua việc ở chung, dùng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị bệnh hắc lào.
- Tiếp xúc da trực tiếp, có quan hệ tình dục với người đang bị bệnh hắc lào.
4.Cách chữa bệnh hắc lào
Cách chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian:
Dùng nhựa chuối xanh trị hắc lào: Đây là cách chữa bệnh hắc lào dân gian được cha ông ta truyền lại từ nhiều đời xưa
Cách làm: Lấy quả chuối tiêu xanh (chuối non vẫn còn trên cây thì càng tốt) bẻ cuống chuối rồi chà vào vết bị hắc lào. Vết hắc lào sẽ thâm và đóng vảy. Khi khỏi sẽ nên da non và chóc vảy ra.
Dùng vỏ gáo dừa: Dùng mảnh vỏ gáo dừa đốt cho chảy nhựa, sau đó dùng nhựa bôi vào vết hắc lào cho tới khi khỏi.
Dùng nước nghệ tươi: Nghệ tươi có tính sát khuẩn cao, đồng thời có khả năng tái tạo da nhanh chóng. Bạn chỉ cần dùng củ nghệ tươi, rửa sạch và giã lấy nước. Sau đó dùng nước nghệ tươi bôi lên vết hắc lào cho đến khi khỏi.
Dùng nhựa đu đủ xanh: Cách làm: Thái lát miếng đu đu cho chảy nhựa. Dùng nhựa đu đủ xanh chà sát vào vết hắc lào nhẹ nhàng. Kiên trì thực hiện cho tới khi khỏi hẳn.
Trên đây là những cách làm dân gian đã được cha ông ta lưu truyền từ đời xa xưa. Các phương pháp này có hiệu quả điều trị bệnh hắc lào rất nhanh nhưng nhược điểm là không điều trị tận gốc bệnh hắc lào được, làm bệnh hắc lào dễ tái phát và phát triển nhanh với mức độ nghiêm trọng hơn.
Cách chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp Tây y
Cách chữa bệnh hắc lào bằng thuốc tây y cần nhiều thời gian và tốn kém kinh tế hơn so với cách chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian. Tuy nhiên, ưu điểm lớn của thuốc Tây y là sử dụng tiện lợi, đơn giản và giúp điều trị dứt điểm, ngăn chặn bệnh hắc lào tái phát quay trở lại.
Bệnh hắc lào điều trị không khó, nhưng đòi hỏi người bệnh phải dùng thuốc kiên trì và sử dụng đúng thuốc.
Tình trạng bệnh nhẹ:
Khi bệnh mới có hoặc tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể sử dụng một số dạng thuốc bôi tại chỗ nhưng không gây lột da, không màu để chữa bệnh hắc lào như: một số dạng thuốc bôi có dẫn xuất của Imidazole như: Clotrimazole, Econazole, Miconazole… Lưu ý tránh dùng một số loại thuốc bôi có khả năng gây lột da cao như: ASA, BSA, BS… Vì những thuốc này sau khi điều trị có thể để lại sẹo thâm hoặc gây chàm hóa da rất mất thẩm mĩ.
Tình trạng bệnh nặng:
Nếu bệnh dùng thuốc bôi lâu ngày nhưng không có tiến triển, hoặc bệnh nặng, lây lan nhiều nơi trên cơ thể, thì cần dùng thuốc uống để chữa bệnh hắc lào dứt điểm. Một số dạng thuốc uống có thành phần ketoconazole, itraconazole… như: Griseofulvin, Fluconazole, Ketoconazole… để điều trị tận gốc bệnh hắc lào.
5.Biện pháp phòng tránh xà xử lí khi gặp bệnh hắc lào
- Nhanh chóng thăm khám bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ dẫn để điều trị bệnh.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như: bàn chải đánh răng, quần áo, khăn tắm, khăn rửa mặt… với người bị bệnh hắc lào
- Không tiếp xúc trực tiếp vào vùng da bị hắc lào để tránh lây các vi nấm gây bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh giường chiếu, chăn màn để các vi nấm không thể hoạt động.
- Quần áo của người bị bệnh hắc lào nên cho vào đun nước sôi ở 100 độ C để tiêu diệt toàn bộ vi nấm còn lại.
Ý kiến của bạn